Hội chứng Cổ – Vai – Cánh tay là gì? Triệu chứng & Điều trị

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Lê Hữu Tuấn

Phó Giám đốc chuyên môn

Bệnh lý rễ tủy cổ hay hội chứng cổ vai cánh tay là căn bệnh ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Bệnh cần kịp thời nhận biết và điều trị để tránh các biến chứng nguy hiểm.

Hội chứng cổ vai cánh tay còn được gọi là bệnh lý rễ tủy cổ hay hội chứng vai cánh tay
Hội chứng cổ vai cánh tay còn được gọi là bệnh lý rễ tủy cổ hay hội chứng vai cánh tay

Hội chứng cổ vai cánh tay là gì?

Hội chứng cổ vai cánh tay hay còn gọi là bệnh lý rễ tủy cổ hay hội chứng vai cánh tay. Đây là một nhóm triệu chứng lâm sàng có liên quan đến các bệnh lý về cột sống. Thường kèm theo một số rối loạn chức năng rễ, dây thần kinh ở cột sống cổ hoặc tủy sống.

Hội chứng này không liên quan đến bệnh lý viêm. Các biểu hiện lâm sàng của bệnh là đau ở vùng cổ, vùng vai và một bên cánh tay. Ngoài ra, còn kèm theo các rối loạn cảm giác hoặc rối loạn vận động do bị ảnh hưởng bởi khi nằm trong vùng chi phối của rễ dây thần kinh cột sống cổ.

Nguyên nhân gây bệnh

Có nhiều nguyên nhân gây ra hội chứng cổ vai cánh tay, có thể kể đến như:

  • Theo thống kê có đến 70 – 80% nguyên nhân là do thoái hóa cột sống cổ, thoái hóa các khớp liên mỏm, liên đốt làm hẹp lỗ tiếp hợp. Từ đó gây ra tình trạng chèn ép rễ hoặc dây thần kinh cột sống cổ tại lỗ tiếp hợp. 
  • Có đến 20 – 25% trường hợp là do thoát vị đĩa đệm cột sống cổ. Lúc này, khối nhân nhầy thoát vị chèn ép các rễ thần kinh hoặc dây chằng dọc gây ra hội chứng cổ vai cánh tay.
  • Một số nguyên nhân ít gặp khác có thể kể đến như chấn thương, loãng xương, nhiễm trùng, khối u, bệnh lý về cột sống. 

Triệu chứng thường gặp của hội chứng cổ vai cánh tay

Tùy thuộc vào nguyên nhân mức độ, vị trí tổn thương và giai đoạn bệnh mà có những triệu chứng như sau:

Hội chứng cột sống cổ

  • Các cơn đau xuất hiện từ từ, đau âm ỉ vùng cổ gáy sau các động tác vận động cổ mạnh hoặc đau đột ngột sau khi ngủ dậy.
  • Người bệnh lười vận động hoặc khó khăn trong việc vận động cột sống cổ vì thường có các triệu chứng đau nhức thậm chí có dấu hiệu vẹo cổ.
  • Đau điểm cột sống cổ khi ấn vào các gai sau hoặc cạnh cột sống thắt lưng.
Bệnh có thể gây đau ở nhiều vị trí khác nhau nhưng chủ yếu là cổ, vai gáy, cánh tay
Bệnh có thể gây đau ở nhiều vị trí khác nhau nhưng chủ yếu là cổ, vai gáy, cánh tay

Hội chứng rễ thần kinh

  • Cơn đau bắt đầu ở vùng vai gáy rồi lan lên vùng chẩm, xuống vai, cánh tay và bàn tay. Đau tăng lên khi gập, ngửa cổ hoặc khi xoay đầu, nghiêng đầu sang hai bệnh. 
  • Yếu cơ, rối loạn vận động, rối loạn cảm giác lúc cảm thấy rát bỏng, lúc như có kiến bò hoặc tê bì ở vùng cánh tay, bàn tay hay ngón tay. 
  • Ấn vào điểm cạnh sống tương ứng tương ứng với lỗ tiếp hợp thấy cơn đau xuất hiện.

Hội chứng tủy cổ

  •  Các biểu hiện sớm có thể nhận biết là tê bì, hay tay vụng về, teo cơ, đi lại khó khăn.
  • Trường hợp nặng có thể gây liệt trung ương tứ chí, liệt ngoại vi hay tay, rối loạn phản xạ đại tiểu tiện.

Các triệu chứng khác

  • Rối loạn thần kinh thực vật với các biểu hiện như đau kèm theo rối loạn thị lực, rối loạn vận mạch vùng chẩm vai, hoặc tay, ù tai.
  • Hội chứng động mạch sống nền với các biểu hiện như giảm thị lực thoáng qua, mất cân bằng, đau vùng chẩm, chóng mặt, ù tai, hoa mắt, người mệt mỏi.
  • Các biểu hiện toàn thân có thể xuất hiện như sốt, vã mồ hôi ban đêm, sụt cân, rét run… 

Xem thêm: Bị đau cổ, vẹo cổ sau khi ngủ dậy và cách chữa trị hiệu quả

Phương pháp điều trị hội chứng cổ vai cánh tay

Hội chứng cổ vai cánh tay được điều trị theo nguyên tắc trị triệu chứng kết hợp với giải quyết nguyên nhân. Có thể điều trị bằng cách dùng thuốc cùng vật lý trị liệu, hồi phục chứng năng hoặc điều trị ngoại khoa nếu cần thiết. Cụ thể:

Điều trị không dùng thuốc

Được áp dụng với các trường hợp bệnh ở giai đoạn nhẹ, thực hiện bằng cách:

  •  Thay đổi thói quen sinh hoặc từ tư thế làm việc đến cách sử dụng máy tính kết hợp với xoa bóp bấm huyệt.
  • Trường hợp khi có đau nhiều hoặc sau chấn thương có thể cố định cột sống bằng nẹp mềm hoặc đai cổ mềm.
  • Áp dụng các bài tập vận động cổ cột sống, vai, cánh tay phù hợp với tình trạng bệnh.
  • Áp dụng các biện pháp vật lý trị liệu như kích thích điện, châm cứu, kéo giãn cột sống, siêu âm liệu pháp, liệu pháp nhiệt. 
Người bệnh có thể được điều trị bằng cách sử dụng thuốc hoặc không
Người bệnh có thể được điều trị bằng cách sử dụng thuốc hoặc không

Điều trị bằng thuốc

Sau khi thăm khám hội chứng cổ vai cánh tay và xác định được nguyên nhân gây bệnh, các bác sĩ sẽ chỉ định cho bệnh nhân sử dụng một số loại thuốc sau:

Thuốc giảm đau:

  • Thuốc giảm đau thông thường: Paracetamol viên 0,5 – 0,65g, có thể sử dụng 2 – 4 viên trong ngày.
  • Thuốc giảm đau dạng phối hợp: Paracetamol kết hợp với tramadol hoặc codein.
  • Thuốc kháng viêm không steroid như diclofenac, meloxicam, etoricoxib, piroxicam…

Thuốc giãn cơ:

Chỉ áp dụng cho các trường hợp đặc biệt xuất hiện tình trạng co cứng cơ. Thường dùng là eperisone, tolperisone, mephenesin, diazepam…

Thuốc loại khác:

  • Thuốc chống trầm cảm: Amitriptyline, nortriptyline sử dụng khi có biểu hiệu rối loạn giấc ngủ, đau thần kinh mạn tính.
  • Thuốc giảm đau thần kinh: Được sử dụng khi có bệnh lý rễ thần kinh, có thể dùng Gabapentin hoặc pregabalin liều tháp.
  • Corticosteroid: Được dùng cho trường hợp có biểu hiện rễ thần kinh bị chèn ép nặng. 

Điều trị ngoại khoa

Chỉ được áp dụng khi các biện pháp điều trị trên không mang lại hiệu quả. Một số phương pháp phẫu thuật phổ biến là chỉnh sửa cột sống để giải phóng chèn ép thần kinh, lấy nhân nhầy đĩa đệm thoát vị… 

Biện pháp phòng ngừa 

Để phòng ngừa hội chứng cổ vai cánh tay cần thực hiện các biện pháp sau:

  • Duy trì tư thế đầu, cổ thích hợp tránh các tư thế ngồi gập cổ, ưỡn cổ hoặc xoay cổ quá mức trong thời gian dài.
  • Sau một khoảng thời gian nhất định nên đổi tư thế làm việc, có thể đi lại để giảm áp lực cho xương khớp.
  • Thực hiện các bài tập vận động cột sống cổ, các môn thể thao nhẹ nhàng như đi bộ, đạp xe, bơi lội nhằm tăng cường sức khỏe. 

Trên đây là một số thông tin về nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị của hội chứng cổ vai cánh tay mà bạn có thể tham khảo. Nếu không được điều trị kịp thời, người bệnh sẽ phải thường xuyên đối mặt với các cơn đau âm ỉ, đau dai dẳng vùng vai gáy. Nghiêm trọng hơn, bệnh còn có thể gây ra teo cơ, tàn phế, rối loạn đại tiểu tiện.

Có thể bạn quan tâm:

Chia sẻ:
Bệnh gút sưng chân phải làm sao?

Bệnh gút sưng chân khiến người bệnh gặp rất nhiều khó khăn trong việc đi lại, vận động. Để kiểm…

Bị thoái hóa cột sống nên ăn gì và không nên ăn gì?

Điều chỉnh chế độ ăn uống và lối sống là điều vô cùng quan trọng trong việc điều trị thoái…

Thuốc methotrexate điều trị viêm khớp dạng thấp – Điều cần biết

Methotrexate là một trong những loại thuốc điều trị viêm khớp dạng thấp thường được bác sĩ chỉ định dùng…

Viêm khớp vô khuẩn Viêm khớp vô khuẩn là gì?

Có khoảng 20.000 người Mỹ mắc phải hội chứng viêm khớp vô khuẩn mỗi năm - đây là con số…

Bấm huyệt chữa đau vai gáy thư giãn cơ đánh lui cơn đau không cần thuốc

Bấm huyệt chữa đau vai gáy là phương pháp YHCT, giúp tăng cường lưu thông máu, giảm căng cơ và…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua