Ngón chân cái bị sưng đau là bệnh gì? Cách điều trị

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Phương Mai

Cố vấn chuyên môn

Ngón chân cái bị sưng đau có thể là dấu hiệu cảnh báo các vấn đề cơ xương khớp bất thường cần được điều trị sớm. Vậy sưng đau ngón chân cái là bệnh gì? Làm sao để khắc phục?

Ngón chân cái bị sưng đau có thể là dấu hiệu bệnh gì?

Sưng đau ngón chân cái là tình trạng phổ biến rất nhiều người gặp phải. Tình trạng này không chỉ gây khó chịu mà còn ảnh hưởng đến sinh hoạt, di chuyển và vận động.

ngón chân cái bị sưng đau
Ngón chân cái bị sưng đau có thể do nhiều nguyên nhân gây ra

Theo các chuyên gia Xương khớp, ngón chân cái là vị trí rất dễ xảy ra hiện tượng lắng đọng tinh thể muối urat. Từ đó làm xuất hiện các cơn đau dai dẳng, kéo dài. Triệu chứng sưng đau đôi khi còn là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý cơ xương khớp cần sớm thăm khám và điều trị.

Sưng đau ngón chân cái có thể do một số nguyên nhân sau đây:

1. Viêm khớp ngón chân cái

Viêm khớp ngón chân có thể là bệnh lý nguyên nhân khiến cho ngón chân cái bị sưng đau. Đi kèm với đó là các triệu chứng đỏ tấy, đi đứng khó khăn do đau hơn khi cử động khớp. Trong nhiều trường hợp, việc nghỉ ngơi cũng không thể khiến cơn đau thuyên giảm.

Nếu tình trạng đau nhức kéo dài khoảng 1 tuần không bớt thì người bệnh nên chú ý thăm khám. Tránh để tình trạng viêm kéo dài có thể gây phá hủy sụn khớp cũng như phần xương dưới sụn và dễ phát sinh nguy cơ biến dạng khớp hay tàn phế.

2. Chứng Hallux Rigidus

Chứng Hallux Rigidus hay còn gọi là cứng khớp ngón chân cái. Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến tình trạng này là do tình trạng viêm kích hoạt kèm theo sự xuất hiện của các gai xương ở mu bàn chân.

Chứng bệnh này có thể gây nên tình trạng hạn chế co duỗi ngón chân cái. Đi kèm với đó là các triệu chứng ngón chân bị sưng đỏ. Dấu hiệu đau sưng ngón chân cái thường xuất hiện vào ban đêm và sáng sớm. Người bệnh thường phải xoa bóp với giúp triệu chứng thuyên giảm.

3. Ngón chân cái bị sưng đau do viêm khớp dạng thấp

Viêm khớp dạng thấp là một trong những bệnh lý thường gặp liên quan đến cơ chế tự miễn của cơ thể. Bệnh thường ảnh hưởng nhiều đến các khớp nhỏ như bàn tay, ngón tay, bàn chân, ngón chân. Trong đó ngón chân cái cũng là vị trí rất dễ bị ảnh hưởng.

Ngoài triệu chứng đau đớn, nhức nhối thì người bệnh còn bị sưng, cứng tại khớp ngón chân cái. Không ít trường hợp 2 khớp xương nối với nhau còn có khả năng bị lệch và gây sưng lồi rất đau đớn.

vì sao ngón chân cái sưng đau
Ngón chân cái bị sưng đau có thể do ảnh hưởng bệnh viêm khớp dạng thấp

Xem thêm: Bệnh viêm khớp dạng thấp có chữa khỏi được không? – BS tư vấn

4. Gãy xương ngón chân cái do chấn thương

Chấn thương cũng là một trong những nguyên nhân thường gặp khiến ngón chân cái bị sưng đau. Các chấn thương do chạy bộ, chạy nhảy sai tư thế, ngã xe, có vật nặng rơi vào chân… đều rất dễ gặp phải.

Các tổn thương nhẹ đa phần có thể tự lành và biến mất dần sau khoảng vài ba ngày. Tuy nhiên với các trường hợp bị gãy xương ngón chân thì không điều trị kịp thời có thể dẫn tới thương tật vĩnh viễn. Đặc biệt nếu điều trị sai cách cũng có thể sẽ làm mất khả năng vận động của khớp ngón chân cái.

5. Thoái hóa khớp

Thoái hóa khớp là một trong những quy luật tự nhiên rất khó tránh khỏi. Khi con người bước sang tuổi 40 thì dịch khớp cũng như các hoạt động của khớp bắt đầu kém đi. Khả năng tiết dịch khớp không còn đủ để bôi trơn và bảo vệ các khớp.

Thoái hóa khớp thường ảnh hưởng đến tất cả các khớp xương trong cơ thể, trong đó có khớp ngón chân cái. Ngoài gây sưng đau thì tình trạng thoái hóa còn làm giảm khả năng vận động của khớp.

6. Bệnh tiểu đường

Chỉ số đường huyết tăng cao có thể ảnh hưởng đến sức khỏe xương khớp. Các chuyên gia cho biết, mật độ canxi trong xương của bệnh nhân tiểu đường thấp hơn khoảng 34% so với những người bình thường.

Bệnh diễn tiến âm thầm có thể khiến cho đốt ngón tay, ngón chân của người bệnh gặp khó khăn khi co duỗi. Khi cong gập lại có thể gây ra tình trạng đau buốt. Ngón chân cái của người bệnh cũng có thể bị xơ hóa và co rút.

Các biến chứng xương khớp ở bệnh nhân tiểu đường thường gây nên các tổn thương thần kinh và mạch máu. Ngoài ra còn làm giảm sức đề kháng, dễ khiến cơ thể bị nhiễm khuẩn.

6. Các nguyên nhân khác gây sưng đau ngón chân cái

Ngoài những nguyên nhân nêu trên thì tình trạng sưng đau ngón chân cái còn có thể do các nguyên nhân khác. Bao gồm:

– Thiếu hụt Vitamin B12:

Sự thiếu hụt vitamin B12 chính là nguyên nhân dẫn tới tình trạng thiếu máu. Điều này làm giảm lượng máu lưu thông tới khớp ngón chân cái. Khi không được nuôi dưỡng tốt, khớp trở nên suy yếu, dễ bị thoái hóa, tổn thương và sưng đau.

Ngoài việc gây sưng đau khớp ngón chân nặng nề thì người bệnh còn gặp phải rất nhiều các triệu chứng toàn thân khác. Điển hình như:

  • Mệt mỏi
  • Khó thở
  • Chân tay lạnh
  • Nhịp tim bất thường
  • Chán ăn
  • Dễ trầm cảm
  • Trí nhớ kém
  • Miệng lưỡi đau nhức…

– Chứng Hallux Valgus

Hallux Valgus hay còn được gọi là ngón chân cái bị vẹo vào trong gây biến dạng khớp. Đi kèm với đó là tình trạng phì đại các mô ở quanh khớp ngón chân cái.

Ngón chân cái bị sưng đau do nguyên nhân này thường trở nên nặng nề hơn nếu người bệnh mang giày thường xuyên.

sưng đau ngón chân cái do đâu
Chứng Hallux Valgus là một trong những nguyên nhân gây sưng đau ngón chân cái

– Chấn thương

Chấn thương ngón chân cái có thể dẫn đến tình trạng sưng và đau nhức, làm ảnh hưởng đến khả năng di chuyển và sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Đây được xem là hậu quả của việc va đập mạnh hoặc bong gân gây tổn thương cho mô mềm xung quanh ngón chân.

Ngón chân cái sưng đau có phải bệnh gout không?

Một trong những bệnh lý mà nhiều người nghĩ đến nhất khi bị sưng đau ngón chân cái là bệnh gout. Thực tế cho thấy, nếu bạn bị đau nhức khớp ngón chân cái kèm theo tình trạng sưng đỏ, viêm tấy thì có đến 82% là bạn đang sống chung với các triệu chứng của bệnh gout.

Bệnh gout là một bệnh lý rối loạn chuyển hóa rất phổ biến hiện nay. Đặc trưng của bệnh là sự tăng lên bất thường của nồng độ acid uric trong máu. Lâu dần, các tinh thể muối urat có thể lắng đọng tại khớp. Từ đó gây đau nhức và sưng tấy vô cùng khó chịu cho bệnh nhân.

Dưới đây là một số dấu hiệu giúp nhận biết bệnh gout:

  • Cơn đau có xu hướng xuất hiện nhiều hơn khi bệnh nhân ăn nhiều thực phẩm giàu purin hay uống nhiều rượu bia.
  • Khớp ngón chân đỏ lên, đau nhiều khi làm việc nặng hay vận động với cường độ cao.
  • Ngón chân cái bị tổn thương do bệnh gout có thể khiến người bệnh thay đổi dáng đi. Nếu bị va chạm nhiều sẽ rất dễ gây đau đớn.
  • Trường hợp bệnh gout diễn tiến mãn tính thì ngón chân cái có thể bị sưng đau liên tục. Các cơn đau thường âm ỉ kéo dài, ảnh hưởng rất nhiều đến chức năng vận động.
  • Ngoài đau nhức, khó chịu ở các vị trí xương khớp bị ảnh hưởng thì bệnh nhân còn gặp phải các triệu chứng toàn thân. Ví dụ như mất ngủ, mệt mỏi, sốt, chán ăn, suy nhược cơ thể…
ngón chân cái bị sưng đau có phải bệnh gout không
Rất nhiều trường hợp, ngón chân cái bị sưng đau là hệ quả của bệnh gout

Theo khuyến cáo từ các chuyên gia, gout là bệnh lý tương đối nguy hiểm. Ở giai đoạn cấp của bệnh nếu không sớm can thiệp điều trị đúng cách thì triệu chứng có thể kích hoạt thường xuyên và kéo dài. Từ đó làm phát sinh nhiều biến chứng nguy hiểm như biến dạng khớp, viêm đa khớp, sỏi thận hoặc nguy hiểm hơn là tàn phế.

Tham khảo thêm: Bệnh gút có mấy giai đoạn? Dấu hiệu và sự nguy hiểm

Cách điều trị khi ngón chân cái bị sưng đau

Có nhiều phương pháp điều trị khắc nhau cho trường hợp ngón chân cái bị sưng đau. Tùy thuộc vào bệnh lý nguyên nhân và biểu hiện của triệu chứng sẽ có cách điều trị phù hợp. Tốt nhất khi tình trạng sưng đau kéo dài hãy chủ động thăm khám bác sĩ để được hướng dẫn điều trị và chăm sóc đúng cách.

Dưới đây là một số giải pháp điều trị có thể đáp ứng với tình trạng ngón chân cái bị sưng đau:

1. Sử dụng thuốc Tây

Để giúp giảm nhanh các triệu chứng sưng đau và khó chịu thì dùng thuốc tây là giải pháp đơn giản nhất. Trong trường hợp ngón chân cái sưng đau, bác sĩ có thể chỉ định một số thuốc sau:

  • Thuốc giảm đau (Paracetamol)
  • Thuốc chống viêm không steroid
  • Thuốc kháng viêm Corticoid

Tất cả các thuốc này cần sử dụng theo chỉ định của bác sĩ. Người bệnh tuyệt đối không tự ý mua thuốc về dùng hay tăng giảm liều dùng. Việc dùng thuốc không đúng chỉ định có thể làm giảm hiệu quả điều trị. Hơn nữa còn làm tăng nguy cơ gặp phải các tác dụng ngoại ý.

điều trị sưng đau ngón chân cái
Dùng thuốc tây là cách đơn giản nhất giúp khắc phục nhanh triệu chứng sưng đau ngón chân cái

Trong một số trường hợp, tổn thương ở ngón chân cái trở nên nặng nề, đe dọa khả năng vận động thì bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật. Đặc biệt là với bệnh gout khi đã có sự xuất hiện của các cục tophi lớn tại khớp ngón chân cái.

Mách bạn: 11 thuốc chữa bệnh gút tốt nhất – Giảm đau nhanh

2. Chữa sưng đau ngón chân cái bằng thảo dược tự nhiên

Ngoài việc dùng thuốc theo chỉ định bác sĩ thì người bệnh có thể dùng một số thảo dược tự nhiên để hỗ trợ điều trị. Phương pháp này vừa giúp tiết kiệm chi phí, vừa đảm bảo an toàn áp dụng để điều trị tình trạng ngón chân cái bị sưng đau do các bệnh lý mãn tính gây ra, đặc biệt là gout.

Các tài liệu y học cổ truyền cho biết, bệnh gout được gọi là chứng thống phong. Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu là do kinh mạch không đều, khí huyết suy yếu. Từ đó khiến cho tà khí dễ dàng thâm nhập gây tắc nghẽn kinh lạc. Từ đó làm phát sinh tình trạng đau nhức và sưng đỏ tại khớp ngón chân cái.

Có thể tận dụng các thảo dược tự nhiên có sẵn trong vườn nhà để khắc phục triệu chứng của bệnh. Đồng thời hỗ trợ cải thiện khả năng vận động cho khớp. Tía tôlá lốt là 2 thảo dược được dùng phổ biến nhất.

– Chữa đau nhức ngón chân cái bằng tía tô:

  • Chuẩn bị 1 nắm lá tía tô tươi rửa sạch rồi để cho ráo nước
  • Cho vào ấm, thêm 1 lít nước vào đun trên lửa nhỏ
  • Đến khi thấy nước cạn còn khoảng 400ml thì tắt bếp
  • Loại bỏ bã, chia đều nước sắc thành nhiều lần uống trong ngày

– Dùng lá lốt chữa sưng đau ngón chân cái:

  • Bài thuốc uống: Chuẩn bị 10 – 15g lá lốt đem rửa sạch sau đó thái nhỏ rồi phơi khô. Sau đó cho vào ấm, thêm 3 bát nước vào sắc trên lửa nhỏ đến khi còn 1 bát. Loại bỏ phần bã thuốc, nước sắc uống khi còn ấm. Nên uống thuốc vào sau bữa ăn tối khoảng 30 phút.
  • Bài thuốc ngâm chân: Chuẩn bị 100g lá lốt tươi (có thể dùng cả cành và rễ). Rửa sạch thảo dược rồi đem sao qua với 1/2 củ gừng. Sau đó cho vào nồi đun sôi với khoảng 2 lít nước. Đổ ra chậu, thêm 1 ít muối vào chờ cho nước ấm rồi dùng ngâm chân. Thực hiện vào buổi tối trước khi đi ngủ.

3. Các mẹo chữa tại nhà khác

Ngón chân cái bị sưng đau không chỉ ảnh hưởng đến việc di chuyển và vận động. Trong nhiều trường hợp cơn đau còn kích hoạt mạnh hơn vào ban đêm gây cản trở giấc ngủ. Nó khiến nhiều người bệnh gặp phiền toái, khó ngủ, mất ngủ, ngủ không ngon giấc.

Để hỗ trợ làm giảm đau, giảm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, người bệnh có thể áp dụng một số giải pháp sau:

– Massage chân:

Massage là giải pháp rất phù hợp khi bạn gặp phải tình trạng đau nhức xương khớp, trong đó có sưng đau ngón chân cái. Massage có thể giúp làm giảm đau. Đồng thời tăng cường lưu thông máu để chữa lành tổn thương ở khớp.

sưng đau ngón chân cái phải làm sao
Massage ngón chân cái cũng là mẹo đơn giản giúp hỗ trợ giảm đau

Việc massage nên thực hiện vào buổi tối trước khi đi ngủ để tránh các cơn đau kích hoạt làm phiền đến giấc ngủ. Chỉ nên xoa bóp nhẹ nhàng, tránh dùng lực tay quá mạnh bởi có thể khiến cơn đau nghiêm trọng hơn.

– Nâng cao chân lúc nghỉ ngơi:

Khi bị sưng đau ngón chân cái, người bệnh nên dành thời gian cho việc nghỉ ngơi để hỗ trợ làm giảm đau đớn và sưng tấy. Khi nằm nên kê 1 cái gối hay 1 tấm nệm để chân cao hơn thân người. Điều này giúp giảm đau hiệu quả hơn.

Bên cạnh đó, người bệnh cần tránh chơi thể thao nặng. Khi chân còn sưng đau không nên chạy bộ hay đi bộ thể dục.

– Chườm lạnh giảm sưng ngón chân cái:

Chườm lạnh cũng là giải pháp tại nhà đơn giản, dễ thực hiện có thể đáp ứng với trường hợp ngón chân cái bị sưng đau. Nhiệt độ lạnh giúp làm giảm sưng đau nhờ gây tê tạm thời các dây thần kinh cảm giác và hạn chế cấp máu đến vị trí đang xuất hiện triệu chứng.

– Chọn giày phù hợp:

Khi ngón chân cái đang bị sưng đau thì bạn tốt nhất không nên mang giày. Tuy nhiên với các trường hợp bắt buộc thì cần chọn đôi giày phù hợp với chân để tạo cảm giác thoải mái.

Tránh đi giày cao gót hay giày quá chật bởi có thể gây chèn ép các ngón chân dẫn tới đau nhức. Nếu tính chất công việc phải đi đứng nhiều thì nên chọn một đôi giày đế bằng thay vì giày thời trang.

– Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh:

  • Tăng cường sử dụng các thực phẩm giàu dưỡng chất, cung cấp nhiều canxi cho xương khớp chắc khỏe.
  • Bổ sung nhiều rau xanh và trái cây trong bữa ăn để kiểm soát cân nặng và đẩy nhanh quá trình chữa lành tổn thương.
  • Uống nhiều nước để cải thiện chức năng đào thải độc tố cùng axit uric tại thận.
  • Nếu bị bệnh gout thì không nên ăn thực phẩm giàu purin, thức ăn nhiều dầu mỡ, gia vị hay đường…
  • Tuyệt đối không uống rượu bia, hút thuốc lá. Những chất kích thích này có thể làm tăng nặng cơn đau và làm ảnh hưởng đến hiệu quả của thuốc điều trị.

Xem thêm: Bệnh gout ăn được thịt gì và nên tránh ăn thịt gì?

7 Cách phòng ngừa ngón chân cái bị sưng đau

  • Mặc giày phù hợp: Chọn giày có kích thước phù hợp, đủ rộng và thoải mái ở phần mũi giày để tránh áp lực không cần thiết lên ngón chân cái. Tránh giày cao gót hoặc giày chật có thể gây áp lực lên ngón chân.
  • Bảo vệ chân khi hoạt động: Sử dụng các loại ủng hoặc bảo vệ chân thích hợp khi tham gia các hoạt động thể thao hoặc làm việc có nguy cơ chấn thương cao để giảm nguy cơ bị đau ngón chân cái.
  • Tăng cường sức mạnh và linh hoạt: Thực hiện các bài tập cải thiện sức mạnh và độ linh hoạt của cơ bắp xung quanh ngón chân cái, như bài tập duỗi và co ngón chân, giúp giảm nguy cơ chấn thương.
  • Tránh hoạt động quá sức: Hãy lắng nghe cơ thể và tránh những hoạt động quá mức hoặc lặp lại quá nhiều lần có thể gây áp lực lên ngón chân cái, nhất là khi đã có cảm giác mệt mỏi hoặc đau.
  • Duy trì cân nặng khỏe mạnh: Giữ cân nặng trong phạm vi khỏe mạnh để giảm áp lực lên các ngón chân và cấu trúc xương dưới khi đi đứng và di chuyển.
  • Sử dụng đệm lót giày: Đối với những người có cấu trúc chân đặc biệt hoặc vấn đề về bàn chân, việc sử dụng đệm lót giày có thể giúp phân phối áp lực đều hơn và giảm nguy cơ chấn thương cho ngón chân cái.
  • Kiểm tra định kỳ với bác sĩ: Đối với những người có lịch sử về vấn đề chân hoặc đã từng chấn thương, thăm khám bác sĩ định kỳ để đánh giá tình trạng sức khỏe của bàn chân và ngón chân cái có thể giúp phát hiện và chữa trị sớm các vấn đề tiềm ẩn.

Ngón chân cái bị sưng đau là tình trạng khá phổ biến nhưng nhiều người vẫn còn chủ quan với nó. Trường hợp triệu chứng kéo dài nên chú ý thăm khám ngay, đồng thời nghiêm túc điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ cho đến khi khỏi bệnh hoàn toàn.

Có thể bạn quan tâm:

Ngày đăng 07:52 - 11/03/2024 - Cập nhật lúc: 13:51 - 11/03/2024
Chia sẻ:
Cách chữa bệnh gút bằng đỗ xanh tại nhà Cách chữa bệnh gút bằng đậu xanh cực hay tại nhà

Cách chữa bệnh gút bằng đậu xanh là phương pháp an toàn, được ông bà xưa áp dụng và lưu…

Bệnh gút sưng chân phải làm sao?

Bệnh gút sưng chân khiến người bệnh gặp rất nhiều khó khăn trong việc đi lại, vận động. Để kiểm…

Giải thưởng của Trung tâm Thuốc dân tộc Trung Tâm Thuốc Dân Tộc – Đơn Vị Chữa Bệnh Gút Bằng Y Học Cổ Truyền Tốt Nhất Hiện Nay

“Trung tâm Thuốc dân tộc chữa bệnh gút có tốt không?” là câu hỏi băn khoăn của nhiều người bệnh…

Làm bữa sáng cho người bệnh gout Làm bữa sáng cho người bệnh gout – Ngon 7 ngày/tuần

Bữa sáng cho người bệnh gout không chỉ cần đảm bảo sự ngon miệng mà còn phải chú trọng vào…

gout mạn tính Triệu chứng bệnh gút mạn tính và cách điều trị, phòng biến chứng

Người mắc bệnh gút mạn tính thường gặp khó khăn trong việc kiểm soát, điều trị. Các biến chứng có…

Bình luận (2)

  1. Phương Nam
    Phương Nam says: Trả lời

    Bác sĩ cho em hỏi em vừa té xe khoảng hơn 1 tuần trước, có may 4 mũi ở ngón chân cái, đã cắt chỉ và hiện đang rửa vết thương tại nhà, khoảng 3 ngày trở lại đây ngón chân em có sưng 1 ít và không cảm thấy đau, như vậy là em đang bị gì ạ, liệu có phải gãy xương không ạ. Mong bác sĩ giải đáo giúp em

  2. Thoại
    Thoại says: Trả lời

    Bác sĩ cho e hỏi e bị đau với sưng ở ngón chân cái mà bị một bên ,e có uống thuốc hết rồi vẫn bị lại ko biết là bị gì.Mong bác sĩ tư vấn giúp e

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua