Đường tiết niệu là gì, nằm ở đâu? – Chức năng hệ tiết niệu

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần

Phó Giám đốc Chuyên môn

Người ta thường hiểu chung chung rằng đường tiết niệu là nơi đưa nước tiểu ra ngoài. Cách hiểu này có thể đúng nhưng chưa đủ. Việc hiểu đúng và đầy đủ đặc điểm của bộ phận này sẽ giúp bạn phòng tránh nhiều bệnh nguy hiểm.

Kiến thức về đường tiết niệu sẽ giúp bạn chủ động phòng ngừa nhiều bệnh nguy hiểm
Kiến thức về đường tiết niệu sẽ giúp bạn chủ động phòng ngừa nhiều bệnh nguy hiểm

Đường tiết niệu là gì?

Đường tiết niệu (hay còn gọi là hệ tiết niệu) là cơ quan giúp cơ thể thải ra ngoài những chất lỏng dư thừa, độc hại từ sự lưu thông máu. Cấu tạo hệ tiết niệu gồm: 2 thận, 2 niệu quản, 1 bàng quang và 1 niệu đạo.

Nguyên lý hoạt động của của hệ tiết niệu là: Thận bài tiết chất thải thành nước tiểu. Niệu quản vận chuyển nước tiểu từ thận tới bàng quang. Bàng quang lưu trữ nước tiểu, sau đó đưa nước tiểu xuống niệu đạo. Niệu đạo đưa nước tiểu ra ngoài thông qua lỗ tiểu.

Cấu tạo đường tiết niệu
Cấu tạo đường tiết niệu

1. Thận

Đây là bộ phận quan trọng nhất của đường tiết niệu. Thận nằm ở vùng bụng trên. Mỗi quả thận dài 12cm với 2 lớp mô. Thận là nơi tích lũy và lọc nước. Thận sản xuất 2 loại hormone có tên là calcitriol and erythropoietin. Đây là hai loại hormone đóng vai trò bài tiết chất thải thành nước tiểu.

Có khoảng 170ml dung dịch được thận lọc mỗi ngày và chuyển vào máu. Trong đó, chỉ có 1/100 lượng nước này đưa xuống bàng quang để thải ra ngoài.

2. Niệu quản

Niệu quản là ống dẫn nước tiểu từ thận xuống bàng quang. Niệu quản dài trung bình 25cm và có đường kính từ 2–4 mm. Chiều dài của niệu quản phụ thuộc vào chiều cao cơ thể và giới tính. Cấu tạo của niệu quản có 3 chỗ hẹp gồm: chỗ nối niệu quản – bể thận, chỗ niệu quản bắt chéo bó mạch chậu (eo trên) và chỗ ở trong thành bàng quang.

3. Bàng quang

Bàng quang (hay còn gọi là bọng đái) là một khối cơ có tính đàn hồi cao. Nơi đây dùng để chứa nước tiểu trước khi đưa ra ngoài. Dung tích bàng quang phụ thuộc vào độ tuổi, giới tính và thể trạng từng người. Người trưởng thành, dung tích bàng quang đạt khoảng 900-1500 ml. Ở người đàn ông, khi lượng nước tiểu trong bàng quang đạt từ 350-750ml sẽ thấy mắc tiểu. Còn với phụ nữ, con số này thấp hơn, khoảng 250-350ml.

4. Niệu đạo

Niệu đạo là ống dẫn nước tiểu từ bàng quang ra ngoài. Chiều dài của niệu đạo khác nhau do giới tính. Ống niệu đạo của nam dài khoảng 20cm, trong khi ở nữ chỉ dài khoảng 4cm. Đối với nam giới, niệu đạo còn là nơi đưa tinh dịch ra ngoài.

Vị trí của thận trong cơ thể
Vị trí của thận trong cơ thể

Vai trò của hệ tiết niệu

Đường tiết niệu không chỉ có chức năng đào thải lượng nước dư thừa ra ngoài. Nó còn nhiều chức năng quan trọng thông qua hoạt động của thận. Trong đó, chức năng quan trọng đầu tiên là lọc máu.

Quá trình lưu thông máu sẽ chảy qua 2 quả thận. Máu sẽ đi vào tiểu cầu thận, chất thừa thải sẽ ở lại và chảy vào trong bể cầu thận. Chất dinh dưỡng được thận lọc xong sẽ tuần hoàn khắp nơi và nuôi sống cơ thể.

Lượng chất thải chảy vào bể cầu thận có khoảng 90% là chất lỏng dư thừa, còn lại là chất độc hại, trong đó có ure và creatinin. Đây cũng là lý do vì sao nước tiểu thường khai và có màu vàng. Do đó, người ta có thể xét nghiệm tình trạng sức khỏe thông qua nước tiểu. Trường hợp bạn không đi tiểu được hoặc nước tiểu có màu lạ đều là dấu hiệu cơ thể gặp gặp vấn đề không ổn.

Với cấu tạo đặc biệt của hệ tiết niệu, khi cơ thể bài tiết nước tiểu ra ngoài cũng sẽ cuốn theo các vi khuẩn ra ngoài. Nhất là những vi khuẩn xâm nhập qua đường niệu đạo. Trong đó có cả vi khuẩn E. Coli – vi khuẩn gây viêm đường tiết niệu.

Bên cạnh chức năng lọc máu, hệ tiết niệu còn giữ vai trò điều hòa huyết áp. Mặc dù đây không phải là cơ quan cấu tạo nên hệ tim mạch nhưng thông qua hoạt động của thận, cơ quan này lại đóng vai trò điều hòa huyết áp rất hiệu quả. Các mạch máu ở thận sẽ tiết ra hoạt chất trung gian là men chuyển một cách vừa đủ. Nhờ đó huyết áp ổn định. Nếu chẳng may có một khối u nào đó chèn ép mạch máu của thận thì nó sẽ gây chứng tăng huyết áp.

Còn một chức năng vô cùng quan trọng không thể không kể đến của hệ tiết niệu là cân bằng nồng độ axit trong máu. Hầu hết các hoạt động trao đổi chất trong cơ thể đều thải ra axit. Không có các gốc axit thì cơ thể không thể sống được. Tuy nhiên, nhiều quá thì cơ thể sẽ bị ức chế quá trình chuyển hóa. Lúc này, thận đóng vai trò đào thải bớt và cân bằng lượng axit để duy trì sự sống.

Hệ tiết niệu không chỉ có chức năng loại bỏ chất thải dư thừa
Hệ tiết niệu không chỉ có chức năng loại bỏ chất thải dư thừa

Những dấu hiệu cảnh báo đường tiết niệu đang có vấn đề

Không quá khi nói hệ tiết niệu là “trung tâm tẩy rửa” của cơ thể. Nhất là trong bối cảnh các chất độc hại tràn lan và dung nạp một cách thụ động vào cơ thể. Điều đáng lưu tâm hơn, đây là một trong những cơ quan chịu nhiều tác động của môi trường bên ngoài, nhất là thói quen vệ sinh và sinh hoạt hằng ngày.

Khi đường tiết niệu có vấn đề, nó sẽ cảnh báo với bạn một hoặc nhiều triệu chứng sau đây:

  • Tiểu rắt và đau. Tình trạng này thường đi kèm với lượng nước tiểu ít. Đây là dấu hiệu cho thấy có thể bạn bị viêm đường tiết niệu.
  • Nước tiểu không có màu hanh vàng: đây là màu cho thấy cơ thể bạn bình thường. Nếu có bất kỳ màu nào khác thì đều là dấu hiệu cho thấy hệ tiết niệu đang có vấn đề không ổn. Nước tiểu có màu vàng sậm cho thấy cơ thể bạn đang thiếu nước. Trường hợp nước tiểu đục, có mủ và có mỡ thì rất có thể bạn đang mắc bệnh lậu, bệnh giang mai
  • Nước tiểu có lẫn máu cũng là dấu hiệu không bình thường. Có thể hệ tiết niệu đang bị tổn thương cơ học. Hoặc tệ hơn, có thể bạn bạn đang mắc bệnh sỏi thận, sỏi niệu quản, sỏi bàng quang và sỏi niệu đạo.
  • Tiểu đường, tiểu đạm: Chức năng lọc của thận được đánh giá là “siêu chuẩn xác”. Cho nên, bình thường sẽ không có đường hay đạm đi qua được thận để bài tiết ra ngoài. Nếu trong nước tiểu có đường hay đạm chứng tỏ thận của bạn đang có vấn đề. Rất có thể bạn đang bị tiểu đường hoặc các vấn đề liên quan đến tiểu cầu thận.

Ngoài ra, khi hệ tiết niệu có vấn đề, cơ thể sẽ còn gặp một số triệu chứng khác như: đau thắt cột sống, sốt và phù toàn thân…

Bạn đừng lơ là với các dấu hiệu cảnh báo sự bất ổn của đường tiết niệu. Nhất là khi các triệu chứng này kết hợp nhiều với nhau. Sự chủ quan và không điều trị sớm sẽ gây suy giảm chức năng của hệ tiết niệu, gây viêm nhiễm, suy thận và có thể ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng.

Khi đường tiết niệu có dấu hiệu bất thường, hãy cẩn thận với bệnh viêm đường tiết niệu
Khi đường tiết niệu có dấu hiệu bất thường, hãy cẩn thận với bệnh viêm đường tiết niệu

Để có đường tiết niệu khỏe mạnh

Để có một hệ tiết niệu khỏe mạnh, bạn có thể không cần dùng đến thuốc kháng sinh mà chỉ cần thực hành lối sống lành mạnh và ăn uống khoa học. Trong đó, việc đầu tiên bạn cần làm là uống nhiều nước.

Người ta nghiên cứu rằng mỗi ngày nên uống trung bình 2 lít nước để cơ thể hoạt động tốt. Lượng nước này bao gồm cả trong thức ăn. Bạn đừng chờ đến khi khát mới uống. Nhất là khi hoạt động thể dục, thể thao. Ngoài ra, nước ép từ các loại quả giàu vitamin C cũng rất tốt cho thận.

Một chế độ ăn uống lành mạnh sẽ giúp cơ thể không phải làm việc quá sức để giải quyết các chất độc hại và dư thừa mà bạn đưa vào. Bạn nên hạn chế tiêu thụ các đồ uống chứa chất kích thích như: cafe, bia, rượu, nước có gas… Việc ăn quá béo có thể gia tăng áp lực cho thận và dễ dẫn đến sỏi thận nên bạn cũng cần lưu ý.

Đường tiết niệu là nơi xử lý trực tiếp các chất thải. Do đó, bạn cần phải đặc biệt lưu ý giữ vệ sinh vùng kín cho thật tốt. Khi đi vệ sinh nên lau từ trước ra sau. Làm ngược lại có thể khiến vi khuẩn từ hậu môn xâm nhập vào niệu đạo và các bộ phận khác của hệ tiết niệu. Đối với nữ giới thì cần phải thận trọng hơn trong việc này vì khoảng cách từ hậu môn đến niệu đạo rất ngắn.

Vệ sinh vùng kín đúng cách để có hệ tiết niệu khỏe
Vệ sinh vùng kín đúng cách để có hệ tiết niệu khỏe

Cách giữ đường tiết niệu khỏe mạnh không khó. Tuy nhiên, vì một vài lý do nào đó mà hệ tiết niệu có vấn đề nhiều ngày không khỏi thì bạn nên nhanh chóng đến cơ sở y tế kiểm tra. Biết sớm nguyên nhân sẽ giúp bạn chữa trị hiệu quả và tránh các biến chứng không mong muốn.

Chia sẻ:
Sỏi đường tiết niệu – nguyên nhân, triệu chứng & điều trị

Sỏi đường tiết niệu là tình trạng xuất hiện các tinh thể kết tinh ở đường tiết niệu. Sỏi tiết niệu…

Mổ sỏi thận khi nào? Các phương pháp mổ và lưu ý

Mổ sỏi thận là phương pháp điều trị ngoại khoa có thể giúp loại bỏ viên sỏi một cách nhanh…

Bị sỏi thận có uống được mật ong không? Thông tin hữu ích

Sỏi thận có uống được mật ong không? Mật ong là một nguyên liệu tự nhiên với nhiều lợi ích…

tiểu buốt ra máu Tiểu buốt ra máu là bệnh gì, có nguy hiểm không?

Tiểu buốt ra máu là triệu chứng đáng báo động, có thể cảnh báo các bệnh lý nghiêm trọng. Dễ…

10 cách chữa viêm đường tiết niệu tại nhà đơn giản hiệu quả

Viêm đường tiết niệu là tình trạng viêm niệu đạo do vi khuẩn, gây ra các triệu chứng như tiểu…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua