Viêm amidan mãn tính: Nguyên nhân và cách chữa trị hiệu quả

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần

Phó Giám đốc Chuyên môn

Viêm amidan mãn tính là tình trạng amidan nhiễm trùng dai dẳng kéo dài hơn 2 tuần và có thể dẫn đến tái phát nhiều lần trong năm. 

Viêm amidan mãn tính là gì? 

Viêm amidan mãn tính là một tình trạng mà amidan trở nên sưng và có thể gây ra các triệu chứng như đau họng, khó khăn khi nuốt, thậm chí là hôi miệng.

Viêm amidan mãn tính đã có cách điều trị hiệu quả nhờ bài thuốc thảo dược

Nguyên nhân

Amidan là hai khối lympho nằm ở hai bên họng, có vai trò bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh. Nguyên nhân chính gây viêm amidan mãn tính là do nhiễm trùng vi khuẩn.

Các loại vi khuẩn gây bệnh phổ biến bao gồm:

  • Streptococcus pyogenes
  • Staphylococcus aureus
  • Haemophilus influenzae
  • Moraxella catarrhalis

Ngoài ra, bệnh cũng có thể xảy ra do nhiễm trùng virus, chẳng hạn như virus cúm, virus sởi, virus thủy đậu,…

Yếu tố nguy cơ:

  • Thói quen hút thuốc: Hút thuốc có thể làm tăng nguy cơ viêm nhiễm amidan
  • Ô nhiễm môi trường: Tiếp xúc với môi trường ô nhiễm cũng có thể làm tăng khả năng mắc bệnh

Triệu chứng

Triệu chứng phổ biến thường bao gồm:

  • Miệng hôi
  • Sốt
  • Nuốt vướng
  • Mệt mỏi
  • Đau nhức cơ thể
  • Ho kéo dài
  • Đờm xanh hoặc vàng có thể lẫn sợi máu
  • Đau rát cổ họng

Có thể bạn quan tâm: Viêm Amidan Hốc Mủ Là Gì? Triệu Chứng và Cách Điều Trị

Viêm amidan mãn tính có cần cắt không?

Viêm amidan mãn tính có thể chữa khỏi nếu điều trị kịp thời và đúng cách. Hiện nay, có nhiều phương pháp chữa trị, tùy vào cơ địa và tình trạng bệnh của mỗi người sẽ có giải pháp phù hợp.

Phẫu thuật không phải là giải pháp tối ưu cho viêm amidan mãn tính
Phẫu thuật không phải là giải pháp tối ưu cho viêm amidan mãn tính

Nhiều người cho rằng viêm amidan mãn tính chỉ có thể chữa khỏi bằng phẫu thuật cắt amidan. Tuy nhiên, điều này không hoàn toàn đúng. Bởi không phải ai bị viêm amidan cũng đều phải cắt amidan, mà còn tùy thuộc vào tình trạng bệnh và cơ địa của người bệnh có đáp ứng được phẫu thuật hay không.

Viêm amidan là quá trình viêm nhiễm kéo dài ở niêm mạc đường hô hấp. Nếu cắt amidan chỉ loại bỏ được tạm thời chứ không giải quyết được bản chất vấn đề viêm nhiễm.

Trường hợp phải cắt amidan cần được sự chỉ định của bác sĩ và phải làm một số kiểm tra về sức khỏe trước khi tiến hành. Ngoài ra, phẫu thuật cắt amidan cũng gây nhiều nguy hại như khiến cơ thể mất đi hệ thống miễn dịch, do đó người bệnh cần cân nhắc kỹ lưỡng trước khi quyết định.

Tìm hiểu thêm: Viêm amidan cấp và cách điều trị dứt điểm, an toàn từ thảo dược tự nhiên

Điều trị viêm Amidan mãn tính không cần phẫu thuật

Viêm amidan mãn tính thường được điều trị bằng các biện pháp không cần phẫu thuật như sau:

Sử dụng thuốc điều trị

Các loại thuốc phổ biến:

  • Kháng sinh: tiêu diệt vi khuẩn gây viêm nhiễm
  • Thuốc giảm đau, hạ sốt: giảm đau họng, giảm sốt
  • Thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs): giảm đau, giảm viêm, hạ sốt
  • Thuốc kháng histamin: giảm viêm, sưng tấy

Điều trị tại nhà

Dưới đây là một số mẹo trị viêm amidan tại nhà:

  • Rau diếp cá: Ngâm rau diếp cá trong nước muối loãng và ăn sống có thể cung cấp vitamin và khoáng chất, hỗ trợ hệ thống miễn dịch.
  • Tỏi với mật ong: Tỏi được cho là có tính chất chống vi khuẩn và chống viêm. Kết hợp với mật ong, có thể giúp làm dịu cổ họng.
  • Mật ong nguyên chất: Mật ong có tác dụng chống vi khuẩn và chống viêm. Ngậm mật ong nguyên chất có thể giúp giảm đau và sưng.

Đông y chữa viêm amidan

Đông y cho rằng viêm amidan mãn tính là do phế hầu suy giảm, nguyên khí hao tổn, tỳ hư, can hỏa phạm phế, thận khí hư mà thành. Vì thế, muốn khỏi bệnh cần cân bằng âm dương, đi sâu loại bỏ căn nguyên gây bệnh. Khi âm dương cân bằng, sức đề kháng cơ thể được nâng cao, bệnh sẽ được loại bỏ hoàn toàn trong thời gian dài, hạn chế tái phát. 

Giải pháp chữa viêm amidan bằng Đông y không chỉ giúp loại bỏ bệnh từ sâu bên trong, mà còn giúp tăng cường chức năng phù tạng, hồi phục cơ thể chống lại những tác nhân gây hại.

Thông tin thêm: Viêm amidan mãn tính có nguy hiểm không? Xử lý như thế nào?

Viêm amidan mãn tính nên ăn gì, kiêng gì?

Bác sĩ Tuyết Lan cho biết, muốn quá trình điều trị viêm amidan được rút ngắn, người bệnh nên lưu ý những điều dưới đây:

Ăn các loại thức ăn mềm, dễ nuốt
Người bị viêm amidan mãn tính nên ăn các loại thức ăn mềm, dễ nuốt
  • Nên sử dụng các loại thức ăn mềm, dễ nuốt giúp giảm đau, không kích thích vùng niêm mạc bị sưng viêm. 
  • Bổ sung nước thường xuyên cho cơ thể, tránh tình trạng để cổ họng bị khô. 
  • Tăng cường bổ sung vitamin từ hoa quả nhất là các loại hoa quả chứa nhiều vitamin C giúp tăng cường hệ miễn dịch, chống viêm hiệu quả. Người bệnh có thể bổ sung bằng cách uống nước ép, sinh tố. 
  • Bổ sung thực phẩm giàu đạm như trứng luộc và gan bò để tăng cường sức đề kháng, chống lại các vi khuẩn gây viêm. 
  • Không ăn các đồ ăn lạnh, đồ ăn có tính nhiệt, cay, nóng sẽ kích thích tình trạng sưng viêm của amidan. 
  • Hạn chế các đồ ăn sống, gỏi, tái hoặc nộm vì tiềm ẩn vi khuẩn bên trong. 

Nếu bị viêm amidan mãn tính, người bệnh cần nghỉ ngơi nhiều, uống nhiều nước, và ăn các thực phẩm mềm, dễ nuốt. Trong trường hợp bệnh không thuyên giảm sau 7 – 10 ngày điều trị, người bệnh cần đến gặp bác sĩ để được thăm khám kịp thời.

Có thể bạn quan tâm:

Chia sẻ:
Viêm amidan xơ teo Viêm Amidan Xơ Teo Là Gì? Giải Pháp Điều Trị Dứt Điểm

Viêm amidan xơ teo là biến chứng phổ biến của viêm amidan cấp tính ở người trưởng thành, có thể…

Hướng dẫn cách chăm sóc trẻ bị viêm amidan tại nhà, bố mẹ tham khảo

Chăm sóc trẻ bị viêm amidan đòi hỏi sự quan tâm đặc biệt để giảm bớt các triệu chứng và…

Amidan có đốm trắng Amidan Có Đốm Trắng Là Bị Gì? Các Thông Tin Cần Biết

Amidan có đốm trắng được xem là dấu hiệu điển hình khi mắc một căn bệnh đường hô hấp nào…

Trẻ bị viêm amidan thường sốt mấy ngày, cần làm gì? Trẻ bị viêm amidan thường sốt mấy ngày, cần làm gì? Bố mẹ nên biết

Trẻ bị viêm amidan sốt mấy ngày? Theo thống kê từ các bác sĩ, trẻ bị viêm amidan có thể…

Amidan sưng to là bị gì? Cách trị, giảm sưng amidan nhanh và hiệu quả

Amidan bị sưng to là dấu hiệu thường gặp của bệnh viêm amidan, sỏi amidan, phì đại amidan,... Để điều…

Chia sẻ
Bỏ qua