Thuốc sinh học điều trị viêm cột sống dính khớp và thông tin cần biết

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Lê Hữu Tuấn

Phó Giám đốc chuyên môn

Thuốc sinh học điều trị viêm cột sống dính khớp có tác dụng ngăn chặn và ức chế một số loại protein có khả năng kích hoạt viêm trong cơ thể. Từ đó giúp làm giảm viêm, cứng khớp và cải thiện tình trạng sưng đau do bệnh gây ra.

Bệnh viêm cột sống dính khớp là một dạng viêm khớp mạn tính thường gặp chủ yếu ở nam giới trẻ tuổi. Bệnh nếu không được điều trị đúng cách và đúng thời điểm có thể để lại nhiều di chứng nặng nề như biến dạng, cong hoặc vẹo cột sống. Thậm chí trong nhiều trường hợp bệnh nhân mất khả năng vận động và nguy hiểm hơn là bại liệt.

Tùy thuộc theo mức độ tiến triển của bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị bệnh phù hợp với mỗi người. Chẳng hạn, trong một số trường hợp viêm cột sống dính khớp ở thể nhẹ, nhân viên y tế sẽ cho bệnh nhân sử dụng thuốc chống viêm không steroid để cải thiện tình trạng bệnh.

Tuy nhiên, trong trường hợp bệnh nặng, người bệnh vận động khó khăn, không thể tự ngồi xổm hoặc đi lại được, lúc này điều trị bệnh bằng thuốc sinh học là điều cần thiết.

Thông tin thêm: Bệnh viêm cột sống dính khớp có di truyền không? Bác sĩ giải đáp

Thuốc sinh học điều trị viêm cột sống dính khớp
Thuốc sinh học điều trị viêm cột sống dính khớp là thuốc ngăn ngừa yếu tố hoại tử khối u (TNF-a), giúp giảm viêm và cải thiện đau nhức do bệnh gây ra

Các loại thuốc sinh học điều trị viêm cột sống dính khớp

Theo các chuyên gia, các chế phẩm sinh học biến đổi gen từ các sinh vật sống thường được lựa chọn làm liệu pháp điều trị mới cho bệnh viêm cột sống dính khớp thể nặng, giúp cải thiện tình trạng co cứng và đau nhức ở các khớp xương. Tùy thuộc vào điều kiện kinh tế của mỗi quốc gia mà các nước sẽ lựa chọn loại thuốc sinh học điều trị viêm cột sống dính khớp khác nhau. 

Hầu hết các loại thuốc sinh học điều trị viêm cột sống dính khớp đều hoạt động bằng cách ức chế và ngăn chặn một loại protein trong cơ thể gọi là yếu tố hoại tử khối u (TNF-a). Đây là loại protein kích thích tình trạng viêm và khiến khớp bị sưng, đau. Do đó, để cải thiện bệnh, người bệnh cần sử dụng thuốc ngăn chặn chúng hoạt động.

Dưới đây là một số loại thuốc sinh học điều trị viêm cột sống dính khớp giúp ức chế TNF thường được sử dụng như:

1. Certolizumab pegol

Là thuốc chống TNF còn được biết đến với tên thương mại là Cimzia. Thuốc có tác dụng ngăn chặn hoạt động của protein, hạn chế tình trạng viêm, đồng thời gian đau và sưng ở các khớp. Thuốc được FDA Hoa Kỳ phê duyệt và đưa vào sử dụng trong năm 2013.

Tùy thuộc vào tình trạng bệnh và mức độ nghiêm trọng của triệu chứng mà bác sĩ sẽ kê đơn Certolizumab pegol với liều lượng phù hợp ở mỗi người. Thông thường, thuốc được sử dụng chung với một số loại thuốc chống thấp khớp khác như methotrexate.

Certolizumab pegol là thuốc được thực hiện dưới dạng tiêm dưới da bởi bác sĩ. Chính vì vậy, bệnh nhân không nên tự ý sử dụng tránh những tác dụng phụ không mong muốn sau đây:

  • Gây đỏ hoặc đau, sưng ngay tại vị trí tiêm
  • Vì là thuốc ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch nên làm tăng nguy cơ nhiễm trùng

2. Thuốc Infliximab

Thuốc có tác dụng giúp ngăn chặn yếu tố gây hoạt tử TNF-α, giúp làm giảm viêm và sưng. Đồng thời, chúng có tác dụng hạn chế sự suy yếu của hệ thông miễn dịch của cơ thể, giúp làm chậm hoặc ngăn chặn tổn thương do bệnh viêm cột sống dính khớp gây nên.

Infliximab là thuốc tiêm vào tĩnh mạch. Do đó, thuốc được thực hiện điều trị dưới sự giám sát của bác sĩ chuyên khoa. Tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe, cân nặng cũng như mức độ bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định liều dùng và thời gian thích hợp với mỗi người.

Thuốc sinh học điều trị viêm cột sống dính khớp
Thuốc Infliximab có tác dụng điều trị viêm cột sống dính khớp

Khi sử dụng thuốc thuốc sinh học điều trị viêm cột sống dính khớp này, bệnh nhân nên thận trọng, nếu gặp phải các phản ứng phụ sau đây, người bệnh nên đến ngay bệnh viện để kiểm tra:

  • Choáng váng
  • Buồn nôn
  • Chóng mặt
  • Đau đầu
  • Khó thở
  • Sưng môi, lưỡi và họng
  • Phát ban

3. Etanercept

Là dược phẩm sinh học điều trị các bệnh tự miễn bằng cách can thiệp vào yếu tố hoại tử TNF. Thuốc được FDA Hoa Kỳ chấp thuận để điều trị bệnh viêm cột sống dính khớp vào năm 2003. Etanercept thường được tiêm dưới da ở bụng, đùi và cánh tay. Liều lượng tiêm và thời gian điều trị phụ thuộc vào phản ứng của cơ thể và tình trạng bệnh ở mỗi người.

Thuốc Etanercep có thể gây sốc phản vệ với các biểu hiện như khó thở, sung môi, lưỡi và họng, nổi phát ban. Khi gặp phải triệu chứng này sau khi sử dụng thuốc, người bệnh nên đến ngay bệnh viêm để thăm khám, tránh tình trạng để lâu gây ảnh hưởng đến tính mạng.

4. Adalimumab

Adalimumab được bán dưới tên thương hiệu là Humira. Đây là một trong những loại thuốc sinh học điều trị viêm cột sống dính khớp thường được bác sĩ sử dụng để cải thiện triệu chứng bệnh. Tuy nhiên, loại thuốc này chỉ được chỉ định dùng trong trường hợp không đáp ứng các phương pháp chữa trị khác.

Thuốc Adalimumab được FDA chấp thuận đưa vào sử dụng vào năm 2002 và thuốc được sử dụng bằng cách tiêm dưới da. Dựa vào độ tuổi, tình trạng bệnh mà thuốc được dùng với liều lượng khác nhau. Thuốc không được phép sử dụng ở phụ nữ mang thai.

Thuốc sinh học điều trị viêm cột sống dính khớp
Adalimumab thường được bác sĩ kê đơn điều trị viêm cột sống dính khớp

Một số tác dụng thường gặp khi sử dụng thuốc Adalimumab như:

  • Nhiễm trùng đường hô hấp trên
  • Đau nhức tại vị trí tiêm
  • Đau đầu
  • Nổi phát ban

Ngoài các tác dụng phụ này, người bệnh có thể gặp phản ứng phụ nguy hiểm như sốc phản vệ, ung thư, kích hoạt viêm gan B và suy tim,… Do đó, trong quá trình sử dụng thuốc Adalimumab điều trị viêm cột sống, người bệnh nên tuân thủ đúng hướng dẫn bác sĩ chỉ định để giảm yếu tố rủi ro có thể xảy ra.

5. Golimumab

Golimumab là một kháng thể đơn dòng thường được sử dụng làm thuốc ức chế miễn dịch. Thuốc có tác dụng ức chế và ngăn chặn yếu tố hoại tử khối u alpha (TNF-alpha) của một phân tử gây viêm, giúp hỗ trợ làm giảm sưng và đau.

Thuốc Golimumab được cơ quan y tế Châu Âu (EMA) phê duyệt sử dụng như một phương pháp điều trị bệnh viêm cột sống dính khớp. Thuốc thường được sử dụng dưới dạng tiêm vào tĩnh mạch hoặc tiêm qua da.

Lưu ý khi sử dụng thuốc sinh học điều trị viêm cột sống dính khớp

Thuốc sinh học điều trị viêm cột sống dính khớp được coi là liệu pháp điều trị bệnh hiệu quả nhưng bệnh nhân thường rất ít lựa chọn biện pháp này để cải thiện tình trạng bệnh bởi chúng khá đắt tiền. Bên cạnh đó, thuốc cũng gây nên những tác dụng phụ không mong muốn đối với sức khỏe nếu người bệnh không biết cách sử dụng đúng liều lượng.

Cụ thể, thuốc sinh học có thể gây ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch và làm tăng nguy cơ nhiễm trùng cũng như tái kích hoạt bệnh lao. Chính vì vậy, để giảm thiểu nguy cơ rủi ro, bệnh nhân bị viêm cột sống dính khớp có tiền sử mắc bệnh lao nên kiểm tra tình trạng bệnh trước khi sử dụng thuốc sinh học để điều trị bệnh.

Trên đây là các loại thuốc sinh học điều trị viêm cột sống dính khớp thường được bác sĩ kê đơn cho bệnh nhân sử dụng. Để ngăn ngừa bệnh tái phát và hạn chế biến chứng, bệnh nhân nên kết hợp giữa việc dùng thuốc với chế độ ăn uống và tập luyện phù hợp. Đồng thời, người bệnh cũng nên thường xuyên thăm khám để bác sĩ theo dõi và có biện pháp kiểm soát bệnh thích hợp.

Có thể bạn quan tâm:

Chia sẻ:
Các loại thuốc điều trị loãng xương và lưu ý để bệnh nhanh khỏi

Có nhiều loại thuốc khác nhau để điều trị loãng xương, và loại thuốc tốt nhất cho bạn sẽ phụ…

Đau lưng bên trái: Các bệnh thường gặp và giải pháp khắc phục

Đau lưng bên trái là hiện tượng phổ biến có thể bắt gặp ở nhiều người, nhất là lứa tuổi…

bấm huyệt chữa thoái hóa đốt sống cổ Cách bấm huyệt chữa thoái hóa đốt sống cổ hiệu quả tại nhà

Bấm huyệt chữa thoái hóa đốt sống cổ là liệu pháp an toàn, có tác dụng cải thiện tuần hoàn…

đau dây thần kinh tọa sau sinh Đau dây thần kinh tọa sau sinh và những điều mẹ bỉm cần biết

Đau dây thần kinh tọa sau sinh là tình trạng rất nhiều phụ nữ gặp phải. Bệnh lý này khiến…

Mổ gai cột sống có chữa được không? Nên mổ ở bệnh viện nào?

Mổ gai cột sống có chữa được không? Nên thực hiện ở bệnh viện nào tốt? Chi phí phẫu thuật…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua