Bé Bị Viêm Loét Miệng Họng Sốt Cao: Nên Xử Lý Thế Nào?

Bé bị viêm loét miệng họng sốt cao có thể xảy ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Các biểu hiện có thể được kiểm soát tốt nếu được thăm khám, điều trị sớm và chăm sóc đúng cách. Trường hợp chủ quan, không được xử lý đúng cách có thể gây ra các biến chứng nặng nề.

Dấu hiệu bé bị viêm loét miệng họng sốt cao 

Viêm loét miệng họng sốt cao ở trẻ nhỏ đề cập đến tình trạng viêm niêm mạc miệng, má, môi, lưỡi và vòm họng đi kèm với biểu hiện sốt cao. Các vết loét thường có màu trắng xám, vàng nhạt, viền đỏ, hình tròn và có kích thước khoảng 1 – 3mm. Trong một số trường hợp, tổn thương ảnh hưởng đến thanh quản và thực quản của bé.

Bé bị viêm loét miệng họng sốt cao
Bé bị viêm loét miệng họng sốt cao có thể xảy ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau

Tình trạng viêm loét miệng họng sốt cao thường xảy ra ở trẻ dưới 5 tuổi. Các biểu hiện thường bùng phát vào những ngày hè, nắng nóng. Bé bị viêm loét miệng họng đi kèm biểu hiện sốt cao thường đặc trưng bởi một số biểu hiện sau:

  • Đau rát nhiều ở môi, cổ họng và miệng
  • Trẻ sốt cao trên 38.5 độ C
  • Miệng có mùi hôi và có thể chảy máu nướu răng
  • Cơ thể mệt mỏi, tay chân bủn rủn, nằm lì tại chỗ
  • Trẻ bỏ bữa thường xuyên, ăn không ngon, chán ăn
  • Chảy dãi do tăng tiết dịch nhầy
  • Ăn không ngon miệng nên dễ sụt cân
  • Trẻ nhỏ hay trẻ sơ sinh bị viêm loét miệng họng sốt cao thường khó chịu, quấy khóc và nôn trớ khi bú.

Nguyên nhân dẫn đến bé bị viêm loét miệng họng sốt cao

Thực tế nhận thấy, tình trạng bé bị viêm loét miệng họng sốt cao thường là biểu hiện của các bệnh đường hô hấp như viêm họng cấp, viêm họng hạt, tay chân miệng, viêm amidan, cúm, sởi,…

Virus herpes
Nhiễm Virus herpes là một trong những nguyên nhân gây viêm loét miệng họng sốt cao ở bé

Bên cạnh đó, tình trạng này còn khởi phát bởi nhiều nguyên nhân khác như:

  • Virus herpes: Nhiễm Virus herpes là một trong những nguyên nhân gây viêm loét miệng họng sốt cao ở bé. Loại virus này dễ tấn công vào vùng họng của trẻ vào những thời điểm thời tiết chuyển lạnh, trẻ dùng nhiều đồ ăn, thức uống lạnh và nhiều gia vị cay nóng. Bên cạnh đó, sức đề kháng của trẻ yếu hơn so với người trưởng thành nên Virus herpes dễ tấn công vào cơ thể và gây bệnh.
  • Trẻ bị nóng trong: Trẻ có cơ địa nóng, thời tiết nắng nóng, dùng nhiều thức ăn chứa nhiều dầu mỡ, gia vị cay nóng,… có thể làm tăng nguy cơ gây viêm loét miệng họng ở trẻ nhỏ. Tình trạng này kéo dài có thể gây tăng thân nhiệt, trẻ mệt mỏi, quấy khóc, vận động kém,…
  • Thiếu chất dinh dưỡng: Chế độ ăn uống thiếu hụt dưỡng chất tác động không nhỏ đến sức khỏe tổng thể cũng như sức đề kháng. Nếu chế độ dinh dưỡng thiếu hụt sắt, vitamin B12, acid folic, các dưỡng chất thiết yếu có thể khiến trẻ bị nhiệt miệng, dễ bị sốt, viêm loét họng. Tình trạng này kéo dài ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như cân nặng của trẻ.
  • Lạm dụng kháng sinh: Có thể nhận thấy, cơ thể của trẻ khá nhạy cảm với thuốc kháng sinh. Việc lạm dụng thuốc có thể phát sinh nhiều tác dụng không mong muốn và rủi ro. Theo đó, dùng quá nhiều kháng sinh có thể gây nhiệt miệng, sốt cao, loét họng gây đau rát, khó chịu.
  • Ảnh hưởng của các bệnh đường tiêu hóa: Trường hợp trẻ mắc một số bệnh đường tiêu hóa như trào ngược dạ dày thực quản, đau dạ dày, viêm loét dạ dày,… có thể làm tăng nguy cơ viêm loét họng và sốt cao.
  • Vệ sinh răng miệng kém: Trẻ vệ sinh răng miệng kém, không đúng cách sẽ tạo điều kiện cho các vi khuẩn gây hại trong khoang miệng phát triển mạnh và gây tổn thương, viêm loét. 

Ngoài những nguyên nhân thường gặp trên, tình trạng bé bị viêm loét miệng họng sốt cao còn xảy ra bởi nhiều tác nhân khác. Việc xác định nguyên nhân cụ thể sẽ hỗ trợ quá trình điều trị đạt được kết quả tốt nhất cũng như phòng ngừa tái phát hiệu quả. Vì vậy, khi nhận thấy các biểu hiện bất thường, bạn nên đưa trẻ đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị đúng cách.

Bé bị viêm loét miệng họng sốt cao nguy hiểm không? 

Mặc dù không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tổng thể nhưng tình trạng viêm loét miệng họng sốt cao ở trẻ tác động không nhỏ đến hoạt động ăn uống, giao tiếp, sinh hoạt hàng ngày. Bên cạnh đó, trường hợp khởi phát do một số nguyên nhân nghiêm trọng có thể gây ra các biến chứng nặng nề nếu không được kiểm soát tốt.

Loét miệng ở trẻ
Viêm loét miệng họng kéo dài có thể gây vỡ niêm mạc họng

Dưới đây là một số ảnh hưởng khi bé bị viêm loét miệng họng sốt cao:

  • Trẻ chậm phát triển và suy dinh dưỡng: Các biểu hiện loét miệng họng và sốt cao kéo dài có thể khiến trẻ lười ăn, chán ăn, sụt cân, suy nhược cơ thể. Nếu không được kiểm soát sớm có thể ảnh hưởng đến quá trình phát triển toàn diện của trẻ.
  • Nguy cơ vỡ niêm mạc họng: Viêm loét miệng họng kéo dài có thể gây vỡ niêm mạc họng. Lúc này, lớp niêm mạc bong tróc khiến cổ họng sưng đau, khó nuốt, vướng.
  • Áp xe hạ họng: Áp xe được xem là biến chứng thường gặp của tình trạng viêm loét. Mức độ nguy hiểm của hiện tượng áp xe còn phụ thuộc nhiều vào mức độ viêm nhiễm tác động đến sức khỏe của trẻ nhỏ.
  • Nấm họng: Khi bị nấm họng, cơn ngứa ngáy cổ họng gia tăng, từ đó gây ra tình trạng ho có đờm, ho dai dẳng, sốt cao, hắt hơi nhiều. Tình trạng này kéo dài, bệnh tiến triển nặng và khó điều trị dứt điểm.
  • Ung thư vòm họng: Mặc dù không thường gặp nhưng một số trường hợp trẻ bị viêm loét miệng họng sốt cao có thể gây ung thư vòm họng. Đây là bệnh lý nguy hiểm, có thể đe dọa trực tiếp đến tính mạng của trẻ nhỏ. Do đó, ba mẹ không nên chủ quan trước các biểu hiện bất thường của trẻ.

Cách xử lý khi bé bị viêm loét miệng họng sốt cao

Ngay khi nhận thấy biểu hiện viêm loét miệng họng sốt cao ở trẻ, ba mẹ cần đưa con đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám, xác định nguyên nhân, mức độ tổn thương miệng họng. Từ đó đưa ra hướng xử lý phù hợp giúp kiểm soát tình trạng này nhanh chóng và phòng ngừa các biến chứng nặng nề phát sinh.

1. Sử dụng thuốc Tây điều trị 

Sử dụng thuốc Tây kiểm soát viêm loét miệng họng sốt cao ở bé được áp dụng phổ biến. Thuốc có tác dụng nhanh, tiện lợi, dễ sử dụng. Tuy nhiên, do cơ địa của trẻ nhỏ khá nhạy cảm, nguy cơ cao nên ba mẹ tránh tự ý cho trẻ dùng thuốc khi chưa tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa, nhất là thuốc kháng sinh.

Thuốc chữa viêm loét miệng cho trẻ
Sử dụng thuốc Tây kiểm soát viêm loét miệng họng sốt cao ở bé được áp dụng phổ biến

Dưới đây là một số loại thuốc thường được chỉ định trong điều trị viêm loét miệng, sốt cao ở trẻ:

  • Thuốc kháng virus
  • Thuốc chống nấm
  • Thuốc kháng sinh
  • Thuốc giảm đau, gây tê tại chỗ
  • Thuốc chống siêu vi khuẩn
  • Viên uống bổ sung vitamin
  • Thuốc hạ sốt, giảm đau

Để đảm bảo an toàn cũng như đạt được kết quả điều trị tốt nhất, ba mẹ cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ về liều lượng và thời gian dùng thuốc cho trẻ. Không tự ý hiệu chỉnh liều lượng khi chưa có sự cho phép. 

2. Một số mẹo chữa tại nhà 

Bên cạnh sử dụng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa, ba mẹ cũng có thể tận dụng một số mẹo chữa tại nhà để cải thiện các triệu chứng lâm sàng, đồng thời đẩy nhanh tốc độ phục hồi niêm mạc miệng họng bị tổn thương. Ưu điểm của biện pháp này là có độ lành tính, an toàn cao và hạn chế phát sinh tác dụng phụ nghiêm trọng.

Để cải thiện tình trạng viêm loét miệng họng sốt cao ở bé, bạn có thể áp dụng một số mẹo sau:

  • Súc miệng bằng nước muối: Súc miệng bằng nước muối ấm là một trong những cách hỗ trợ và phòng ngừa viêm loét miệng đơn giản và hiệu quả. Trong nước muối chứa các thành phần có tác dụng sát trùng, kháng viêm, làm sạch khoang miệng, từ đó làm dịu vùng loét viêm, đau rát hiệu quả.
  • Tận dụng tinh bột nghệ: Nghệ không chỉ là loại gia vị quen thuộc mà còn được sử dụng như một vị thuốc chữa bệnh. Trong nguyên liệu này có chứa các dược chất có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn, hỗ trợ làm lành vết thương. Ba mẹ có thể dùng một ít tinh bột nghệ hòa cùng với nước ấm và mật ong rồi cho bé uống trực tiếp. Thực hiện đều đặn mỗi ngày để đạt được kết quả tốt nhất.
  • Chữa viêm loét miệng bằng mật ong: Mật ong là sản phẩm tự nhiên mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Một số thành phần trong mật ong có tác dụng ức chế vi khuẩn gây viêm ở khoang miệng, cổ họng. Để làm giảm viêm loét miệng họng sốt cao ở trẻ, bạn có thể pha mật ong với nước ấm và thêm vài lát chanh vào cho trẻ uống trực tiếp. Không dùng mật ong cho trẻ dưới 1 tuổi vì có thể phát sinh tác dụng không mong muốn.

Chăm sóc và phòng ngừa trẻ bị viêm loét miệng họng sốt cao 

Bên cạnh các biện pháp điều trị và hỗ trợ điều trị, ba mẹ cần chủ động trong việc chăm sóc và phòng ngừa viêm loét miệng họng sốt cao cho trẻ để kiểm soát các triệu chứng nhanh chóng, đồng thời ngăn ngừa tái phát lâu dài.

Hướng dẫn trẻ đánh răng
Tập cho trẻ thói quen chải răng đều đặn 2 – 3 lần/ ngày

Cách chăm sóc và phòng ngừa viêm loét miệng họng sốt cao ở bé:

  • Tập cho trẻ thói quen chải răng đều đặn 2 – 3 lần/ ngày. Ưu tiên các loại bàn chải có lông mềm, kích thước phù hợp để tránh gây trầy xước mô nướu và kích thích vết loét.
  • Hướng dẫn trẻ súc miệng bằng nước muối ấm hoặc nước muối sinh lý mỗi ngày từ 1 – 3 lần tùy thuộc vào độ tuổi
  • Cho bé dùng các món ăn ở dạng lỏng, mềm, được nấu chín nhừ, dễ tiêu hóa. Bên cạnh đó, nên chia nhỏ các bữa ăn chín nhằm làm giảm áp lực lên vùng cổ họng.
  • Tránh cho trẻ dùng các món ăn quá cứng, thức ăn cay nóng, nhiều gia vị. Không cho con dùng quá nhiều thức ăn, thức uống chua vì axit có thể khiến tình trạng viêm loét tiến triển nặng hơn, trẻ đau rát, xót và khó chịu.
  • Hạn chế cho trẻ dùng nước đá, kem, các thức ăn và thức uống lạnh
  • Khuyến khích con uống nhiều nước để ổn định điện giải trong cơ thể cũng như ngăn ngừa khô họng, khô miệng. Bên cạnh đó, có thể cho bé uống thêm nước ép trái cây, rau củ, sữa. Những thức uống này vừa có tác dụng bổ sung nước và dinh dưỡng cho cơ thể.
  • Chú ý giữ ấm cổ họng của trẻ khi thời tiết chuyển lạnh. Cần đeo khẩu trang khi ra đường để phòng ngừa các bệnh đường hô hấp.

Bé bị viêm loét miệng họng sốt cao có thể kiểm soát tốt nếu được phát hiện sớm, điều trị đúng cách và kết hợp các biện pháp chăm sóc hợp lý. Ngược lại, việc chủ quan, tự ý dùng thuốc điều trị có thể gây ra nhiều rủi ro, ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Vì vậy, ngay khi nhận thấy các biểu hiện bất thường, bạn cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được thăm khám và xử lý đúng cách.

Có thể bạn quan tâm:

Ngày đăng 00:21 - 05/06/2023 - Cập nhật lúc: 00:21 - 06/06/2023
Chia sẻ:
trẻ bị mảng trắng trong miệng Trẻ bị mảng trắng trong miệng – Nguy hiểm nên gặp bác sĩ ngay
Trẻ bị mảng trắng trong miệng là vấn đề phụ huynh cần chú ý, bởi đây có thể là dấu hiệu bệnh lý. Cần sớm phát hiện và can thiệp…
Viêm loét miệng ở trẻ em là tình trạng thường gặp, do nhiều nguyên nhân gây ra Viêm Loét Miệng Ở Trẻ Em: Nguyên Nhân, Hướng Chữa Trị

Viêm loét miệng là một trong những bệnh lý thường gặp ở trẻ em, nổi bật với các vết loét…

Bé bị viêm loét miệng họng sốt cao Bé Bị Viêm Loét Miệng Họng Sốt Cao: Nên Xử Lý Thế Nào?

Bé bị viêm loét miệng họng sốt cao có thể xảy ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Các biểu…

Viêm loét miệng Viêm Loét Miệng: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu, Cách Chữa Trị

Viêm loét miệng là một trong những tình trạng phổ biến xảy ra tại khoang miệng ở cả người lớn…

Viêm loét miệng mãn tính Viêm Loét Miệng Mãn Tính: Giải Pháp Chữa Trị, Ngăn Ngừa

Viêm loét miệng mãn tính là tình trạng niêm mạc miệng, môi, má, mô nướu... bị viêm nhiễm và hình…

Vôi hóa tuyến nước bọt là gì? Nguyên nhân và điều trị

Vôi hóa tuyến nước bọt là căn bệnh thường gặp ở nam giới trong độ tuổi trưởng thành. Điểm đặc…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua