Khi nào cần mổ bệnh gút để loại bỏ hạt tophi?

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Phương Mai

Cố vấn chuyên môn

Mổ bệnh gút được thực hiện nhằm mục đích cắt bỏ hạt tophi và những phần khớp bị hư hỏng, ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm cho người bệnh. Quá trình phẫu thuật tiềm ẩn một số rủi ro nhất định và có thể khó khăn nếu hạt tophi xuất hiện ở nhiều vị trí khác nhau.

Bệnh gút có nên mổ không?

Gút là bệnh lý do nồng độ axit uric trong máu tăng cao và không được đào thải hết qua đường tiết niệu, khiến chúng bị tích tụ ở các mô khớp cơ thể. Khi lượng axit uric bị kết tủa quá nhiều sẽ khiến chúng nhanh chóng hình thành các hạt tophi.

bệnh gút có nên mổ không
Bệnh gút gây đau đớn, ảnh hưởng đến cuộc sống của người bệnh.

Tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe của bệnh nhân mà các hạt tophi sẽ hình thành chậm chạp hay nhanh chóng. Đầu tiên, chúng ở dạng bán lỏng và sau đó sẽ kết tụ thành các hạt.

Trong một số trường hợp, người bệnh cần phải tiến hành phẫu thuật cắt bỏ hạt tophi. Tuy nhiên, không phải đối tượng nào cũng áp dụng phương pháp này. Chỉ những trường hợp cần thiết, được bác sĩ chỉ định, người bệnh mới tiến hành mổ.

Với những trường hợp nhẹ, người bệnh chỉ cần điều chỉnh chế độ ăn uống hợp lý, kiểm soát cân nặng kết hợp sử dụng thuốc trị gút do bác sĩ kê đơn để kiểm soát triệu chứng bệnh. 

Tham khảo thêm: Hạt Tophi là gì? Hình ảnh, đặc điểm của hạt tophi ở gút

Bệnh gút khi nào cần mổ để loại bỏ hạt tophi?

Hầu hết các bác sĩ đều khuyên bệnh nhân sử dụng thuốc để giảm đau, viêm nhiễm và thu nhỏ hạt tophi. Tuy nhiên, một số trường hợp cần thiết, người bệnh sẽ phải can thiệp bằng phẫu thuật.

khi nào nên mổ bệnh gút
Không phải bệnh nhân nào cũng có thể mổ hạt tophi

Vậy khi nào cần mổ bệnh gút?

  • Không đáp ứng với thuốc: Người bệnh đã sử dụng thuốc nhưng không thể giảm đau, sưng tấy
  • Xuất hiện các biến chứng nguy hiểm như tiểu đường, suy thận, mỡ máu, rối loạn chức năng thận,…
  • Nhiễm trùng hạt tophi gây viêm loét, vỡ ra hoặc hoại tử cần phải mổ để tránh bị viêm nhiễm cục bộ hoặc nhiễm trùng máu
  • Chèn ép thần kinh
  • Suy giảm chức năng của gân và khớp
  • Cơn đau xuất hiện thường xuyên, khiến người bệnh bị giảm sút sức khỏe nghiêm trọng
  • Khớp xương bị xói mòn, phá hủy dần
  • Hạt tophi quá lớn, làm mất thẩm mỹ
  • Các hạt tophi vỡ ra hòa tan cùng với máu gây ra những cơn đau gút cấp thường xuyên.

Tùy thuộc vào từng mức độ của bệnh cũng như ảnh hưởng của hạt tophi, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp phẫu thuật phù hợp. Ngoài việc cắt hạt tophi, các mô xương và sụn khớp bị hư hỏng cũng sẽ được loại bỏ trong ca mổ, giúp tổn thương nhanh hồi phục.

Những rủi ro khi mổ bệnh gút

Quá trình phẫu thuật điều trị bệnh gút không phải lúc nào cũng suôn sẻ. Bệnh nhân có thể phải đối mặt với nhiều rủi ro như:

  • Đau đớn kéo dài.
  • Dễ bị nhiễm trùng bên ngoài vết mổ
  • Hạt tophi hình thành ở nhiều vị trí gây khó khăn cho quá trình mổ và tốn kém chi phí của người bệnh.
  • Chảy máu nhiều gây mất máu
  • Hạt tophi xuất hiện trở lại sau một thời gian mổ do không kiểm soát được nồng độ axit uric trong máu.
khi nào nên phẫu thuật cắt hạt tophi chữa bệnh gút
Người bệnh cần nằm viện để kiểm tra, theo dõi sau khi mổ bệnh gút.

7 Lưu ý khi mổ hạt tophi chữa bệnh gút

Khi có y định phẫu thuật cắt hạt tophi chữa bệnh gút, bạn cần lưu ý:

  • Lựa chọn địa chỉ thăm khám uy tín, chất lượng để đảm bảo an toàn. Ca mổ bệnh gút đòi hỏi bác sĩ phải có kinh nghiệm lâu năm, tay nghề cao và trình độ chuyên môn.
  • Thực hiện đúng các chỉ định của bác sĩ. Thông thường, người bệnh sẽ tiến hành các kiểm tra trước như siêu âm, thử máu, xét nghiệm,… để chắc chắn không bị đông máu, tiểu đường, dị ứng thuốc,… trước khi ca mổ diễn ra.
  • Chú ý đến chế độ ăn uống, nghỉ ngơi và chăm sóc sau khi phẫu thuật để bệnh nhanh chóng khỏi
  • Tiến hành tái khám định kỳ vì các hạt tophi nếu không được kiểm soát có thể phát triển ở những vị trí khác.
  • Không nên lo lắng, căng thẳng quá mức gây ảnh hưởng đến quá trình điều trị bệnh
  • Giữ vệ sinh vết mổ, tránh tiếp xúc với bụi bẩn khiến cho vết thương bị nhiễm trùng, sưng tấy.
  • Nếu có bất cứ dấu hiệu bất thường nào sau khi mổ bệnh gút, người bệnh cần phải thông báo ngay với bác sĩ chuyên khoa.

Như vậy, bệnh gút có mổ được không còn tùy thuộc rất nhiều vào tình trạng sức khỏe, cơ địa, mức độ bệnh của bệnh nhân. Việc mổ bệnh gút là không cần thiết trong giai đoạn nhẹ. Bạn nên đến bệnh viên thăm khám để bác sĩ đánh giá tình trạng bệnh và lựa chọn phương pháp điều trị thích hợp nhất.

BẠN ĐÃ BIẾT CHƯA:

Ngày đăng 04:34 - 14/03/2024 - Cập nhật lúc: 11:28 - 14/03/2024
Chia sẻ:
3 loại thuốc trị gout của Pháp tốt nhất hiện nay 3 loại thuốc trị gout của Pháp tốt nhất hiện nay

Sử dụng thuốc trị gout của Pháp mang đến tác dụng tích cực trong việc kiểm soát các triệu chứng…

Cách làm giảm axit uric máu giúp hỗ trợ điều trị bệnh gout

Việc giảm axit uric máu là một trong những mục tiêu quan trọng của quá trình điều trị bệnh gout.…

cách làm tan cục tophi Cách làm tan cục Tophi (mẹo tự nhiên và thuốc)

Ngoài thuốc, những cách làm tan cục Tophi từ tự nhiên cũng góp phần không nhỏ trong việc điều trị.…

Bị bệnh gút sống được bao lâu & những điều cần biết

Một số biến chứng do gút gây ra khá nguy hiểm, thậm chí đe dọa đến tính mạng. Do vậy,…

TOP thuốc gout Nhật Bản tốt nhất hiện nay và giá bán

Thuốc gout của Nhật luôn được ưa chuộng vì có chất lượng tốt và ít tác dụng phụ. Đồng thời,…

Bình luận (1)

  1. Tống Trần Dương
    Tống Trần Dương says: Trả lời

    Tôi năm nay 49 tuổi, mới đi mổ gút ở khớp khuỷu tay trái do hạt tophi chèn làm cử động khó và mất thẩm mỹ. Tôi mổ ngày 29/12, đến nay vết thương đã khô, tuy nhiên hiện tại chỗ vết mổ vết ra dịch màu trắng đặc rất nhiều! Xin hỏi BS như vậy tôi có cần đi tái khám ko? hay tiếp tục băng vết thương và thay băng hàng ngày. Xin cảm ơn!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Phương Mai

Cố vấn chuyên môn

[ads_sidebar]
Xem nhiều

Đặt câu hỏi

Chia sẻ
Bỏ qua