Các xét nghiệm – Chẩn đoán bệnh gút & lưu ý cần biết
Xét nghiệm bệnh gút hiện nay chủ yếu dựa trên chỉ số Acid uric và chỉ số dịch khớp. Bệnh được chẩn đoán và điều trị càng sớm sẽ giúp giảm thiểu tổn thương cho khớp và ngắn chặn nhiều biến chứng nguy hiểm.
Các xét nghiệm bệnh gút chẩn đoán bệnh sớm
Để chẩn đoán bệnh gút (gout), bác sĩ có thể chỉ định một số xét nghiệm sinh hóa, huyết học hoặc xét nghiệm hình ảnh. Đây chính là cơ sở quyết định phương hướng điều trị, giúp bệnh nhân phục hồi sớm chức năng vận động.
1. Xét nghiệm chỉ số acid uric máu
Acid Uric là một axit hữu cơ được sản sinh từ quá trình chuyển hóa Nucleotide Purin trong thực phẩm. Phần lớn các Axit Uric sẽ được hoà ta trong máu và được thận lọc sạch và đảo thải qua đường tiết niệu. Khi nồng độ Acit Uric trong máu tăng cao sẽ dẫn đến một số rối loạn bệnh lý trong cơ thể như hội chứng gút hoặc các bệnh lý về thận.
Xét nghiệm Acid Uric giúp tầm soát chính xác nguy cơ bệnh gút nếu nồng độ acid vượt mức tiêu chuẩn so với người bình thường. Nồng độ acid Uric cao sẽ khiến cơ thể không kịp chuyển hoá đào thải, lượng dư thừa này sẽ lắng đọng vào các khớp và gây nên tình trạng sưng tấy đau nhức cho người bệnh.
Chỉ số Acid Uric ở phụ nữ trên 6,0 mg/dl (hoặc 360 µmol/l) và nam trên 7,0 mg/dl (hoặc 420 µmol/l) có nguy cơ mắc bệnh gút lớn hơn 80% so với những người có chỉ số thấp.
Tìm hiểu thêm: Chỉ số acid uric bình thường – bất thường và cách xử lý
2. Xét nghiệm nồng độ Acid uric niệu 24h chẩn đoán bệnh gút
Hình thức xét nghiệm acid uric niệu 24h cũng sẽ được tiến hành để phục vụ quá trình điều trị gút hiệu quả. Người bệnh nằm trong nhóm có nguy cơ cao với bệnh gút sẽ được bác sĩ chỉ định làm xét nghiệm này.
Thông qua chỉ số Acid Uric trong nước tiểu, bác sĩ có thể đánh giá và theo dõi được tình hình sức khoẻ bệnh nhân và đưa ra các biện pháp điều trị tốt nhất.
Thông thường, nếu nồng độ Acid uric niệu của người bệnh hơn 600 mg/24h chứng tỏ bệnh nhân nằm trong nhóm sỏi thận. Trường hợp này sẽ được chỉ định sử dụng thuốc điều trị không làm tăng đào thải lượng acid uric như probenecid…
Đừng bỏ qua:Chế độ ăn cho người bị tăng axit uric giúp phòng gút hiệu quả
3. Xét nghiệm gút dựa trên dịch khớp
Xét nghiệm dịch khớp là xét nghiệm xâm lấn và có thể không phù hợp với những bệnh nhân bị tiểu đường, rối loạn đông máu… Dựa vào các chỉ số cơ bản của dịch khớp mà bác sĩ sẽ nhận biết được mức độ tổn thương các mô, khớp của người bệnh.
Phương pháp chọc hút dịch khớp được tiến hành tại các vị trí đau nhức khớp hoặc những vị trí bác sĩ nghi ngờ là dấu hiệu bệnh gút. Sau khi lấy dịch bằng ống tiêm, bác sĩ sẽ dùng kính hiển vi để quan sát xem dịch khớp có chứa tinh thể urat kết tinh hay không.
4. Xét nghiệm chức năng thận chẩn đoán gout
Đối với những bệnh nhân nằm trong nhóm có nguy cơ cao bị bệnh gút sẽ được làm xét nghiệm chức năng thận để kiểm tra ảnh hưởng của bệnh trên thận. Phương pháp này cũng được tiến hành song song với quá trình điều trị để theo dõi mức độ tiến triển của bệnh đồng thời phát hiện và ngăn chặn sớm các biến chứng nếu có.
Xem thêm: Mối liên hệ giữa bệnh gút và suy thận
5. Chụp X – quang
Cách xét nghiệm bệnh gút dựa trên hình ảnh chụp X- quang cho thấy các tinh thể urat lắng đọng tại sụn khớp. Phương pháp này sẽ đem lại kết quả sớm ngay cả khi người bệnh chưa có triệu chứng lâm sàng.
Ngoài ra phương pháp siêu âm cũng có thể giúp phát hiện sớm những bất thưởng ở phần mềm, biến đổi sụn khớp và xương do biến chứng gút như triệu chứng khuyết xương, sụn khớp lắng đọng tinh thể urat và tràn dịch khớp.
Khi nào người bệnh cần làm xét nghiệm bệnh gút?
Xét nghiệm chẩn đoán gút được khuyến cáo thực hiện cho những đối tượng sau:
- Trong gia đình có tiền sử mắc bệnh gút
- Có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh như tình trạng khớp đau đột ngột, dữ dội, sưng tấy và vùng da quanh khớp ấm lên,…
- Thường xuyên sử dụng bia rượu hoặc ăn uống quá nhiều đạm
- Người đã từng bị chấn thương hoặc mới phẫu thuật có dấu hiệu đau nhức sẽ có khả năng tích tụ Acid uric nhiều trong cơ thể.
- Người bị bệnh như đái tháo đường hoặc đã từng có tiền sử suy giảm chúc năng thận, bệnh tim, xơ vữa động mạch, tắc nghẽn mạch máu, bệnh nhân tăng huyết áp,..
Tham khảo thêm: Bệnh gút đau ở đâu, giai đoạn đầu làm sao nhận biết?
Xét nghiệm bệnh gút ở đâu tốt? Bao lâu thì có kết quả?
Các cách xét nghiệm bệnh gout kể trên đều có kết quả nhanh sau nửa ngày hoặc tối đa là 2 ngày. Thời gian nhận kết quả còn căn cứ vào mức độ phức tạp của bệnh hoặc số lượng các xét nghiệm được thực hiện.
Hiện nay tại các bệnh viện điều trị gút tuy tín như Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội), Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình (Quận 5, TP HCM), Bệnh viện Đại học Y dược (TP HCM) đều có chuyên khoa xương khớp với đầy đủ các phương pháp xét nghiệm hiện đại. Bạn có thể tìm hiểu thêm nhiều địa chỉ khác ở địa phương mình sinh sống để thuận tiện cho việc đi lại.
Xét nghiệm gout hết bao nhiêu?
Giá xét nghiệm bệnh gút thường có sự khác biệt giữa các cơ sở y tế và có thể phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm:
- Loại xét nghiệm và gói dịch vụ: Có thể bao gồm xét nghiệm đơn lẻ chỉ số acid uric hoặc gói xét nghiệm tổng hợp bao gồm kiểm tra các chỉ số khác liên quan đến tình trạng sức khỏe xương khớp và gút. Mỗi gói dịch vụ sẽ được tính một mức phí khác nhau.
- Nơi thực hiện: Giá xét nghiệm chẩn đoán bệnh gút tại các bệnh viện công lập thường thấp hơn so với trung tâm xét nghiệm tư nhân hoặc phòng khám đa khoa.
- Dịch vụ hỗ trợ khách hàng: Các dịch vụ như tư vấn sức khỏe trước và sau xét nghiệm, lấy mẫu xét nghiệm tận nơi có thể làm tăng chi phí.
Để nhận được bảng báo giá chính xác và thông tin cụ thể, bạn nên liên hệ trực tiếp với cơ sở y tế hoặc truy cập website của họ để cập nhật thông tin mới nhất.
Lưu ý trước khi làm các xét nghiệm phát hiện bệnh gút
Để không làm thay đổi các chỉ số xét nghiệm bệnh gút và giúp đưa ra kết quả chẩn đoán chính xác, trước khi làm xét nghiệm bạn cần lưu ý:
- Không nên sử dụng các loại thuốc gây thay đổi chỉ số Acid uric trong máu: Chẳng hạn như thuốc có thành phần colchicin, Allopurinol, Aspirin, vitamin C, Warfarin, Niacin, Levodopa, Tacrolimus, thuốc điều trị bệnh lao…
- Trình bày với bác sĩ về tình trạng sức khoẻ cũng như quá trình đã hoặc đang điều trị bệnh với thuốc.
- Tròng vòng 8 tiếng trước khi làm xét nghiệm gút, người bệnh nên hạn chế sử dụng thực phẩm có nhiều đạm hoặc uống thức uống có cồn sẽ ảnh hưởng đến nồng độ Acid uric trong máu.
- Đối với những trường hợp xét nghiệm máu có nồng độ Acid uric cao nhưng lại không xuất hiện các dấu hiệu lâm sàng thì bệnh nhân nên đến chuyên khoa cơ xương khớp để được tư vấn phương án xét nghiệm phù hợp.
Có thể thấy, việc xét nghiệm bệnh gút là bước quan trọng giúp chẩn đoán và điều trị bệnh kịp thời. Với sự phát triển không ngừng của y học hiện đại, quá trình xét nghiệm bệnh đã trở nên nhanh chóng, chính xác hơn và mang đến sự tiện lợi cho người dân.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM
- Bệnh gút có mấy giai đoạn? Dấu hiệu và sự nguy hiểm
- Bệnh gút có di truyền không? [Chuyên gia giải đáp]
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!