Cách chăm sóc, vệ sinh sau khi cắt bao quy đầu

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Lê Hữu Tuấn

Phó Giám đốc chuyên môn

Việc biết cách chăm sóc sau khi cắt bao quy đầu có ý nghĩa vô cùng quan trọng quyết định đến thời gian hồi phục của tổn thương. Bên cạnh việc tìm hiểu về vấn đề vệ sinh, các quý ông cũng nên biết cách ăn uống, sinh hoạt sao cho hợp lý.

Cách chăm sóc sau khi cắt bao quy đầu

Cách chăm sóc sau khi cắt bao quy đầu
Sau khi cắt bao quy đầu, nam giới cần biết cách chăm sóc, vệ sinh vùng kín để tổn thương nhanh lành

1. Nghỉ ngơi nhiều

Sau khi cắt bao quy đầu, bệnh nhân cần nghỉ ngơi, hạn chế đi lại trong ít nhất là 1 ngày. Sau đó có thể quay trở lại với sinh hoạt thường ngày. Tuy nhiên cần tránh các hoạt động như:

  • Đi lại nhiều
  • Làm việc nặng
  • Chơi thể thao
  • Đạp xe đạp…

Gợi ý: Thông tin cần biết về cắt bao quy đầu bằng laser

2. Vệ sinh sau khi cắt bao quy đầu đúng cách

Việc vệ sinh cá nhân cũng như vùng kín sau khi cắt bao quy đầu cần được đặc biệt chú trọng bởi nó quyết định phần lớn đến thời gian hồi phục của “cậu nhỏ”. 

Trong giai đoạn hậu phẫu, việc vệ sinh cần được thực hiện một cách thận trọng, nhẹ nhàng tránh để “cậu bé” bị đau. Cần được thực hiện ít nhất là 2 lần trong ngày để đảm bảo bao quy đầu luôn sạch sẽ, không bị nhiễm khuẩn.

Bệnh nhân có thể dùng nước ấm, được pha một chút nước muối y tế hoặc dung dịch sát khuẩn do bác sĩ chỉ định để vệ sinh vùng kín, bắt đầu từ bao quy đầu rồi đến toàn bộ dương vật. 

Chú ý rửa tay sạch sẽ, cắt móng tay cho sạch sẽ, tránh làm mạnh tay khiến dương vật bị trầy xước và làm bao quy đầu bị tổn thương nghiêm trọng hơn.

Kết thúc quá trình rửa bao quy đầu, hãy lấy một cái khăn mềm nhẹ nhàng lau khô ráo hoàn toàn trước khi quấn băng gạc.

3. Cách thay băng hàng ngày sau khi cắt bao quy đầu

Cần chú ý một miếng băng gạc sử dụng không được lưu giữ lại quá lâu ở bao quy đầu. Mỗi ngày, nam giới nên thay băng khoảng 3 lần. Tần suất thay băng có thể tăng lên nếu như dịch tiết ra nhiều.

Cách thay băng hàng ngày sau khi cắt bao quy đầu
Nam giới cần thay băng gạc hàng ngày sau khi cắt bao quy đầu để phòng tránh bị nhiễm khuẩn

Các quý ông có thể tìm đến bệnh viện hay các trạm xá để thay băng hoặc tự thực hiện tại nhà. Cách thực hiện như sau:

Chuẩn bị:

  • Găng tay y tế vô trùng
  • Gạc vô khuẩn
  • Nước muối sinh lý Natri clorid 0,9%, cồn 70 độ
  • Dung dịch betadine
  • Xanh metylen hoặc thuốc đỏ hay thuốc tím
  • Băng keo y tế và kéo cắt

– Tiến hành thay băng:

  • Rửa tay sạch sẽ với xà phòng diệt khuẩn.
  • Bệnh nhân giữ tư thế ngồi để bộc lộ vết thương ở bao quy đầu ra ngoài. 
  • Nhẹ nhàng gỡ băng keo và lấy băng gạc cũ ra
  • Trường hợp gạc bị dính vào vết thương do dịch khô lại, có thể lấy nước muối sinh lý để làm ẩm rồi mới gỡ miếng gạc ra ngoài.
  • Thấm sạch dịch trên bao quy đầu nếu có rồi dùng bông gòn thấm thuốc sát trùng lau sạch khu vực tổn thương.
  • Đợi khô rồi đắp miếng gạc mới vào.

4. Mặc quần rộng rãi, thoải mái

Việc lựa chọn trang phục phù hợp cũng là cách bảo vệ bao quy đầu khỏi bị tổn thương, chảy máu khi cọ sát vào đũng quần.

  • Tránh mặc quần jean hay những loại quần có chất liệu thô chứng
  • Lựa chọn quần có kích cỡ rộng rãi.
  • Sử dụng quần có chất liệu mỏng, nhẹ, khả năng thấm hút mồ hôi cao.

Đọc thêm: Bao quy đầu chưa lột có quan hệ được không? Xử lý như thế nào? 

5. Kiêng quan hệ tình dục trong ít nhất 1 tháng

Sau khi cắt bao quy đầu, nam giới cần kiêng quan hệ tình dục trong ít nhất 1 tháng. Ngoài ra, các hoạt động đụng chạm cơ thể, đọc sách báo, xem phim nhạy cảm hoặc những việc làm có tính kích thích ham muốn trỗi dậy cũng cần tránh tuyệt đối.

6. Sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ

Để tránh bị nhiễm trùng và giảm cảm giác đau đớn, sau khi tiểu phẫu cắt bao quy đầu bác sĩ có thể kê đơn một số loại thuốc như thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau hay thuốc tiêu viêm. 

Sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ
Một số loại thuốc uống có thể được chỉ định cho người mới cắt bao quy đầu để giảm đau, chống viêm, ngăn ngừa nhiễm trùng

Tham khảo thêm:Dính bao quy đầu: Tình trạng này có nguy hiểm không? Cách xử lý

7. Xây dựng chế độ ăn uống phù hợp

– Kiêng ăn các thực phẩm khiến vết thương lâu lành:

  • Hải sản, đặc biệt là tôm cua: Chúng gây ngứa khi tổn thương lên da non và có thể sinh ra phản ứng dị ứng.
  • Rau muống: Ăn rau muống trong thời kỳ hậu phẫu có thể gây hình thành sẹo lồi.
  • Gia vị cay, đồ nếp: Chúng gây nóng trong và khiến tổn thương bị mưng mủ, lâu lành và để lại sẹo.
  • Thịt bò, trứng: Các thực phẩm này làm tăng nguy cơ hình thành sẹo thâm.
  • Đồ ngọt và các thức ăn nhiều dầu mỡ: Hàm lượng đường hay mỡ trong máu gia tăng đều ảnh hưởng đến quá trình tuần hoàn máu đến tổn thương. 
  • Bia, rượu, cà phê: Chúng không chỉ tương tác với một số loại thuốc tân dược mà còn khiến tổn thương lâu lành.

– Bổ sung các thực phẩm có lợi:

  • Thịt nạc lợn
  • Quả mọng
  • Ngũ cốc và các loại hạt
  •  Sữa và các sản phẩm từ sữa
  • Rau xanh
  • Cá béo
  • Nghệ, tỏi
  • Các thực phẩm có tính mát: Rau diếp cá, mướp đắng…

>> Tham khảo chi tiết: Cắt bao quy đầu kiêng ăn gì, bổ sung gì nhanh lành?

8. Theo dõi trong quá trình chăm sóc tại nhà

Nếu có các dấu hiệu bất thường dưới đây, hãy liên hệ ngay với bác sĩ hoặc quay trở lại bệnh viện:

  • Bao quy đầu bị chảy máu nhiều, chảy máu lâu và không thể cầm
  • Đau nhức nhiều
  • Tình trạng sưng viêm, phù nề dương vật kéo dài
  • Có dấu hiệu nhiễm trùng, làm mủ , lở loét bao quy đầu
  • Sốt cao kéo dài, sử dụng thuốc hạ sốt khó hạ
  • Dương vật tiết dịch có mùi hôi trong nhiều ngày liên tục sau khi cắt bao quy đầu.

Trên đây là cách chăm sóc sau khi cắt bao quy đầu bệnh nhân nào cũng cần phải tìm hiểu để có thể tự mình làm vệ sinh, thay băng cũng như duy trì được chế độ ăn uống sinh hoạt phù hợp trong thời kỳ hậu phẫu. 

Thông tin hữu ích liên quan

Chia sẻ:
Cảm nhận sau khi cắt bao quy đầu Cảm nhận sau khi cắt bao quy đầu của độc giả!
Nhiều nam giới quan tâm đến cảm nhận sau khi cắt bao quy đầu của những "người đi trước" để có sự chuẩn bị tinh thần khi thực hiện. Bài…
Bao quy đầu bị đỏ là bị gì? Cách chữa ra sao? Bao quy đầu bị đỏ có sao không? Cần làm gì?

Bao quy đầu bị đỏ là dấu hiệu của những bệnh lý nam khoa nguy hiểm. Bệnh nhân tuyệt đối…

Cắt bao quy đầu bao lâu lành? Sinh hoạt bình thường được? Cắt bao quy đầu bao lâu lành? Sinh hoạt bình thường được?

Cắt bao quy đầu bao lâu lành và sinh hoạt được bình thường là thắc mắc chung của nhiều bệnh…

Chi phí chữa viêm bao quy đầu Chi phí chữa viêm bao quy đầu – Theo tình trạng bệnh

Rất nhiều quý ông quan tâm đến mức chi phí chữa viêm bao quy đầu để có sự chuẩn bị…

Bao quy đầu dài (thừa) có sao không? Cách khắc phục

Bao quy đầu dài có thể gây trở ngại cho chuyện chăn gối và khiến nam giới phải đối mặt…

nứt bao quy đầu Nứt bao quy đầu – Đau rát: Cách xử lý, khắc phục nhanh

Nứt bao quy đầu là tình trạng rất nhiều nam giới gặp phải và than phiền. Nó không chỉ gây…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua