Cách giảm sưng búi trĩ nhanh chóng, đơn giản bằng mẹo ngay tại nhà
Búi trĩ sưng viêm, nóng rát không chỉ gây ra cảm giác khó chịu, mà còn khiến khó khăn khi đi đại tiện cũng như sinh hoạt hàng ngày. Để cải thiện tình trạng này, bạn có thể áp dụng một số cách giảm sưng búi trĩ đơn giản như chườm lạnh, tận dụng thảo dược tự nhiên, ngâm nước muối ấm… ngay tại nhà.
Cách giảm sưng búi trĩ nhanh chóng tại nhà
Trĩ (lòi dom) là bệnh lý ở hậu môn – trực tràng phổ biến nhất. Bệnh xảy ra khi tĩnh mạch bị phình giãn do áp lực từ cân nặng và quá trình đào thải phân của đường ruột.
Bệnh không chỉ khiến hậu môn ngứa ngáy mà còn gây đau rát, chảy máu trong quá trình đại tiện. Ở những trường hợp đã xuất hiện búi trĩ, chúng có thể bị sưng nóng, gây đau nhức nghiêm trọng, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Dưới đây là một số mẹo có thể áp dụng:
1. Chườm đá lạnh làm co búi trĩ tự nhiên
Đá lạnh có tác dụng giảm sưng nóng và co mạch máu ở vùng hậu môn. Khi mạch máu co lại, lượng máu tuần hoàn về cơ quan này sẽ giảm đi, từ đó làm giảm hiện tượng sung huyết và đau nhức ở búi trĩ. Ngoài ra còn có tác dụng giảm ngứa ngáy và sát trùng nhẹ.
Trước khi thực hiện, bạn nên vệ sinh hậu môn với nước sạch để hạn chế viêm nhiễm. Sau đó có thể chườm lạnh từ 15 – 30 phút để giảm sưng búi trĩ và hạn chế mức độ cơn đau.
Tham khảo thêm: Kinh Nghiệm Chữa Bệnh Trĩ Hiệu Quả, Nhanh Khỏi Nhất
2. Ngâm nước muối ấm giúp giảm đau
Nước ấm có thể kích thích tuần hoàn máu và giảm hiện tượng ứ huyết ở hậu môn. Ngâm hậu môn với nước muối ấm giúp thư giãn cơ vòng hậu môn, giảm đau và thu nhỏ kích thước búi trĩ. Nước muối cũng có tác dụng sát trùng, giảm ngứa ngáy và hạn chế nguy cơ nhiễm trùng.
Cách thực hiện:
- Đun sôi khoảng 2 lít nước
- Sau đó đổ nước ra thau và cho thêm 3 thìa muối
- Đợi nước nguội bớt hoặc thêm nước lạnh vào
- Ngâm hậu môn cho đến khi nước nguội hoàn toàn
Bạn có thể ngâm nước muối ấm khi búi trĩ bị sưng nóng hoặc ngâm trước khi đi tiêu nhằm hạn chế nguy cơ đau rát, chảy máu trong quá trình đại tiện.
3. Đắp lá diếp cá
Lá diếp cá có vị cay nhẹ, hơi tanh, được sử dụng trong y học dân gian để giải độc, thanh nhiệt, sát trùng và giảm đau. Nghiên cứu y học hiện đại cho thấy hoạt chất Isoquercetin trong diếp cá có tác dụng tăng độ bền của thành mạch, hạn chế nguy cơ vỡ và xuất huyết búi trĩ.
Ngoài ra, diếp cá còn chứa nhiều chất xơ, giúp nhuận tràng và giảm nguy cơ táo bón. Cách thực hiện:
- Rửa sạch 1 nắm lá diếp cá tươi và để ráo nước
- Giã nát diếp cá sau đó đắp lên búi trĩ trong 20 phút
- Rửa lại với nước sạch
Ngoài ra, có thể bổ sung diếp cá vào chế độ ăn hàng ngày cũng có thể giúp thu nhỏ kích thước búi trĩ. Diếp cá giàu nước, khoáng chất và vitamin, kích thích nhu động ruột, làm mềm phân và giảm áp lực lên búi trĩ khi đại tiện.
Tham khảo thêm: Có nên cắt trĩ không? Khi nào cần cắt – Có nguy hiểm không?
4. Nghệ
Hàm lượng curcumin trong nghệ không chỉ có tác dụng tiêu viêm, mà còn thúc đẩy phục hồi các mao mạch bị tổn thương. Bên cạnh đó, nghệ còn có đặc tính kháng khuẩn và sát trùng, giúp ức chế các loại vi khuẩn gây nhiễm trùng búi trĩ. Được sử dụng làm cách giảm sưng búi trĩ tại nhà.
Cách thực hiện:
- Làm sạch 2 củ nghệ tươi
- Sau đó giã nát và đắp lên vùng hậu môn
- Để trong 15 – 20 phút và rửa lại với nước ấm
5. Sử dụng thuốc Tây Y
Với trường hợp búi trĩ sưng nóng và gây đau rát dữ dội, bạn có thể sử dụng thuốc điều trị để làm giảm triệu chứng cấp tính này. Tuy nhiên, không nên tự ý mua thuốc mà nên tham khảo ý kiến bác sĩ, lưu ý sử dụng đúng liệu trình để đạt được hiệu quả. Các loại thuốc thông dụng là:
- Thuốc bôi chứa hydrocortisone: Giúp giảm sưng búi trĩ, giảm hiện tượng ngứa ngáy và khó chịu ở vùng da xung quanh hậu môn.
- Thuốc bôi chứa lidocaine: Lidocaine là thành phần gây tê tại chỗ, có tác dụng giảm ngứa ngáy và đau nhức ở vùng hậu môn. Thuốc bôi chứa lidocaine thường phối hợp với hydrocortisone để tăng tác dụng giảm viêm ở búi trĩ.
- Thuốc bôi chứa dầu khoáng và oxide kẽm: Nhóm thuốc bôi này có tác dụng làm mềm niêm mạc hậu môn, giảm sưng nóng và đau rát do búi trĩ gây ra.
- Thuốc giảm đau thông thường: Với những trường hợp búi trĩ gây đau dữ dội, bạn có thể sử dụng thuốc giảm đau toàn thân như Acetaminophen, Ibuprofen, Diclofenac,… để cải thiện. Tuy nhiên, chúng chỉ có tác dụng giảm đau tạm thời, không nên lạm dụng.
- Thuốc làm bền mạch máu: Để giảm nguy cơ xung huyết và chảy máu ở búi trĩ, bác sĩ có thể kê toa các thuốc làm bền mạch máu như Hesmin, Daflon…
Tham khảo thêm: Bị trĩ khi mang thai 3 tháng cuối nguy hiểm không & Cách xử lý
6. Sử dụng thuốc Đông y
Thông thường, người bệnh thường chỉ tập trung vào Tây y để giảm triệu chứng sưng búi trĩ một cách tạm thời, chủ yếu bằng cách sử dụng kháng sinh để tiêu viêm.
Tuy nhiên, Đông y cung cấp các phương pháp đa dạng hơn, kết hợp uống – ngâm – bôi để xử lý bệnh từ gốc, ngăn chặn triệu chứng và phòng ngừa biến chứng hiệu quả.
Bên cạnh việc tìm kiếm giải pháp điều trị, người bệnh cũng cần nắm được cách phòng ngừa để bệnh không tái phát ngay trong chế độ ăn uống, sinh hoạt hằng ngày.
Các biện pháp phòng ngừa búi trĩ sưng viêm
Búi trĩ có thể sưng viêm và tăng kích thước nếu có chế độ ăn uống không khoa học, vận động mạnh, thừa cân – béo phì… Do đó, ngoài việc điều trị, bạn nên thực hiện các biện pháp phòng ngừa để có một cuộc sống khỏe mạnh.
Các biện pháp làm giảm nguy cơ sưng viêm và đau nhức ở búi trĩ:
- Bổ sung rau xanh và trái cây, hạn chế ăn quá nhiều đạm động vật.
- Uống đủ nước và cung cấp vitamin, khoáng chất từ nước ép trái cây, rau xanh…
- Hạn chế thực phẩm cay nóng, gia vị và thực phẩm chế biến sẵn.
- Tập trung vào thực phẩm tốt cho đường ruột như sữa chua, khoai lang, rau dền…
- Tập thể dục 15 – 30 phút/ ngày để tăng lưu thông máu và giảm ứ huyết ở búi trĩ.
- Thói quen đại tiện đều đặn để tránh phân ứ đọng và áp lực lên búi trĩ.
- Kiểm soát cân nặng bằng chế độ dinh dưỡng hợp lý và luyện tập đều đặn.
- Ngâm hậu môn với nước ấm trước khi đi đại tiện.
- Tuân thủ liệu pháp điều trị bệnh trĩ theo hướng dẫn của bác sĩ.
Các cách giảm sưng búi trĩ tại nhà không chỉ đơn giản mà còn mang đến hiệu quả cao. Tuy nhiên, bên cạnh việc áp dụng các phương pháp này, bạn nên thực hiện chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt khoa học, từ đó giúp ngăn chặn tiến triển phức tạp của bệnh.
Có thể bạn quan tâm:
- Bệnh trĩ thường gặp ở độ tuổi nào? Người trẻ có bị không?
- 10 Cách Chữa Bệnh Trĩ Bằng Cây Thuốc Nam Hiệu Quả
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!