Bệnh viêm cột sống dính khớp có di truyền không?

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Lê Hữu Tuấn

Phó Giám đốc chuyên môn

Viêm cột sống dính khớp do rất nhiều nguyên nhân gây ra như dị tật bẩm sinh, chấn thương, mắc các xương khớp,… Vậy bệnh viêm cột sống dính khớp có di truyền không? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về vấn đề này.

Bệnh viêm cột sống dính khớp có di truyền không?
Viêm cột sống dính khớp là bệnh lý nguy hiểm, ảnh hưởng đến xương khớp

Bệnh viêm cột sống dính khớp có di truyền không?

Viêm cột sống dính khớp là bệnh lý mang tính chất gia đình. Căn bệnh này có thể di truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Theo thống kê, có đến 50% bệnh nhân mắc bệnh viêm cột sống dính khớp do di truyền từ bố mẹ. Nếu trong gia đình có người mắc bệnh viêm cột sống dính khớp thì khả năng con cái mắc bệnh sẽ rất cao.

Các nghiên cứu trong những năm gần đây cho thấy phần lớn những bệnh nhân mắc bệnh viêm cột sống dính khớp có sự hiện diện của gen di truyền HLA-B27. Điều này có nghĩa nguy cơ con cái có gen HLA-B27 dương tính với bệnh viêm cột sống dính khớp lên đến 50%. Chính vì vậy, nếu chẳng may mắc phải căn bệnh này, người bệnh nên cân nhắc kỹ trước khi lập gia đình hoặc quyết định sinh con.

Nếu muốn sinh con, cha mẹ nên thực hiện sớm khi bệnh chỉ mới ở giai đoạn đầu và chưa có nhiều biến dạng ở cột sống và các khớp. Trường hợp bệnh nhân bị viêm cột sống dính khớp mãn tính sẽ gây ra tình trạng dính cột sống, viêm đốt sống gốc chi, viêm xương khớp háng và khớp gối cho trẻ được sinh ra. Tốt nhất, bệnh nhân nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa nếu muốn sinh con, nhằm đảm bảo trẻ không mắc bệnh về sau hoặc bị dị tật bẩm sinh. 

Bên cạnh đó, viêm cột sống dính khớp còn tiến triển nặng hơn, gây gù lưng, cong vẹo cột sống, thậm chí co gấp chân không thể đi lại. Ngoài ra, bệnh còn phá hủy các tổ chức xương dưới sụn, khiến khớp bị thoái hóa, sưng viêm, biến dạng,… Người bệnh sẽ khó có thể thực hiện được các sinh hoạt hàng ngày bình thường, kể cả hoạt động tình dục, ảnh hưởng đến chức năng sinh sản.

Thông thường, bệnh viêm cột sống dính khớp sẽ phát triển theo hai hướng là qua thắt lưng, trên lưng và qua khớp háng xuống gối, cổ chân. Bệnh nhân sẽ có dấu hiệu đau âm ỉ nhiều ở vùng thắt lưng và mông. Cơn đau sẽ tăng nhanh vào ban đêm và xuất hiện hiện tượng cứng khớp vào buổi sáng khi ngủ dậy. Trường hợp nặng, bệnh nhân sẽ đau nhiều ở vùng bẹn, mông, dễ gây ra hiện tượng teo cơ mông và đùi, khó khăn cho việc đi lại.

Theo thống kê cho thấy, trên thế giới có 2 % bệnh nhân mắc phải bệnh viêm cột sống dính khớp. Ở Việt Nam, số bệnh nhân mắc phải căn bệnh này khoảng 20%. Trong đó, tỉ lệ nam giới mắc bệnh nhiều hơn nữ giới. Độ tuổi thường mắc phải căn bệnh này nhất là 16 đến 30 tuổi (chiếm khoảng 80%). Riêng những bệnh nhân đã mắc bệnh trong 10 năm thì khả năng bị tàn phế là 27%. Con số này sẽ nhanh chóng tăng lên 43% nếu bệnh phát triển trong 20 năm nữa.

Làm thế nào cải thiện bệnh viêm cột sống dính khớp?

Với căn bệnh viêm cột sống dính khớp, hiện tại vẫn chưa có bất cứ phương pháp nào chữa trị bệnh dứt điểm. Các cách điều trị hiện nay chỉ giảm được phần nào triệu chứng đau nhức, ngăn ngừa nguy cơ tàn phế do bệnh gây ra. Thông thường, bệnh nhân phải sử dụng thuốc giảm đau, kết hợp với luyện tập các phương pháp vận động khác nhau để hạn chế dính khớp, co rút xương khớp, teo cơ, cải thiện hoạt động khớp.

Bệnh viêm cột sống dính khớp có di truyền không?
Chế độ dinh dưỡng hợp lý giúp cải thiện bệnh viêm cột sống dính khớp hiệu quả

Thuốc giảm đau được sử dụng cho bệnh nhân thường là thuốc chống viêm. Ngoài ra, người bệnh cần phải bổ sung thêm các loại thuốc bảo vệ, nuôi dưỡng sụn, xương dưới sụn. Phương pháp này sẽ giúp xương chắc khỏe, ngăn ngừa tình trạng thoái hóa khớp. Tuy nhiên, bệnh nhân cần phải uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ, tránh uống tùy tiện gây xuất huyết bao tử, thận, suy gan,…

Xem thêm: 4 Loại thuốc sinh học điều trị viêm cột sống dính khớp hiệu quả

Vận động cũng là cách giúp bệnh nhân hạn chế co cứng khớp, đi lại dễ dàng hơn. Mỗi ngày, người bệnh nên đi lại nhẹ nhàng khoảng 5 – 10 phút hoặc áp dụng các bộ môn thể thao như bơi lội, yoga, tập bài tập vật lý trị liệu,… dưới sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

Bên cạnh những phương pháp trên, bệnh nhân mắc bệnh viêm cột sống dính khớp cần phải chú ý một số vấn đề sau:

  • Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, bổ sung cho cơ thể các loại vitamin cần thiết và những dưỡng chất thiết yếu khác để tăng cường chắc khỏe xương.
  • Bệnh nhân cần phải nghỉ ngơi. Lúc nằm nghỉ, bệnh nhân nên nằm ngửa trên nền cứng, nằm thẳng lưng. Đồng thời duỗi chân thẳng để tránh tình trạng bị co rút ở hai đầu gối.  
  • Tránh tình trạng lo lắng, căng thẳng quá mức, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình điều trị bệnh.
  • Hạn chế vận động nặng, tránh mang vác các vật dụng qua một bên vai vì dễ gây gãy xương.

Vốn dĩ bệnh viêm cột sống dính khớp ảnh hưởng đến thế hệ con cháu sau này nên người bệnh cần phải chú ý đến sức khỏe của mình. Ngay từ khi có các dấu hiệu đau nhức, bệnh nhân cần phải thăm khám, điều trị bệnh sớm. Đồng thời, người bệnh cần phải tuân thủ đúng các phác đồ điều trị bệnh của bác sĩ chuyên khoa để bệnh nhanh chóng khỏi. Tuyệt đối không được tự ý mua thuốc uống khiến bệnh không những không khỏi mà ngày càng tồi tệ hơn.

Có thể bạn quan tâm:

Chia sẻ:
Điều trị loãng xương bằng đông y nhờ món ăn, bài thuốc quý

Điều trị loãng xương bằng Đông y có tác dụng bổ can thận, khai thông khí huyết, làm mạnh gân…

Bấm huyệt chữa đau vai gáy thư giãn cơ đánh lui cơn đau không cần thuốc

Bấm huyệt chữa đau vai gáy là phương pháp YHCT, giúp tăng cường lưu thông máu, giảm căng cơ và…

Bệnh gút có ăn được thịt lươn, baba, ếch, thỏ... không? Bệnh gút có ăn được thịt lươn, baba, ếch, thỏ… không?

Một số loại thịt không được khuyến cáo sử dụng cho bệnh nhân gút bởi chúng có thể làm tăng…

Chữa tràn dịch khớp gối bằng diện chẩn được đánh giá khá hiệu quả với trường hợp có nguyên nhân từ bệnh lý Chữa tràn dịch khớp gối bằng diện chẩn có hiệu quả?

Chữa tràn dịch khớp gối bằng diện chẩn đang trở thành một phương pháp được nhiều người quan tâm và…

Bài Thuốc Quốc Dược Phục Cốt Khang ĐẶC TRỊ Bệnh GÚT Với Bảng Thành Phần VÀNG

Sau hơn một thập kỷ hình thành và phát triển, Trung tâm Thuốc dân tộc lưu giữ và bảo tồn…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua