Viêm amidan khi mang thai và cách điều trị AN TOÀN, HIỆU QUẢ cho bà bầu
Viêm Amidan khi mang thai có thể là dấu hiệu của một tình trạng nghiêm trọng nào đó. Tình trạng này có thể đe dọa đến sức khỏe của mẹ và bé. Để điều trị viêm Amidan trong thai kỳ, người bệnh cần thực hiện thận trọng dưới sự chỉ định, giám sát của bác sĩ chuyên môn.
Viêm Amidan khi mang thai có nguy hiểm không?
Viêm Amidan khi mang thai có thể tác động tiêu cực đến tình trạng sức khỏe của mẹ và bé. Các biến chứng có thể ảnh hưởng đến vấn đề xương khớp, vấn đề tim, thận ở thai nhi và gây nhiễm trùng máu, phù mạch ở người mẹ.
Viêm Amidan trong thai kỳ có thể là dấu hiệu của hệ thống miễn dịch yếu. Thai phụ bị viêm Amidan thậm chí có thể bị tổn thương dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng bao gồm cả sẩy thai. Điều này xảy ra khi vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể người mẹ sau đó di chuyển đến thai nhi gây ảnh hưởng đến sự phát triển thai nhi. Các biến chứng nghiêm trọng khác có thể bao gồm:
- Nhiễm trùng tử cung
- Sinh non
- Ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi, đặc biệt là ở ba tháng giữa của thai kỳ
Trong một vài trường hợp viêm Amidan trong thai kỳ có thể biến chứng thành mãn tính có thể gây tổn hại đến hệ thống miễn dịch của thai phụ. Điều này làm tăng nguy cơ các mầm bên ngoài cơ thể tấn công và gây ảnh hưởng đến các cơ quan nội tạng. Trong hầu hết các trường hợp, phụ nữ mang thai bị viêm Amidan mãn tính cần phải sinh mổ.
Đối với trường hợp viêm Amidan do liên cầu khuẩn không được điều trị kịp lúc có thể gây ảnh hưởng đến van tim và thận. Các biến chứng bao gồm sốt cao kèm đau nhức khớp hoặc tử vong. Ngoài ra, các biến chứng khác có thể bao gồm:
- Tiêu chảy dẫn đến mất nước
- Đau dạ dày
- Buồn nôn và nôn
- Ợ nóng
- Gây rối loạn sự phát triển ở thai nhi
Do đó, người bệnh nên đến bệnh viện ngay khi nhận thấy các triệu chứng viêm Amidan để tránh các biến chứng không mong muốn.
Cách điều trị viêm Amidan khi mang thai
Việc điều trị viêm Amidan khi mang thai cần được điều trị kịp lúc và đúng phương pháp. Việc sử dụng thuốc thường không được khuyến cáo trừ các trường hợp thật sự cần thiết. Trong trường hợp bệnh do nhiễm trùng vi khuẩn người bệnh có thể cần sử dụng kháng sinh để điều trị. Trao đổi với bác sĩ hoặc nhân viên y tế có chuyên môn trước khi sử dụng bất cứ loại thuốc nào trong thai kỳ.
Ngoài ra, người bệnh có thể áp dụng một số cách điều trị an toàn cho bà bầu bị Amidan như sau:
1. Điều trị y tế
Cách tốt nhất để giảm thiểu rủi ro cho thai nhi là tiến hành điều trị ngay khi nhận thấy các triệu chứng. Hầu hết các trường hợp, các bác sĩ có thể đề nghị một số cách xử lý sau:
- Sử dụng chất khử trùng để làm sạch Amidan.
- Rửa, vệ sinh Amidan bằng thảo dược.
- Áp dụng các loại thuốc xịt, ngâm khử trùng trên Amidan.
- Sử dụng thuốc xịt chống viêm có tác dụng tại chỗ.
- Bôi trơn và sát trùng các tuyến.
- Sử dụng các chất phụ gia có hoạt tính sinh học (BBA) để tăng cường hệ thống miễn dịch và tăng thời gian hồi phục bệnh.
Việc điều trị viêm Amidan cho phụ nữ mang thai thường rất phức tạp. Trong các trường hợp nghiêm trọng, bác sĩ có thể đề nghị các loại thuốc như:
- Thuốc kháng sinh như Penicillin thường được kê đơn cho trường hợp viêm Amidan hốc mủ bã đậu.
- Chlorhexidine, Miramistin cho các trường hợp viêm Amidan cấp tính.
- Tantum Verde (thuốc xịt) và Lisobakt (viên nén) thường được chỉ định để chống viêm và giảm đau.
Việc sử dụng thuốc điều trị viêm Amidan khi mang thai cần được sự chỉ định và theo dõi của bác sĩ. Không tự ý sử dụng thuốc hoặc tăng liều lượng khi chưa nhận được sự đồng ý của bác sĩ kê toa. Quá liều có thể gây hại cho sự phát triển của thai nhi và sức khỏe của người mẹ.
2. Áp dụng các biện pháp dân gian
Các biện pháp điều trị viêm Amidan bằng phương pháp dân gian thường có hiệu quả không rõ ràng. Tuy nhiên, các phương pháp này lại khá an toàn và không gây hại đến sự phát triển của bé nên thường được áp dụng. Các biện pháp cơ bản như sau:
- Keo ong:
Là một hỗn hợp mà ong mật thu được từ các chồi cây, nhựa cây và các nguồn thực vật khác. Keo ong được sử dụng như một biện pháp điều trị viêm Amidan tự nhiên và gần như vô hại đối với phụ nữ mang thai.
Tuy nhiên, đôi khi keo ong có thể dẫn đến một số tác dụng phụ như: Đỏ, ngứa rát cổ họng.
- Thảo dược:
Các loại thảo dược như rễ cây Ngưu bàng tử, củ cải đỏ,… thường được áp dụng như một cách điều trị viêm Amidan tự nhiên. Trong y học cổ truyền các vị thuốc này có thể bôi trơn Amidan và cải thiện cảm giác đau đớn.
Người bệnh có thể dùng nước sắc các loại thảo dược này để súc miệng.
- Mật ong và quất:
Mật ong và quất là công thức điều trị nhiều bệnh về đường hô hấp bao gồm viêm họng, ho, viêm phế quản và cả viêm Amidan. Người bệnh có thể chưng một vài quả quất cùng với một lượng mật ong vừa đủ rồi uống nước hoặc nhai nuốt cả bã để điều trị.
Việc áp dụng các biện pháp điều trị viêm Amidan khi mang thai cần được chỉ định và theo dõi từ bác sĩ chuyên môn. Người bệnh không tự ý áp dụng các biện pháp điều trị để tránh các tác dụng phụ không mong muốn.
3. Chữa viêm amidan khi mang thai an toàn bằng Đông y
Việc sử dụng mẹo dân gian tương đối lành tính nhưng không có khả năng điều trị tận gốc nên bệnh có nguy cơ tái phát nhanh. Các bài thuốc dân gian cũng không phù hợp để điều trị viêm amidan mãn tính hay viêm amidan hốc mủ. Để chữa viêm amidan dứt điểm và an toàn từ thảo dược tự nhiên, mẹ bầu nên tham khảo phương pháp có tính đặc trị như đông y.
Theo đông y, viêm amidan thuộc phạm vi chứng nhũ nga. Bệnh thường hình thành khi phong hàn, phong nhiệt xâm nhập vào phế hệ, đánh kết khô hầu hạch làm mạch lạc bị cản trở, màng cơ bị thiêu đốt. Hoặc do yếu tố bất nội ngoại nhân (ăn uống, sinh hoạt) khiến tỳ vị uẩn nhiệt, nhiệt độc công lên trên, đánh vào hầu hạch mà thành bệnh. Để điều trị dứt điểm bệnh, Đông y sẽ tập trung đánh thẳng vào nguyên nhân gây bệnh và hỗ trợ tăng sức đề kháng.
Để đảm bảo an toàn, bà bầu nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng thuốc Đông y chữa viêm amidan khi mang thai.
Biện pháp phòng ngừa viêm Amidan khi mang thai
Một số biện pháp phòng ngừa viêm Amidan trong thai kỳ như sau:
- Súc miệng thường xuyên với nước muối ấm để đẩy nhanh quá trình điều trị bệnh. Muối có đặc tính kháng viêm, kháng khuẩn, chống viêm và ngăn ngừa một số bệnh lý.
- Sử dụng trà chanh với một ít mật ong mỗi ngày để bổ sung vitamin C. Điều này có thể nâng cao hệ thống miễn dịch và làm dịu cổ họng của người bệnh.
- Uống trà gừng cũng là một phương thuốc hiệu quả để phòng ngừa và điều trị viêm Amidan khi mang thai. Ngoài ra, thai phụ có thể thêm một ít bột nghệ vào trà gừng để tăng đặc tính kháng khuẩn và cải thiện hương vị.
- Áp dụng một chế độ ăn uống phù hợp, đầy đủ dưỡng chất. Bổ sung trái cây tươi, rau xanh, protein để nâng cao hệ thống miễn dịch và ngăn ngừa một số bệnh lý.
- Tránh các loại thức ăn nhiều dầu mỡ, tinh bột, thức ăn cay. Điều này có thể làm tình trạng viêm Amidan thêm nghiêm trọng.
- Thuốc vi lượng đồng căn như Baryta Carb và Merc Sol được sử dụng để chống viêm Amidan và an toàn khi sử dụng trong thai kỳ. Tuy nhiên, luôn luôn trao đổi với bác sĩ trước khi sử dụng bất cứ loại thuốc nào khi mang thai.
Ngoài ra, uống nhiều nước và giữ cho cơ thể ngậm nước có thể làm giảm nguy cơ nhiễm trùng trong thai kỳ. Một điều quan trọng khác là thai phụ nên mang khẩu trang hoặc che chắn cẩn thận khi đi ra ngoài. Điều này có thể ngăn ngừa việc nhiễm vi khuẩn từ người khác. Nếu các triệu chứng bệnh trở nên nghiêm trọng hoặc làm bạn lo lắng, hay trao đổi với bác sĩ điều trị.
XEM THÊM:
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!