Các loại thuốc mới điều trị bệnh gout – Cập nhật 2024

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Phương Mai

Cố vấn chuyên môn

Cùng với sự phát triển của y học, các nhà nghiên cứu đã sáng chế ra nhiều loại thuốc mới điều trị bệnh gout, cho hiệu quả cao khi ứng dụng. Các thuốc này có tác dụng giảm đau, kháng viêm và hỗ trợ làm giảm acid uric trong máu.

 

5 Loại thuốc mới điều trị bệnh gout – Cập nhật 2023

Trước đây, việc dùng thuốc điều trị bệnh gout chỉ xoay quanh các thuốc giảm đau, kháng viêm như thuốc kháng viêm không steroid hay corticoid để cải thiện triệu chứng của bệnh. Cùng với đó, bác sĩ sẽ khuyên người bệnh điều chỉnh chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh để kiểm soát nồng độ acid uric trong máu.

thuốc mới điều trị bệnh gout
Nhiều loại thuốc mới được ứng dụng trong điều trị bệnh gout, giúp bệnh nhân nhanh chóng kiểm soát tốt các triệu chứng

Tuy nhiên, với sự phát triển vượt bậc của y học hiện đại, các nhà nghiên cứu đã sáng chế ra nhiều loại thuốc mới được đưa vào điều trị bệnh gout. Đa phần là các thuốc có tác dụng làm giảm acid uric trong máu đã được FDA (Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ) phê duyệt và chấp thuận dùng trong điều trị.

Dưới đây là một số loại thuốc mới điều trị bệnh gout hiện đang được cấp phép sử dụng rộng rãi tại nhiều bệnh viện:

1. Febuxostat

Febuxostat là một loại thuốc trị bệnh gout mới, được FDA phê duyệt và chính thức chấp thuận sử dụng từ năm 2009. Đây là một loại thuốc có tác dụng làm giảm tổng hợp acid uric nhờ khả năng ức chế men xanthine oxidase – XO.

Thuốc Febuxostat thường được chỉ định với mục đích khắc phục tình trạng tăng acid uric trong máu ở người bị bệnh gout. Tuy nhiên nếu tăng acid uric máu nhưng không có triệu chứng thì không khuyến khích dùng thuốc này. Febuxostat là một sự thay thế hoàn hảo nếu người bệnh không thể sử dụng Allopurinol.

thuốc mới chữa bệnh gout
Febuxostat là thuốc làm giảm tổng hợp acid uric được đưa vào điều trị gout từ năm 2009

– Chống chỉ định:

  • Mẫn cảm với bất cứ thành phần nào của thuốc
  • Người chưa đủ 18 tuổi
  • Phụ nữ đang mang thai hoặc nuôi con bú

– Liều dùng:

  • Liều khởi đầu thông thường là 40mg/ lần/ ngày
  • Sau 2 tuần acid uric trong máu không đạt dưới 6mg/dL thì tăng liều lên 80mg/ lần/ ngày
  • Cần dùng thuốc trong ít nhất 6 tháng với liều duy trì là 40 – 80mg/ lần/ ngày

– Cách dùng:

  • Thuốc Febuxostat được sử dụng theo đường uống
  • Uống thuốc vào thời điểm trước hoặc sau bữa ăn đều được
  • Tuyệt đối không đột ngột ngừng sử dụng Febuxostat

– Tác dụng phụ:

  • Đau rát dạ dày, buồn nôn
  • Nước tiểu trở nên sậm màu
  • Vàng da, phát ban
  • Giảm cân không biết nguyên nhân
  • Bùng phát các cơn đau tim

2. Pegloticase

Pegloticase là thuốc được FDA phê chuẩn sử dụng cho bệnh nhân gout từ năm 2010. Loại thuốc này đáp ứng tốt với các trường hợp bệnh nhân gout lớn tuổi không đáp ứng điều trị thông thường hay bệnh gout mãn tính.

Thuốc Pegloticase có khả năng chuyển hóa hàm lượng lớn acid uric trong máu thành allantoin. Từ đó có thể làm giảm nguy cơ lắng đọng tinh thể muối urat tại khớp do allantoin được hòa tan và đào thải ra ngoài qua đường nước tiểu dễ dàng hơn acid uric rất nhiều.

Ưu điểm lớn của thuốc Pegloticase là được pegyl hóa nhằm tăng thời gian bán thải từ 8 giờ lên đến khoảng 10 hoặc 12 giờ. Điều này cho phép chỉ cần dùng Pegloticase khoảng 2 – 4 tuần 1 lần mà vẫn đạt được hiệu quả điều trị mong muốn. Vì vậy thuốc Pegloticase được cho là rất phù hợp để sử dụng điều trị lâu dài.

– Chống chỉ định:

  • Đối tượng quá mẫn với tất cả thành phần trong thuốc
  • Người bị thiếu men chuyển G6PD
  • Phụ nữ mang thai hoặc đang nuôi con bú
  • Thận trọng khi dùng cho người bị cao huyết áp hay mắc bệnh tim mạch

– Liều dùng:

  • Liều thông thường là 8mg/ lần, cứ mỗi 2 hoặc 4 tuần sẽ sử dụng 1 liều
  • Trong các trường hợp cần thiết bác sĩ sẽ tăng liều lượng hoặc tần suất để đáp ứng điều trị

– Cách dùng: 

  • Thuốc Pegloticase được sử dụng theo đường truyền tĩnh mạch
  • Việc tiêm truyền thuốc cần được thực hiện bởi những người có chuyên môn

– Tác dụng phụ:

  • Nổi mề đay mẩn ngứa, dị ứng da, da bầm tím
  • Rối loạn tiêu hóa
  • Buồn nôn, nôn mửa
  • Nguy hiểm nhất là sốc phản vệ

3. Anakinra

Anakinra là thuốc ức chế IL – 1 beta được dùng trong điều trị bệnh gout và một số bệnh lý viêm khớp khác. Loại thuốc này có tác dụng ức chế cạnh tranh sự kết hợp IL-1 với IL-1R để ngăn chặn phản ứng viêm. Từ đó có thể làm giảm các triệu chứng đau khớp, sưng viêm, sốt, đảm bảo chức năng vận động, hạn chế biến chứng của bệnh gút.

thuốc mới trị bệnh gout
Thuốc Anakinra được dùng bằng cách tiêm dưới da

– Chống chỉ định:

  • Đối tượng bị quá mẫn với bất kỳ thành phần nào có trong thuốc
  • Người đang bị nhiễm trùng không nên dùng thuốc mới điều trị bệnh gout Anakinra.

– Liều dùng và cách dùng:

  • Thuốc Anakinra được dùng bằng cách tiêm dưới da
  • Liều dùng 1 lần/ ngày hoặc theo chỉ dẫn từ bác sĩ chuyên khoa

– Tác dụng phụ:

  • Phát ban, sưng mặt, môi, lưỡi hoặc họng
  • Khó thở, tức ngực
  • Có thể xảy ra phản ứng nhiễm trùng

XEM THÊM: Thuốc gout của Úc loại nào tốt? Giá bán và cách dùng

4. Topiroxostat

Topiroxostat là một loại thuốc ức chế men xanthine oxidase – XO chọn lọc và không purin. Loại thuốc này được chấp thuận trong điều trị ở Nhật Bản kể từ năm 2013. Topiroxostat được bào chế ở các nhiều hàm lượng khác nhau như 20mg, 40mg hay 60mg.

Thuốc Topiroxostat có tác dụng ức chế men XO thông qua quá trình chuyển hóa hydroxylated 2 – pyridine. Nhờ đó mà có thể làm giảm cũng như kiểm soát nồng độ acid uric trong máu. Ngoài tác dụng này thì Topiroxostat còn được dùng với mục đích phòng ngừa cơn viêm khớp cấp tính bùng phát.

– Chống chỉ định:

  • Thuốc Topiroxostat không được sử dụng cho những trường hợp mẫn cảm hay có tiền sử bị dị ứng với bất cứ thành phần nào trong thuốc.

– Liều dùng:

  • Liều khuyến cáo thường dùng là 20mg/ lần x 2 lần/ ngày
  • Có thể tăng liều tối đa 80mg/ lần x 2 lần/ ngày trong các trường hợp cần thiết

– Cách dùng:

  • Thuốc Topiroxostat được sử dụng bằng cách uống trực tiếp theo đường miệng
  • Nên uống với nhiều nước, tuyệt đối không làm biến dạng viên thuốc trước khi uống

– Tác dụng:

  • Buồn nôn và nôn ói
  • Đau hoặc khó chịu ở vùng bụng
  • Nổi ban da, ngứa da
  • Chóng mặt, nhức đầu

5. Lesinurad

Nhắc đến thuốc mới điều trị bệnh gout hiệu quả, chúng ta không thể bỏ qua Lesinurad. Loại thuốc tăng đào thải acid uric này đã được FDA phê duyệt và chính thức chấp thuận trong điều trị từ năm 2015. 

Thuốc Lesinurad có tác dụng ức chế men chịu trách nhiệm hoạt động tái hấp thu acid uric tại ống thận – URAT 1. Từ đó có khả năng làm tăng tốc độ thải trừ acid uric ra bên ngoài qua đường nước tiểu và hạ nồng độ acid uric trong máu.

thuốc mới chữa gout
Thuốc Lesinurad được chấp thuận trong điều trị bệnh gout từ năm 2015

– Chống chỉ định:

  • Đối tượng bị mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào có trong thuốc
  • Người bị suy thận nặng hay ghép thận
  • Bệnh nhân đang phải lọc máu
  • Người bị hội chứng Lesh Nyhan hay hội chứng ly giải khối u

– Liều dùng:

  • Liều dùng thông thường là 200mg/ ngày
  • Bác sĩ có thể chỉ định dùng kết hợp với thuốc ức chế tổng hợp acid uric nhằm nâng cao hiệu quả điều trị

– Cách dùng:

  • Thuốc Lesinurad được dùng bằng cách uống trực tiếp
  • Uống thuốc vào buổi sáng với nhiều nước
  • Tuyệt đối không làm biến dạng viên thuốc trước khi uống

– Tác dụng phụ:

  • Tiêu chảy, đau bao tử, buồn ngủ, buồn nôn
  • Sụt cân bất thường, ớn lạnh, sốt, đau họng kéo dài, tê ngứa chân tay
  • Vàng mắt, chán ăn, nước tiểu trở nên sẫm màu

MÁCH BẠN: TOP thuốc gout Nhật Bản tốt nhất hiện nay và giá bán

6 Lưu ý khi dùng các loại thuốc mới điều trị bệnh gout

Các loại thuốc mới chữa bệnh gout thường có tác dụng làm giảm triệu chứng bệnh và hạ nồng độ acid uric trong máu. Từ đó giúp kiểm soát tiến triển của bệnh và ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm xảy ra.

Trên thực tế, các thuốc mới được dùng trong điều trị bệnh gout tiềm ẩn rất nhiều rủi ro và biến chứng nguy hiểm trong quá trình sử dụng. Người bệnh cần lưu ý đến một số thông tin sau để đảm bảo an toàn khi sử dụng các thuốc được đề cập trong bài viết:

Lưu ý khi dùng thuốc mới điều trị bệnh gout
Các loại thuốc mới dùng điều trị bệnh gout cần tuyệt đối tuân thủ nghiêm ngặt chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa
  • Cần được thực hiện một số xét nghiệm và chẩn đoán cần thiết để bác sĩ chỉ định loại thuốc, liều dùng, tần suất cũng như thời gian sử dụng thuốc phù hợp.
  • Thông báo với bác sĩ về hiện trạng sức khỏe, tiền sử bệnh cũng như các thuốc đang dùng để dự phòng các rủi ro phát sinh và có sự điều chỉnh các thuốc điều trị bệnh gout.
  • Tuyệt đối tuân thủ các chỉ định từ bác sĩ. Sử dụng thuốc đúng liều lượng, tần suất cũng như thời gian. Tránh tình trạng tùy tiện ngừng thuốc hoặc cân chỉnh lại liều lượng và thay đổi kế hoạch dùng thuốc khi chưa được bác sĩ yêu cầu.
  • Đa phần các loại thuốc mới điều trị bệnh gout đều tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ nguy hại cho sức khỏe. Nếu gặp phải các vấn đề bất thường trong quá trình điều trị, nên chủ động báo cho bác sĩ được biết để can thiệp và xử lý kịp thời.
  • Để đảm bảo hiệu quả điều trị bệnh, cần tránh xa các thực phẩm có hàm lượng nhân purin cao. Đồng thời tuyệt đối không hút thuốc lá, uống rượu bia hay sử dụng các chất kích thích.
  • Điều chỉnh chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh, uống nhiều nước, bổ sung thêm rau củ quả tươi trong khẩu phần ăn. Bên cạnh đó, hãy dành thời gian cho hoạt động thể chất, ngủ đúng giờ đủ giấc và kiểm soát tốt căng thẳng để hỗ trợ quá trình kiểm soát bệnh.

Sự xuất hiện của thuốc mới điều trị bệnh gout đã đánh dấu một bước tiến đáng kể trong lĩnh vực y học. Điều này gián tiếp mở ra hành trình mới trong việc cải thiện chất lượng cuộc sống cho những người mắc bệnh gout, giúp họ kiểm soát tốt các triệu chứng và sống khỏe mạnh hơn.

CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT

Ngày đăng 08:00 - 11/03/2024 - Cập nhật lúc: 08:55 - 11/03/2024
Chia sẻ:

Bình luận (33)

  1. Đào Anh Tùng
    Đào Anh Tùng says: Trả lời

    Những thuốc này có cần đơn kê của bác sĩ không hay mình có thể tự mua bên ngoài hiệu thuốc nhỉ ?

    1. Nguyễn Hợi
      Nguyễn Hợi says:

      Bây giờ tiệm thuốc nó bán tràn lan cần gì đơn đâu, muốn mua loại gì cũng có, nhưng vấn đề là tự mua về điều trị liệu có hiệu quả không và lỡ không may gặp tác dụng phụ của thuốc thì xử lý như thế nào. Những thuốc điều trị gout đa số đều rất nhiều tác dụng phụ không mong muốn, nếu không có giám sát và hướng dẫn của bác sĩ lỡ có vấn đề gì là mệt đấy

    2. Lê Lâm
      Lê Lâm says:

      Bệnh gì có thể tự mua thuốc về tự điều trị được nhưng riêng bệnh gout tôi khuyên bác là không nên nhé. Bắt buộc phải có bác sĩ kê đơn dùng thuốc, điều trị gout không phải đơn giản như những bệnh xương khớp thông thường mà còn phải điều chỉnh liều phù hợp với tình trạng bệnh nhất là acid uric, tôi thấy như tôi bác sĩ kê đơn thuốc cho về dùng tại nhà đều dặn phải tái khám thường xuyên để theo dõi chỉ số acid uric để bác sĩ chỉnh liều cho phù hợp

    3. Phạm lộc
      Phạm lộc says:

      Bình thường nếu tôi tham khảo trên mạng được thuốc nào tốt thì đều đến hỏi ý kiến bác sĩ điều trị xem có dùng được loại đó không, bác sĩ bảo ok thì mình mua về dùng. Cẩn thận vẫn hơn

  2. Nguyễn Hải Anh
    Nguyễn Hải Anh says: Trả lời

    Mọi người đang dùng thuốc nào điều trị hiệu quả bệnh gout có thể giới thiệu cho tôi được không. Tôi biết bệnh gout không thể nào chữa được dứt điểm hoàn toàn, nhưng cũng mong nó ổn định được lâu dài một chút, chứ như bệnh của tôi hiện tại đã bị đến nay là 5 năm, phải điều trị thuốc liên tục mà chỉ số acid uric vẫn luôn ở mức cao, xương khớp mỗi ngày đau nặng hơn

    1. Bùi Huy
      Bùi Huy says:

      Bác đã bao giờ điều trị bằng đông y chưa ? nếu chưa thì thử dùng thuốc quốc dược phục cốt khang của trung tâm thuốc dân tộc đi. Tôi dùng thuốc này bệnh gút lui được cả đến năm nay rồi, đợt tôi dùng thuốc là vào cuối tháng 3 năm ngoái, nhớ không nhầm là liệu trình 3 tháng, ổn luôn một cái đến bây giờ không cần dùng đến thuốc thang gì nữa, xương khớp hết đau hoàn toàn, hạt tophi cũng giảm kích thước đáng kể, acid uric về ngưỡng an toàn. Mới đây nhất đi kiểm tra sức khỏe định kì acid uric ở mức 380. Tôi thấy dùng thuốc này thích nhất một cái là lành tính mà không cần dùng duy trì, không bị phụ thuộc thuốc, bệnh ổn là ngưng thuốc chỉ cần duy trì chế độ ăn uống sinh hoạt điều độ là được

    2. Định Dương
      Định Dương says:

      Thuốc này cũng điều trị được cả hạt tophi nữa hả bác, em bị nhiều hạt tophi lắm, thật ra gọi hạt cũng không phải, nên dùng từ ”cục” mới đúng, vì kích thước rất to, có cái nó to như quả trứng gà so, bác sĩ bảo em giờ chỉ có mổ mới hết chứ thuốc không ăn thua nữa

    3. Minh An
      Minh An says:

      Có mổ cũng hết tạm thời thôi, tôi mổ một lần năm 2019, được ít tháng nó lại mọc trở lại, bây giờ thì y như hồi trước hạt lớn hạt bé lổn nhổn, còn thêm sẹo mổ của ngày trước nữa

    4. Nguyễn Cảnh Thế
      Nguyễn Cảnh Thế says:

      Thuốc quốc dược phục cốt khang ngoài tác dụng giảm đau và hạ acid uric ra còn có có tác dụng điều trị hạt tophi rất tốt. Như trường hợp các bác nặng thì tôi không rõ nhưng như tôi mới bị lên mấy tháng nay thì dùng một liệu trình thuốc đã teo nhỏ hoàn toàn rồi, không để lại dấu vết gì nữa luôn.

    5. Nguyễn Bảo
      Nguyễn Bảo says:

      Nếu tophi kích thước to thì chỉ giảm được phần nào thôi không hết hẳn được nhưng được cái là không bị mọc thêm cái mới. Tôi mới dứt 3 tháng thuốc, tophi giảm kích thước cỡ 80%, nói chung cũng là khá ổn rồi, nhìn đỡ hơn trước nhiều

  3. Đình Hùng
    Đình Hùng says: Trả lời

    Có ai đang dùng thuốc lesinurad mà bị tiêu chảy không ? Tôi mới uống được 3 ngày mà tiêu chảy nặng quá không biết sao, thuốc này lấy theo đơn của bác sĩ ngoài hà nội xa quá cũng không ra gặp bác sĩ để hỏi được bây giờ không biết tính sao

    1. Dân Sài Thành
      Dân Sài Thành says:

      Thế chắc cơ địa ông không hợp rồi, tôi dùng thuốc này lại thấy đáp ứng tốt, uống 1 tháng acid uric giảm trông thấy, sắp về mức bình thường rồi

    2. Lãm Ngơ
      Lãm Ngơ says:

      Tác dụng phụ đấy, nếu tiêu chảy nặng quá thì khuyên bác nên dừng thuốc đổi sang loại khác

    3. Thuốc dân tộc says:

      Chào bạn Đình Hùng,
      Thuốc Lesinurad có tác dụng phụ:
      – Tiêu chảy, đau bao tử, buồn ngủ, buồn nôn
      – Sụt cân bất thường, ớn lạnh, sốt, đau họng kéo dài, tê ngứa chân tay
      – Vàng mắt, chán ăn, nước tiểu trở nên sẫm màu
      Theo chia sẻ của bạn rất có thể bạn đang gặp tác dụng phụ tiêu chảy khi dùng thuốc. Bạn nên chủ động báo cho bác sĩ được biết để can thiệp và xử lý kịp thời.
      Để bác sĩ có thể nắm rõ tình trạng bệnh của bạn và tư vấn giúp bạn liệu trình điều trị cụ thể, bạn vui lòng để lại số điện thoại hoặc liên hệ đến số (024)7109 6699/ (028)7109 6699 để được tư vấn, giải đáp
      Trân trọng !

    4. Trọng Đức
      Trọng Đức says:

      May quá tôi cũng đang dùng lesinurad nhưng khồng gặp tình trạng tiêu chảy như bác mà chỉ đau dạ dày nhẹ, bác sĩ có kê thêm cho thuốc điều trị dạ dày cùng, thật ra mấy loại thuốc điều trị gút ít nhiều sẽ gặp tác dụng phụ, không tránh được, nếu cảm thấy tác dụng phụ không quá nghiêm trọng thì cố gắng dùng tiếp cho đủ liệu trình bác ah

    5. Nguyễn Dũng
      Nguyễn Dũng says:

      Đau dạ dày là phổ biến nhất đó, tôi dùng 10 thuốc thì đến 9 thuốc bị đau dạ dày, không biết giờ có loại thuốc nào hiệu quả mà không có tác dụng phụ không, giờ dùng thuốc tây mãi kiểu này chưa chết vì gút đã chết vì hỏng gan thận dạ dày

    6. Sáng Bình
      Sáng Bình says:

      Muốn an toàn lành tính thì chỉ có dùng thuốc đông y, nhưng hiệu quả đông y trong điều trị gout thì chưa cao, tôi từng dùng 1 năm đông y rồi chẳng đâu đến đâu nên lại phải quay về thuốc tây

    7. Hoàng Anh
      Hoàng Anh says:

      Tôi dùng thuốc đông y quốc dược phục cốt khang thấy khá ổn đó, thành phần từ dược liệu đông y nên chắc chắn không có tác dụng phụ rồi, còn về hiệu quả cũng rất tốt, mới dùng 1 tháng thôi nhưng xương khớp dịu đi rất nhiều, acid uric xét nghiệm từ hơn 600 giảm xuống còn 545. Muốn tìm được thuốc đông y hiệu quả tốt cũng không phải dễ vì còn phải phụ thuộc vào cơ địa đáp ứng mỗi người nữa

  4. Lê Văn Dược
    Lê Văn Dược says: Trả lời

    Những thuốc này đều là thuốc giúp hạ acid uric , có thuốc nào giúp giảm đau tốt không. Mấy hôm nay tôi đau đến sống dở chết dở, uống thuốc giảm đau thông thường không thấy tác dụng gì nữa

    1. Trương Thôn
      Trương Thôn says:

      Muốn hết đau thì phải hạ được acid uric trong máu, acid uric trong máu cao thì dĩ nhiên sẽ vẫn tiếp tục đau, làm sao dùng thuốc giảm đau được mãi

    2. Nguyễn Dương
      Nguyễn Dương says:

      Tôi thì không hay dùng thuốc giảm đau vì thứ nhất là nhiều tác dụng phụ, thứ hai là dùng nhiều cũng sinh nhờn nên toàn là dùng các bài thuốc nam tại nhà, tôi hay đắp lá lốt, giã nát rang nóng với muối hạt rồi đắp lên vùng bị đau, hiệu quả giảm đau rất tốt

    3. Bùi Lâm
      Bùi Lâm says:

      Lá lốt, trầu không, tía tô, 3 loại lá này dùng giảm đau gout rất tốt hoặc có thể tham khảo bài này https://trungtamthuocdantoc.com/chua-benh-gut-bang-thuoc-nam.html . Nhưng ngoài tìm kiếm các phương pháp giảm đau ra bạn vẫn nên chú trọng vào điều trị acid uric để giúp bệnh ổn định lâu dài

    4. Hoàng Quang
      Hoàng Quang says:

      Mẹo dân gian kiểu này dùng cho cơn đau gút mạn thôi. Đố ông nào đang đau cấp mà chờ rang với đắp để giảm đau được đấy. Thuốc giảm đau liều cao còn không xi nhê gì nữa là những phương pháp này, còn ai chẳng biết là phải hạ acid uric máu nhưng như tôi uống n loại thuốc, đủ các loại từ tây đến ta nhưng acid uric vẫn không về mức bình thường được luôn dao động trên mức 500

  5. Lê Trung Nguyên
    Lê Trung Nguyên says: Trả lời

    Chào mọi người, tôi năm nay 50 tuổi, tình trạng hiện tại bị đau ở hầu hết các khớp xương, đau nhất là các khớp ngón tay chân, acid uric 720. Tôi bị bệnh 3 năm nay, cũng đã ra đến cả bạch mai khám lấy thuốc nhưng cũng không ăn thua. Nhờ mọi người ở đây ai có kinh nghiệm đã chữa khỏi được bệnh gout chưa có thể chia sẻ giúp tôi
    Cảm ơn mọi người đã quan tâm !

    1. Nguyễn Lợi
      Nguyễn Lợi says:

      Anh thử dùng Febuxostat đi, thuốc này tôi dùng duy trì mấy tháng nay cho hiệu quả cực kì tốt, acid uric của tôi hồi xưa cũng cao chót vót toàn ở mức 700, 800 thế mà dùng thằng này về được bình thường rồi.

    2. Bùi Hiển
      Bùi Hiển says:

      Không nên tự ý dùng thuốc, mỗi người một cơ địa, một tình trạng bệnh khác nhau. Không phải người này dùng tốt thì người kia dùng cũng tốt. Tốt nhất vẫn là theo bác sĩ chuyên khoa điều trị cho bài bản

    3. Nguyễn Vũ Long
      Nguyễn Vũ Long says:

      Với bệnh gout thì chế độ ăn uống kiêng khem đóng vai trò 50% điều trị bệnh có ổn hay không. Thấy đa số mọi người bây giờ đều lao vào tìm hiểu các loại thuốc mà quên đi điều đó. Lúc phát hiện bị gout đến nay gần 2 năm nhưng tôi chỉ mới dùng thuốc 1 đợt đầu tiên, còn đâu là cố gắng ăn uống kiêng khem, gần như bỏ thịt cá hoàn toàn, bệnh vẫn duy trì ổn định rất tốt không cần đến thuốc

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Axit uric là gì, chỉ số axit uric bao nhiêu là cao và cách xử lý

Nồng độ Axit Uric có thể biểu hiện cho một số vấn đề sức khỏe nhất định. Người bệnh cần…

Mẹo chữa bệnh gút bằng dưa chuột – Lạ mà hay

Mẹo chữa bệnh gút bằng dưa chuột không chỉ giúp cải thiện sức khỏe tổng thể mà còn hỗ trợ…

Phản Hồi Của Người Bệnh Về Hiệu Quả Bài Thuốc Chữa Bệnh Gút Quốc Dược Phục Cốt Khang 

Bên cạnh sự đánh giá cao của đội ngũ chuyên gia YHCT đầu ngành, bài thuốc Quốc dược Phục cốt…

Phác Đồ Điều Trị Bệnh Gút Hoàn Chỉnh Nhất Hiện Nay Tại Trung Tâm Thuốc Dân Tộc

Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc đã nghiên cứu và hoàn thiện phác đồ điều trị…

5 Ưu Điểm Làm Nên Hiệu Quả Của Bài Thuốc Đặc Trị Gout Quốc Dược Phục Cốt Khang

Quốc dược Phục cốt khang nổi tiếng là bài thuốc Y học cổ truyền đặc trị bệnh gút cấp và…

Chia sẻ
Bỏ qua