Sỏi mật có mổ được không? Có khỏi hoàn toàn?

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Lê Hữu Tuấn

Phó Giám đốc chuyên môn

Sỏi mật không nguy hiểm nhưng lại gây ảnh hưởng đến sinh hoạt của người bệnh khi các cơn đau tái phát thường xuyên. Phương pháp mổ sỏi mật được nhiều người nhắc đến như một giải pháp điều trị hữu hiệu. Cụ thể sỏi mật có mổ được không, sau mổ bệnh có biến mất hoàn toàn hay còn nguy cơ tái phát? Bài viết sẽ làm rõ thông tin này.

Sỏi mật có mổ được không? Có khỏi hoàn toàn?
Sỏi mật có thể mổ được và phẫu thuật cũng là phương pháp điều trị được đánh giá cao nhất

Sỏi mật có mổ được không?

Sỏi mật hình thành từ tình trạng ứ đọng dịch mật. Thành phần chính của dịch mật là cholesterol, muối mật và axit mật, đảm nhiệm chức năng chính là tiêu hóa chất béo. Bình thường dịch mật có dạng lỏng, không đóng cặn, tuy nhiên khi thành phần dịch mật bị dư thừa cholesterol hoặc sắc tố mật, các chất này sẽ lắng đọng, kết tụ và hình thành sỏi.

Có 2 phương thức điều trị sỏi túi mật được áp dụng hiện nay là sử dụng thuốc và phẫu thuật. Trong đó các loại thuốc uống thuốc tan sỏi có tác dụng bào mòn sỏi nhỏ, chỉ áp dụng với những bệnh nhân mới ở thời kỳ đầu của bệnh. Sử dụng thuốc chữa sỏi mật thường không được đánh giá cao vì hiệu quả mang lại thấp, khó xử lý bệnh triệt để, tác dụng phụ trong khi dùng thuốc. Sau điều trị vẫn có thể tạo sỏi trong tương lai, do đó làm hạn chế kết quả về lâu dài.

Điều trị phẫu thuật có phẫu thuật lấy sỏi mật và phẫu thuật cắt bỏ túi mật hoàn toàn. Đối với phẫu thuật cắt túi mật được chỉ định cho những bệnh nhân bị sỏi mật mà túi mật viêm nhiễm nghiêm trọng, hoặc người tuổi đã cao và không cần thiết phải sử dụng đến mật nữa. Phương pháp mổ nội soi sỏi mật được đánh giá cao vì vết mổ nhỏ, ít đau sau mổ, hồi phục nhanh. Nếu như bệnh nhân được cắt túi mật, sau này không có nguy cơ tái phát.

Phẫu thuật nội soi sỏi mật được xem là phương pháp điều trị tương đối hiệu quả khi bệnh nhân xuất hiện các triệu chứng viêm túi mật. Tuy nhiên, chúng vẫn có thể để lại nhiều hậu quả tiêu cực. Người mắc bệnh sỏi mật nên cân nhắc kỹ lưỡng trước khi đưa ra quyết định mổ sỏi mật nếu nằm trong nhóm đối tượng bị cao huyết áp, xơ gan và mắc phải các vấn đề về gan. Tốt nhất bệnh nhân cần thăm khám trước để được bác sĩ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.

Khi nào thì nên mổ sỏi mật?

Phương pháp mổ sỏi mật chỉ được thực hiện khi bệnh nhân có biểu hiện viêm, đau nghiêm trọng. Bình thường sỏi túi mật không gây đau, không nguy hiểm nên bệnh nhân có thể sống chung hòa bình với bệnh. Hầu hết sỏi túi mật không gây triệu chứng (không đau, không nhiễm trùng…), vì thế bệnh nhân thường không nhận biết được mình mắc bệnh cho đến khi siêu âm tình cờ phát hiện có sỏi trong túi mật.

Sỏi mật có mổ được không?
Mổ sỏi mật có thể điều trị hiệu quả các dạng sỏi mật và khắc phục tốt hơn so với phương pháp điều trị bằng thuốc

Sỏi túi mật đôi khi gây ra các cơn đau bụng nhưng thời gian bị đau rất ngắn, tương tự như cơn đau dạ dày. Nếu như không bị đau bụng trên bên phải thì người bệnh vẫn có thể sinh hoạt làm việc bình thường. Trong chế độ ăn uống chỉ cần giảm lượng dầu mỡ, giảm các chất béo tạo gánh nặng hoạt động cho gan và thận. Nếu như sỏi túi mật không đau thì không cần phẫu thuật.

Các cơn đau sỏi mật nghiêm trọng hơn khi sỏi gây bít ống túi mật. Khi bị đau bụng trên bên phải bệnh nhân cần đến bệnh viện khám. Thực tế bệnh nhân bị sỏi mật có thể thực hiện mổ lấy sỏi bất cứ lúc nào, nhưng thông thường khi sỏi nhỏ và chưa có các triệu chứng, người bệnh chỉ cần đi khám đều đặn và uống thuốc tán sỏi kết hợp chế độ ăn uống, luyện tập thì vẫn có cơ hội hồi phục tốt. Những trường hợp bệnh nhân được chỉ định mổ sỏi gồm có:

  • Sỏi có kích thước trên 25mm, sỏi chèn ép mật và gây khó khăn cho hoạt động co bóp của túi mật.
  • Người bệnh thường xuyên tái phát những cơn đau bụng dữ dội do sỏi mật gây ra.
  • Sỏi gây tắc đường dẫn của ống mật chủ, bệnh nhân có biểu hiện đau thắt bụng, vận động kém.
  • Nguy cơ biến chứng nguy hiểm từ sỏi mật như viêm túi mật, viêm ống mật chủ, viêm tụy cấp
  • Khi bệnh nhân bị sỏi mật có kèm suy giảm miễn dịch.

Mổ sỏi mật có đau không và nguy cơ biến chứng

Phương pháp mổ nội soi sỏi mật có ưu điểm là: không đau, không gây mất máu, ít biến chứng, ngoài ra thời gian thực hiện phương pháp này cũng thấp hơn so với phương pháp mổ mở thông thường. Bệnh nhân được gây mê toàn thân trước khi thực hiện mổ sỏi nên người bệnh sẽ không cảm thấy đau, cơn đau sau khi điều trị cũng không đáng kể.

Sỏi mật có mổ được không?
Phẫu thuật sỏi mật có thể phát sinh biến chứng, trong đó sỏi mật có thể bị sót lại sau quá trình mổ sỏi

Quy trình thực hiện nội soi túi mật theo trình tự sau:

  • Bệnh nhân được gây mê toàn thân đầu tiên, nội soi thông qua rốn để bơm khí CO2 vào trong bụng. Bác sĩ sẽ cẩn thận đưa ống nội soi vào trong khoang bụng để hình ảnh nội tạng hiện lên rõ hơn. 
  • Bác sĩ sẽ tiến hành rạch tổng cộng là 3 vết mổ được thực hiện trong bụng, vết thứ nhất và thứ hai có kích thước từ 10 – 12 mm, vết rạch thứ 3 có đường kính 5 mm.
  • Thông qua hình ảnh quan sát, kết hợp với thao tác gắp sỏi ra khỏi đường dẫn mật và túi mật. sỏi sẽ được loại bỏ qua những vết rạch này.
  • Nếu bệnh nhân được chỉ định cắt túi mật, ở bước này bác sĩ sẽ thực hiện tiểu phẫu cắt túi mật và loại bỏ cơ quan này hoàn toàn khỏi cơ thể.
  • Sau khi hoàn tất, các vết rạch nhỏ sẽ được khâu lại và bệnh nhân có thể ra viện ngay trong ngày.

Mổ nội soi sỏi mật là một phương pháp an toàn, tuy nhiên vẫn có những nguy cơ rủi ro xảy ra trong quá trình mổ. Cụ thể là những vấn đề sau:

  • Khi bơm khí CO2 sau khi bơm vào thành bụng có thể khiến huyết áp tăng, nên đối với những người bị huyết áp cao hoặc bệnh tim, bệnh thận, bệnh nhân sẽ được theo dõi tình trạng sức khỏe 
  • Những tác dụng phụ thường gặp nhất là đau và mệt mỏi sau phẫu thuật. Trước tiên cần tránh các hoạt động nhẹ trong 2 ngày và hạn chế những hoạt động nặng trong khoảng 1 tuần.
  • Bệnh nhân có thể gặp phải tình trạng nôn và buồn nôn, điều trị bằng thuốc chống nôn granissteron trước khi phẫu thuật.
  • Biến chứng tổn thương ống mật gây tổn thương và rò rỉ dịch mật thường gặp sau mổ lấy sỏi. Để giảm thiểu tình trạng này, trước khi tiến hành bác sĩ sẽ thực hiện thủ thuật ERCP để phòng biến chứng.
  • Tình trạng sót sỏi chiếm khoảng 6% trường hợp sau khi phẫu thuật. Nếu như sỏi ở lại có thể gây ra tắc nghẽn, áp xe đường mật hoặc rò rỉ dịch mật, bệnh nhân sẽ được phẫu thuật mổ hở để lấy sỏi ra ngoài.

Đối với những bệnh nhân được phẫu thuật cắt bỏ túi mật, dịch mật được gan sản xuất sẽ được đưa thẳng xuống ruột non. Điều này gây ra những phản ứng mới mẻ ban đầu, bạn có thể bị chướng bụng, tiêu chảy, táo bón… Các triệu chứng này có thể hết sau vài tuần nên người bệnh không nên lo lắng.

Sỏi mật có tái phát sau phẫu thuật?

Theo nhận định của các chuyên gia bác sĩ, đặc tính của sỏi mật là dễ tái phát. Do đó chỉ trừ trường hợp bệnh nhân đã được phẫu thuật cắt sỏi mật thì bệnh mới không tái phát. Phổ biến nhất là sỏi cholesterol, trung bình có đến 1/3 số bệnh nhân tiếp tục hình thành sỏi mật sau phẫu thuật do không chú ý chăm sóc.

Đối với những bệnh nhân bị sỏi gan, nguy cơ tái phát hơn 50% từ 3-5 năm sau điều trị, lớn là do yếu tố cơ địa. Ngoài ra còn có những trường hợp tái phát sỏi trong vòng 6 tháng do trước đó bị bùn mật hoặc bị sót sỏi ở lần điều trị trước.

sỏi mật có tái phát không
Sỏi mật vẫn có khả năng tái phát sau phẫu thuật nếu bệnh nhân không xây dựng lại chế độ sinh hoạt, ăn uống

Bệnh sỏi mật có nguy cơ tái phát cao hơn ở những bệnh nhân bị rối loạn nội tiết tố, người đang sử dụng thuốc giảm mỡ máu hoặc bị nhiễm ký sinh trùng (giun chui ống mật, sán lá gan). Đối với sỏi cholesterol hình thành chủ yếu dựa trên lượng cholesterol dư thừa, thường gặp ở bệnh nhân tiểu đường, người bị gan nhiễm mỡ, ăn uống kém lành mạnh tạo điều kiện để sỏi đường mật dễ dàng tái phát.

Vị trí sỏi cũng là một trong những yếu tố thúc đẩy nhanh chóng quá trình tái phát sỏi sau điều trị. Đối với những loại sỏi hình thành trong gan (bao gồm ống gan phải, ống gan trái) rất khó điều trị triệt để.

Với nhóm sỏi nằm ngoài gan, đặc biệt là sỏi sắc tố mật thường do giun chui ống mật và do nhiễm khuẩn gây ra. Sỏi sắc tố mật tái phát hay không sẽ phụ thuộc vào người bệnh trong việc giữ gìn vệ sinh trong ăn uống.

Phòng ngừa sỏi mật tái phát phụ thuộc vào nhiều yếu tố, nhưng nhìn chung sau điều trị thì bệnh nhân cần chủ động thay đổi lối sống, ăn uống và sinh hoạt khoa học. Từ đó sẽ tự thay đổi hoặc kiểm soát được các biến chứng và nguy cơ tái phát sau điều trị.

Các phương pháp phòng ngừa sỏi ống mật chủ tái phát sau mổ

Nhiều bệnh nhân chủ quan quan sau khi mổ sỏi mật, tiếp tục ăn uống kém lành mạnh gây tái phát bệnh. Do đó để phòng tránh tình trạng này xảy ra, bệnh nhân cần lưu ý những nguyên tắc sau:

Xây dựng thực đơn ăn uống khoa học

Người bệnh không nên bỏ bữa ăn, ăn uống đúng giờ, chia thành nhiều bữa và hạn chế thực phẩm nhiều chất béo xấu. Cụ thể những nguyên tắc ăn uống giúp phòng bệnh sỏi mật tái phát như sau:

  • Uống nhiều nước: Nước là dung môi hỗ trợ đào thải các loại loại độc tố ra khỏi cơ thể, nước sẽ giúp tiêu hóa chất béo dễ dàng giúp làm giảm nguy cơ sỏi ống mật chủ;
  • Tăng cường chất xơ: Chất xơ từ rau xanh và củ quả giúp loại bỏ cholesterol xấu, đồng nghĩa với việc giảm nguy sỏi tích tụ trong ống mật chủ. Chất xơ thường có trong nhóm ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu và rau củ có màu xanh đậm…
  • Giảm lượng chất béo: Chất béo xấu bao gồm nhóm thực phẩm có chứa các chất béo bão hòa, chất béo trans – dầu hydro hóa 1 phần và đường, đây là những nguyên nhân làm tăng nguy cơ tăng mắc bệnh sỏi ống mật chủ.
  • Bổ sung vitamin C: Dưỡng chất này đã được các chuyên gia dinh dưỡng công nhận về khả năng giúp cơ thể ngăn ngừa sỏi mật phát triển. Vitamin C là chất xúc tác giúp các cholesterol tan trong nước dễ hơn và loại bỏ chúng ra khỏi cơ thể. Vitamin C cũng có trong nhiều loại trái cây như cam, chanh, bưởi và ớt chuông đỏ.
phòng ngừa tái phát sỏi mật sau phẫu thuật
Chế độ dinh dưỡng lành mạnh, nhiều rau xanh và ít chất béo giúp phòng ngừa sỏi mật tái phát

Bảo vệ hệ tiêu hóa trước tác nhân gây bệnh

  • Phòng tránh viêm đường mật, viêm túi mật: Nếu như bạn bị viêm đường mật, viêm túi mật sẽ làm tăng nguy cơ tổn thương lớp lót trong niêm mạc, từ đó gia tăng nguy cơ lắng đọng sỏi. Bệnh nhân có thể phòng tránh tình trạng này bằng cách ngăn chặn tình trạng táo bón hoặc tiêu chảy quá lâu gây nhiễm khuẩn dịch mật.
  • Tránh giun chui ống mật: Thực tế giun, sán đường ruột là nguyên nhân chính gây sỏi sắc tố. Các ký sinh trùng này chui lên đường mật và đẻ trứng và chết ở đó, cặn bả sẽ tích trữ tại trong dịch mật và tạo sỏi. Để ngăn ngừa sỏi sắc tố, người bệnh nên ăn chín, uống sôi, đồng thời không ăn đồ tái sống và tẩy giun định kỳ 6 tháng/lần.

Tăng cường hoạt động thể chất

Vận động là cách đơn giản nhưng rất hiệu quả để đốt cháy lượng cholesterol trong dịch mật. Cùng với chế độ ăn uống khoa học, việc tăng cường luyện tập thể dục cũng đã được chứng minh là một trong những giải pháp hiệu quả giúp làm giảm nguy cơ tái phát bệnh sỏi mật. Ngoài ra việc luyện tập thể thao điều độ cũng góp phần kiểm soát mức cân nặng và duy trì một thân hình cân đối. Điều này sẽ hỗ trợ tốt cho việc kiểm soát nồng độ cholesterol và triglycerid trong cơ thể.

Sau điều trị sỏi mật bằng phương pháp phẫu thuật, bệnh nhân có thể bắt đầu tập luyện bằng các bài tập đơn giản, vừa sức. Những bài tập phù hợp bao gồm đi bộ, rèn luyện các môn thể thao tại nhà, bơi lội, tập yoga… Các chuyên gia khuyến cáo nên tập ít nhất 30 phút mỗi ngày và trung bình 150 phút mỗi tuần đem đến những lợi ích tốt cho sức khỏe.

Kiểm soát mức cân nặng trong giới hạn

Đối với những bệnh nhân bị thừa cân hoặc béo phì, hàm lượng cholesterol trong dịch mật sẽ tăng cao. Điều này vô tình dẫn đến tái phát sinh sỏi trong ống mật chủ. Do đó bạn nên kiểm soát cân nặng bằng cách ăn uống lành mạnh và tập thể dục thường xuyên để đốt cháy cholesterol dư thừa khỏi cơ thể.

Người bệnh cũng cần tránh để cơ thể kiêng khem quá mức mà thiết hụt năng lượng. Điều này sẽ làm tăng nguy cơ tạo sỏi, do dịch mật không được đưa xuống đường tiêu hóa. Đối với những người bị thừa cân, béo phù chỉ nên giảm khoảng 2.5 – 3kg/tuần.

Cân nhắc sử dụng một số loại thuốc

Một số loại thuốc có thể gây tái phát sỏi mật ở bệnh nhân sau phẫu thuật. Các thuốc hạ mỡ máu thường có xu hướng tăng đào thải cholesterol vào trong dịch mật. Vì thế nếu bệnh nhân vẫn đang sử dụng nhóm thuốc này cần lưu ý kiểm soát chế độ ăn uống thanh đạm hơn. Đồng thời kết hợp hoạt động thể lực để tăng vận động đường mật.

Sỏi tại ống mật chủ là bệnh có tỷ lệ tái phát cao nhất trong số các vị trí sỏi mật. Vì thế mà người bệnh cần phải xây dựng chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý. Nếu như sỏi tái đi tái lại nhiều lần sẽ ảnh hưởng lớn đến sức khỏe bệnh nhân, không chỉ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe mà còn dẫn tới tâm lý chán nản, mệt mỏi và gây tốn kém chi phí chữa trị. Vì thế bệnh nhân cần tuân thủ chế độ dinh dưỡng của bác sĩ hướng dẫn để hạn chế thấp nhất khả năng sỏi tái phát.

Sỏi mật có mổ được không và sau mổ sỏi có tái phát đã được bài viết giải đáp cụ thể. Phương pháp mổ sỏi mật chỉ được thực hiện khi bệnh nhân có biểu hiện nguy hiểm, nếu không có bất thường thì bạn vẫn có thể chung sống hòa bình với bệnh. Để được hướng dẫn điều trị sỏi mật đúng hướng và khắc phục bệnh triệt để, bệnh nhân có thể tham khảo các tư vấn chi tiết từ bác sĩ điều trị chuyên khoa.

Có thể bạn quan tâm:

Chia sẻ:
Sỏi mật có mổ được không? Có khỏi hoàn toàn? Sỏi mật có mổ được không? Có khỏi hoàn toàn?

Sỏi mật không nguy hiểm nhưng lại gây ảnh hưởng đến sinh hoạt của người bệnh khi các cơn đau…

Bị sỏi mật uống nghệ được không? (tươi, bột và tinh bột) Bị sỏi mật uống nghệ được không? (tươi, bột và tinh bột)

Nghệ được xem là thần dược chữa trị được rất nhiều bệnh. Tuy nhiên, không phải ai cũng nên uống…

bệnh sỏi mật nên ăn gì Bệnh sỏi mật kiêng ăn gì và bổ sung gì đánh tan sỏi?

Chế độ ăn uống chính là giải pháp hỗ trợ cần được áp dụng trong điều trị bất cứ bệnh…

Chăm sóc sau mổ sỏi mật - Ăn uống, sinh hoạt... Chăm sóc sau mổ sỏi mật – Ăn uống, sinh hoạt…

Mổ sỏi mật là một phẫu thuật đơn giản, ít biến chứng, hiếm có trường hợp tái phát sau mổ…

Sỏi Mật Trái Sung có tốt không? Giá bán và cách dùng Sỏi Mật Trái Sung có tốt không? Giá bán và cách dùng

Sỏi mật trái sung là thực phẩm chức năng được nghiên cứu và sản xuất bởi lương y Phan Văn…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua