Cách chữa bệnh trĩ bằng rau má – Hướng dẫn A-Z

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần

Phó Giám đốc Chuyên môn

Sử dụng rau má chữa bệnh trĩ từ lâu đã là phương pháp được áp dụng phổ biến trong dân gian và đem đến một số chuyển biến tích cực cho người bệnh. Tuy nhiên, khi sử dụng rau má, người bệnh cần phải thực hiện đúng cách, đúng liều lượng thì mới đạt được hiệu quả tốt nhất. 

Thành phần và tác dụng chữa bệnh của rau má

Rau má là một loại thực phẩm được sử dụng phổ biến trong đời sống người Việt. Thường được dùng để ăn kèm với thịt hoặc chế biến thành các món ăn ngon, bổ dưỡng. Không chỉ là một loại rau phổ biến, dễ gặp dễ tìm, rau má còn là vị thuốc đa dụng trong y học cổ truyền.

Công dụng chữa bệnh của rau má
Trong rau má chứa rất nhiều thành phần hỗ trợ tốt cho việc điều trị bệnh trĩ.

Rau má hay tích tuyết thảo, lôi công thảo, thuộc họ Hoa tán. Là một loại cỏ mọc bò, thân gầy nhẵn, rễ mọc ở các mấu. Lá có hình mắt chim, khía tai bèo, cuống dài 2 – 34cm, trong nhánh mang hoa, dài 10 -12 cm. Hoa mọc thành cụm đơn ở kẽ lá, mỗi cụm có 1 – 5 hoa nhỏ, mọc hoang ở khắp nơi tại Việt Nam và các nước vùng nhiệt đới.

Rau má chứa beta caroten, alkaloids, calcium, iron, magnesium, sterols, saponins, manganese, phosphorus, potassium, zinc, nhiều loại vitamin và khoáng chất khác như B1, B2, B3, C và K. Có nhiều lợi ích như giải độc, giảm stress, bảo vệ tim mạch, kháng khuẩn, làm lành vết thương,…

Ngoài ra, rau má còn giúp lợi tiểu, chữa cảm mạo phong nhiệt, sởi, thủy đậu, viêm họng, viêm niệu đạo, chảy máu cam, bạch đới, đái dắt, đái buốt, viêm ruột. Đặc biệt, rau má còn được dân gian sử dụng để chữa bệnh trĩ rất hiệu quả.

Gợi ý: Dùng Rau Muống Chữa Bệnh Trĩ Có Hiệu Quả Thật Không? 

Công dụng chữa bệnh trĩ của rau má

Theo đông y, rau má vị cay đắng, tính hàn, tiêu viêm và sát khuẩn. Theo Tây y, rau má chứa nhiều thành phần tốt cho người mắc bệnh trĩ, nhất là Asiaticoside kích thích tế bào biểu bì, giúp vết thương nhanh lành, có khả năng kháng virus và nấm mà không gây tác dụng phụ.

Ở giai đoạn đầu của bệnh trĩ, áp dụng phương pháp chữa bệnh trĩ bằng rau má có thể giúp xoa dịu cơn đau, sát khuẩn và tiêu viêm một cách hiệu quả, an toàn và dễ thực hiện. Tuy nhiên, việc thực hiện đúng cách và kiên trì trong thời gian dài là quan trọng để thấy được kết quả tích cực.

5 Cách chữa bệnh trĩ bằng rau má đơn giản, hiệu quả ngay tại nhà

Cơ chế chữa bệnh trĩ của rau má cụ thể là giảm viêm, kháng khuẩn, làm bền tĩnh mạch, chống viêm nhiễm, giảm đau, cải thiện tuần hoàn máu và tăng cường miễn dịch. Có nhiều cách chữa trĩ bằng rau má, bao gồm:

1. Uống sinh tố rau má

Nước rau má có tác dụng rất tốt cho người bị trĩ nội. Không chỉ vậy việc uống nước rau má thường xuyên còn giúp thanh nhiệt, giải độc, nhuận tràng, thúc đẩy hoạt động của nhu động ruột. Giúp cung cấp dưỡng chất cần thiết cho cơ thể mà không gây kích thích hay làm tăng áp lực đường ruột.

Sinh tố rau má chữa bệnh trĩ
Sinh tố rau má vừa có tác dụng thanh nhiệt giải độc vừa có khả năng chữa bệnh trĩ.

– Cách thực hiện: 

  • Chuẩn bị 100g rau má tươi, rửa sạch, để ráo nước
  • Cho vào máy xay sinh tố cùng một ít nước lọc hoặc nước sôi để nguội xay nhuyễn
  • Chắt lấy nước, bỏ bã, uống sinh tố rau má mỗi ngày sẽ giúp hỗ trợ tốt cho việc điều trị.
  • Nếu khó uống hoặc uống không quen, có thể cho thêm ít muối hoặc được cho dễ uống.

2. Uống trà rau má

Trà rau má có vị nhạt, mùi thơm nhẹ, có thể sử dụng mỗi ngày mà không cần lo lắng về tác dụng phụ. Uống trà rau má cũng có thể giúp cải thiện được hệ tiêu hóa và giảm táo bón – nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh trĩ.

– Cách thực hiện:

  • Rau má rửa sạch, phơi khô, cho vào hũ thủy tinh dùng dần.
  • Mỗi ngày lấy 100g rau má khô nấu với nước lọc.
  • Đun sôi trong 15 phút thì cắt lấy nước, uống bình thường như nước lọc.

Kiên trì thực hiện biện pháp này không chỉ giúp làm giảm nhanh các triệu chứng của bệnh trĩ mà còn giúp cải thiện đường ruột, tránh tình trạng táo bón ảnh hưởng đến các búi trĩ.

Tham khảo thêm: Gợi ý cách chữa bệnh trĩ bằng ngải cứu – Hướng dẫn A-Z

3. Chế biến các món ăn từ rau má

Các món ăn từ rau má khá ngon miệng, dễ ăn và dễ chế biến. Do đó, thay vì áp dụng hai biện pháp trên, người bệnh có thể dùng rau má để ăn sống, làm gỏi hoặc nấu canh. Trong các món này thì canh rau má là món ăn ngon, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, hỗ trợ tốt nhất cho việc điều trị bệnh trĩ.

Canh rau má hỗ trợ chữa bệnh trĩ
Canh rau má là món ăn vừa ngon vừa hỗ trợ tốt cho việc chữa bệnh trĩ.

– Cách thực hiện: 

  • Nguyên liệu: 100g thịt heo xay, 1 nắm rau má, hành tím băm nhuyễn và các gia vị khác.
  • Rau má rửa sạch, cắt nhỏ, để ráo nước.
  • Thịt ướp với gia vị và hành trong 15 phút.
  • Hành phi thơm với ít dầu ăn rồi cho thịt vào tao đến khi thịt săn lại.
  • Cho lượng nước vừa đủ vào nồi, đun sôi, nêm nếm gia vị vừa ăn rồi cho rau má vào.
  • Đợi sôi thì tắt bếp, sử dụng 2 – 3 lần/tuần để giúp giải nhiệt, chữa táo bón, chữa trĩ. 

4. Xông nước rau má chữa trĩ

Có thể chữa trĩ bằng rau má với cách xông trực tiếp nước rau má vào vùng hậu môn để điều trị. Đây cũng là phương pháp đơn giản, được nhiều người lựa chọn. Tuy nhiên chỉ thích hợp với trường hợp mắc bệnh ở mức độ nhẹ. 

– Cách thực hiện:

  • Lấy 1 nắm rau má tươi hoặc khô cho vào nồi nước đun sôi.
  • Thấy sôi thì đổ nước ra chậu, để trong 10 phút rồi ngồi lên xông hậu môn.
  • Xông đến khi nguội thì lấy nước đó để rửa hậu môn.
  • Thực hiện 2 – 3 lần/tuần sẽ thấy tình trạng bệnh cải thiện.

Lưu ý: Trước khi xông cần rửa sạch vùng hậu môn để tăng hiệu quả điều trị.

5. Đắp rau má chữa trĩ

Bên cạnh việc nấu canh rau má hay xay lấy nước uống thì người bệnh có thể kết hợp chữa trĩ từ bên ngoài bằng cách lấy rau má đắp lên búi trĩ. Việc đắp rau má có thể giúp làm giảm sưng tấy và thúc đẩy quá trình lành vết thương.

Đắp rau má điều trị bệnh trĩ
Người bệnh có thể kết hợp cách chữa trĩ từ bên ngoài bằng cách lấy rau má đắp lên búi trĩ.

– Cách thực hiện:

  • Hái một nắm rau má tươi, giã nát.
  • Có thể lọc lấy nước để uống nếu đảm bảo vệ sinh, giữ lại bã đắp vào búi trĩ.
  • Dùng băng cố định trong 30 phút thì rửa lại bằng nước mát.

Ngoài ra, việc đắp lá rau má thường xuyên còn có công dụng thu nhỏ và khắc phục tình trạng chảy máu ở búi trĩ. 

Cách chữa bệnh trĩ bằng rau má có hiệu quả không?

Chữa trĩ bằng rau má là một biện pháp dân gian từ lâu đời. Phương pháp này chỉ phù hợp với trường hợp bệnh nhẹ. Hiệu quả của phương pháp này còn phụ thuộc vào cơ địa và cách thực hiện. Ngoài ra, các bài thuốc dân gian nói chung đa số đều mang đến kết quả chậm, phải thẩm thấu từ từ nên đòi hỏi phải thật sự kiên trì và thực hiện thường xuyên. 

Với trường hợp trĩ nặng, cần thăm khám bác sĩ để có liệu pháp thích hợp. Trĩ cần can thiệp y tế, không thể tự khỏi được. Nếu chủ quan, kéo dài bệnh có thể dẫn đến tình trạng nghiêm trọng và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.

Xem thêm: Người Bị Bệnh Trĩ Nên Ăn Gì, Kiêng Gì Giúp Bệnh Mau Hồi Phục

Những lưu ý khi chữa bệnh trĩ bằng rau má

Việc dùng rau má để điều trị bệnh trĩ đã được nhiều người áp dụng và thành công. Đây là dược liệu từ thiên nhiên, có thể phù hợp điều trị tác động ở bên ngoài lẫn bên trong. Tuy nhiên, người bệnh cũng cần lưu ý một số điều khi dùng rau má chữa bệnh trĩ: 

  • Mỗi ngày chỉ dùng 30 – 40g rau má tươi, vò nát, vắt lấy nước hoặc sắc uống. Không nên dùng quá liều lượng cho phép. 
  • Khi đắp rau má lên búi trĩ, không nên chà xát để tránh tình trạng búi trĩ, vùng hậu môn bị trầy xước, tổn thương khiến tình trạng bệnh thêm nghiêm trọng.
  • Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, bổ sung nhiều vitamin và các chất xơ để hạn chế tình trạng táo bón
  • Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày, có thể đa dạng trong thức uống với các loại nước trái cây, nước ép sinh tố
  • Hạn chế ngồi lâu, đứng lâu một tư thế để tránh gây áp lực cho hậu môn.
  • Những đối tượng sau đây nếu muốn sử dụng cần hỏi ý kiến bác sĩ gồm: người mắc bệnh gan, bệnh tiểu đường, ung thư, có tiền sử tổn thương da, phụ nữ mang thai và đang cho con bú, người đang sử dụng thuốc đặc trị. 

Việc chữa bệnh trĩ bằng rau má là một phương pháp dân gian hữu ích đối với trường hợp trĩ nhẹ. Tuy nhiên, khi bệnh chuyển biến nặng hơn, việc thăm khám bác sĩ và áp dụng các liệu pháp y tế chuyên môn là điều cần thiết. Đồng thời, việc duy trì một lối sống lành mạnh và chế độ dinh dưỡng cân đối cũng đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa và điều trị bệnh trĩ hiệu quả.

Có thể bạn quan tâm

Chia sẻ:
Chữa bệnh trĩ bằng hoa thiên lý Mẹo chữa bệnh trĩ bằng hoa thiên lý ít người biết
Chữa bệnh trĩ bằng hoa thiên lý là một trong những phương pháp điều trị tự nhiên được sử dụng phổ biến hiện nay. Để khắc phục triệu chứng đau…
Ba giai đoạn chính của trĩ nội Bốn giai đoạn chính của trĩ nội – Bạn cần phải biết rõ

Tìm hiểu các giai đoạn chính của trĩ nội cần thiết để lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp…

Cắt Trĩ Có Đau Không – Liệu Có Phương Pháp Mổ Không Đau?

Trĩ là căn bệnh không quá nguy hiểm nhưng nó gây ra nhiều triệu chứng khó chịu, ảnh hưởng lớn…

nghệ sĩ Bình Xuyên chữa bệnh trĩ tại thuốc dân tộc Trung tâm Thuốc dân tộc tiếp đón Nghệ sĩ Bình Xuyên đến khám và điều trị bệnh trĩ – Hiệu quả dứt điểm ngay từ những liệu trình đầu tiên

Thuốc dân tộc từ nhiều năm nay đã trở thành đơn vị khám chữa bệnh bằng YHCT hàng đầu được…

Bệnh trĩ có gây đau lưng không? Bệnh trĩ có gây đau lưng không? Dấu hiệu chính?

Bệnh trĩ có gây đau lưng không? Là một trong những vấn đề mà không ít người bệnh quan tâm.…

Bí kíp đánh bay “cơn đau” bệnh trĩ do bia rượu ngày Tết gây ra

Bia rượu, những buổi tiệc, liên hoan là nét văn hóa quen thuộc của người Việt Nam trong những ngày…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua