Bệnh xơ cứng bì có lây không, cần lưu ý gì?

Bác sĩ phụ trách

Bác Sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan

Giám đốc Chuyên môn

Bệnh xơ cứng bì không lây nhiễm từ người bệnh cho người lành. Khi mắc phải xơ cứng bì, người bệnh cần lưu ý đến kế hoạch mang thai, có một lối sống lành mạnh, tuân thủ liệu trình điều trị, dùng thuốc của bác sĩ,…

Bệnh xơ cứng bì có lây không
Tìm hiểu bệnh xơ cứng bì có lây không và có kế hoạch chăm sóc sức khỏe phù hợp

Bệnh xơ cứng bì có lây không?

Xơ cứng bì là một chứng bệnh da liễu, còn có tên gọi đầy đủ trong không gian khoa học là xơ cứng bì hệ thống tiến triển. Đặc trưng của bệnh là lớp bề mặt da bị xơ cứng.

Cơ chế hình thành bệnh là nhiều cơ quan nội tạng trong cơ thể gặp trục trặc, từ đó dẫn đến rối loạn chức năng. Chất tạo keo được tích lũy nhiều ở da, dẫn đến tình trạng lớp da bên ngoài dầy hơn, bị xơ cứng.

Bệnh xơ cứng bì không truyền nhiễm, không lây lan. Bệnh hình thành theo cơ thế nội sinh. Một số triệu chứng thường thấy của bệnh xơ cứng bì là:

  • Da dầy hơn;
  • Da khô cứng;
  • Da bị mất nếp nhăn;
  • Thường xuyên ngứa da;
  • Sưng đau khớp;
  • Mệt mỏi;
  • Chán ăn;
  • Sốt nhẹ;
  • Sút cân.

Theo các nhà nghiên cứu, nguyên nhân gây ra bệnh xơ cứng bì chưa thể xác định được. Tuy nhiên, các nhà khoa học dự đoán rằng, xơ cứng bì có thể phát sinh là do: Cấu trúc gen dễ hình thành bệnh, tiếp xúc với hóa chất, keo hóa chất, siêu vi trùng, dung môi hữu cơ, hệ miễn dịch gặp trục trặc, kích thích các tế bào xơ non sản xuất chất tạo keo vượt mức cơ thể cần. Bên cạnh đó, yếu tố nội tiết estrogen cũng có thể là một nguyên nhân tác động gây bệnh. Nữ giới dễ mắc bệnh xơ cứng bì hơn nam giới.

triệu chứng của bệnh xơ cứng bì
Một số triệu chứng của bệnh xơ cứng bì đó là da dầy hơn, đau cứng khớp, ngứa da,…

Những điều cần lưu ý về bệnh xơ cứng bì

1. Các phương pháp điều trị

Bệnh xơ cứng bì có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như tổn thương nội tạng (tim, thận, phổi, đường tiêu hóa,…), xơ đường mật, tăng áp động mạch phổi,…

Do đó, người bệnh cần lưu ý trong việc chăm sóc sức khỏe và điều trị bệnh càng sớm càng tốt để ngăn chặn biến chứng.

Hiện nay, việc điều trị bệnh xơ cứng bì vẫn còn đang được nghiên cứu, thử nghiệm vì căn bệnh này khá phức tạp.

Người bệnh thường được bác sĩ chỉ định dùng một số loại thuốc để kiểm soát bệnh như thuốc giãn mạch, thuốc làm mềm da, thuốc giảm ngứa,… sử dụng một số loại kem bôi dưỡng ẩm da, giảm ngứa.

Bên cạnh đó, người bệnh cũng có thể được chỉ định dùng thêm một số loại thuốc xương khớp như thuốc giảm đau, thuốc chống viêm,…

Nếu bệnh nhân xơ cứng bì có xuất hiện thêm triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản hoặc các vấn đề liên quan đến đường tiêu hóa sẽ được chỉ định dùng thuốc chống trào ngược, thuốc ức chế tiết dịch vị dạ dày,…

Có thể cải thiện tình trạng bệnh xơ cứng bì và điều trị tổn thương nội tạng bằng cách dùng thuốc.
Có thể cải thiện tình trạng bệnh xơ cứng bì và điều trị tổn thương nội tạng bằng cách dùng thuốc.

Lưu ý, bệnh nhân bị xơ cứng bì cần đến gặp bác sĩ để được khám, theo dõi và điều trị, không nên tự ý dùng thuốc tại nhà. Dùng thuốc không đúng cách, liều lượng sẽ dẫn đến tình trạng nghiêm trọng hơn.

2. Chế độ dinh dưỡng cho người bệnh

Khi bị bệnh xơ cứng bì, người bệnh cần lưu ý đến vấn đề thực phẩm tiêu thụ hàng ngày và chế độ dinh dưỡng của mình.

Người bệnh nên ăn các loại thực phẩm sau:

  • Thực phẩm giàu Omega-3: Quả bơ, cá hồi, vừng đen, cá thu, các loại đậu, dầu hướng dương, gan cá,…
  • Thực phẩm chứa chất Nitric oxit: Các thực phẩm chứa nhiều nitrit oxit sẽ giúp máu ổn định tại các mô tế bào, giúp cải thiện tình trạng xơ cứng biểu bì. Một số thực phẩm chứa nhiều nitric oxit là cá ngừ, cá hồi, đậu nành, cá thu, yến mạch, hạnh nhân,…
  • Thực phẩm chứa nhiều Bacoside A: Hoạt chất này thường có trong rau má, giúp kích thích các mô tự sản xuất nitric oxit. Nhờ đó, các tiểu động mạch và mao mạch giản nở hơn, máu lưu thông đến các mô nhiều hơn và ổn định hơn. Người bệnh xơ cứng bì có có thể tiêu thụ rau má bằng cách uống nước sinh tố, ăn món canh hoặc đắp phần bã xay rau má ở vùng da bị xơ cứng để cải thiện tình trạng này.
  • Thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất: trái cây tươi, các loại nấm, các loại đậu, các loại rau củ tươi, rau xanh,…
Người bệnh xơ cứng bì cần lưu ý đến chế độ dinh dưỡng. Nên ăn nhiều rau má, trái cây tươi, cá hồi,...
Người bệnh xơ cứng bì cần lưu ý đến chế độ dinh dưỡng. Nên ăn nhiều rau má, trái cây tươi, cá hồi,…

Người bệnh xơ cứng bì không nên tiêu thụ các loại thực phẩm, thức ăn sau:

  • Thức ăn nhanh, đồ ăn đóng hộp;
  • Món ăn chiên, nướng xào;
  • Món ăn chứa nhiều dầu mỡ;
  • Thức ăn chứa nhiều tiêu ớt, cay nóng;
  • Các loại đồ uống chứa nhiều đường, thức uống có gas;
  • Thức uống chứa cồn như bia, rượu.

3. Cách chăm sóc tại nhà

Chăm sóc tại nhà cũng là một phương pháp để điều trị và hỗ trợ điều trị bệnh xơ cứng bì. Bệnh nhân xơ cứng bì cần chăm sóc sức khỏe và cơ thể đúng cách để bệnh được cải thiện, hệ miễn dịch tăng cường và ngăn chặn những biến chứng của bệnh.

Bệnh nhân bị xơ cứng bì cần chăm sóc cơ thể như sau:

  • Ăn uống khoa học: Ăn đúng giờ và ăn đầy đủ những chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể;
  • Tăng cường vận động. Người bệnh có thể đi bộ, tập yoga, duy trì tập thể dục, chơi thể thao đúng cách,… để giúp cơ thể dẻo dai, khỏe mạnh, tăng cường sức đề kháng;
  • Uống nước đầy đủ mỗi ngày;
  • Tránh tiêu thụ các chất kích thích như thuốc lá, cà phê,…
  • Tránh tiếp xúc với khói thuốc lá, môi trường ô nhiễm, khói bụi, hóa chất độc hại;
  • Luôn giữ ấm cơ thể khi thời tiết trở lạnh;
  • Khi đầu chi bị loét, cần thực hiện các biện pháp sơ cứu, tránh làm nhiễm trùng vết thương;
  • Thận trọng trong việc dùng xà phòng, sữa tắm;
  • Luôn giữ tinh thần lạc quan, thoải mái;
  • Phân bố thời gian làm việc và nghỉ ngơi hợp lý. Ngủ đủ giấc mỗi ngày, không thức khuya.
Người bệnh xơ cứng bì cần giữ ấm cơ thể
Người bệnh xơ cứng bì cần giữ ấm cơ thể, tránh xa khói thuốc lá, tránh tiếp xúc với hóa chất,…

4. Bị xơ cứng bì có nên mang thai?

Trước đây, khi bệnh nhân được xác định mắc bệnh xơ cứng bì, bác sĩ thường khuyên bệnh nhân không nên mang thai. Ngày nay, với sự tiến bộ của y khoa, bệnh đã có một số phương pháp để cải thiện, ngăn chặn được sự phát triển và các biến chứng của bệnh. Do đó, người bệnh vẫn có thể mang thai được bình thường. Tuy nhiên, người bệnh chỉ nên mang thai khi cơ thể khỏe mạnh, nội tạng không có nhiều tổn thương nặng.

Thông thường, trong giai đoạn nội tạng xuất hiện nhiều tổn thương, người bệnh cần được theo dõi và điều trị.

Khi đã có kế hoạch có con, người bệnh cần lưu ý đến việc duy trì một lối sống lành mạnh, ăn uống khoa học, tuân thủ theo liệu trình điều trị, dùng thuốc của bác sĩ,… Từ đó, bệnh nhân mới có một sức khỏe tốt, sẵn sàng cho việc mang thai và sinh nở.

Bị xơ cứng bì có nên mang thai
Người bệnh xơ cứng khớp có thể mang thai. Tuy nhiên, cần phải có sự theo dõi, điều trị của bác sĩ.

Tóm lại, bệnh xơ cứng bì là một bệnh không lây nhiễm, không di truyền. Nguyên nhân gây ra bệnh vẫn còn chưa được xác định, đang được các nhà khoa học tiến hành nghiên cứu thêm. Bệnh xơ cứng bì có thể gây ra những tổn thương cho cơ quan nội tạng, ảnh hưởng đến tim mạch,… Do vậy, người bệnh cần lưu ý trong việc xây dựng một chế độ dinh dưỡng hợp lý, tuân thủ theo liệu trình điều trị bác sĩ đề ra, duy trì lối sống lành mạnh.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính tham khảo. Trungtamthuocdantoc.com không đưa ra chẩn đoán, lời khuyên, chỉ định phương pháp điều trị,… thay cho bác sĩ chuyên khoa.

Có thể bạn quan tâm:

Chia sẻ:
Bệnh viêm da cơ địa đối xứng – Cách nhận biết và điều trị

Viêm da cơ địa đối xứng là một thể của viêm da cơ địa, đặc trưng bởi tính đối xứng…

Tinh dầu Hyra mọc tóc có tốt không, giá bao nhiêu? Tinh dầu Hyra mọc tóc có tốt không, giá bao nhiêu?

Bộ chăm sóc Hyra mọc tóc, hay còn được biết đến như tinh dầu Hyra mọc tóc, đang thu hút…

Bị rụng tóc nhiều là thiếu chất gì? Cách bổ sung

Rụng tóc nhiều là thiếu chất gì? Các bác sĩ cho biết rụng nhiều tóc có thể là do thiếu…

Thuốc Nizoral trị nấm da : Chỉ định và tác dụng phụ cần biết

Thuốc Nizoral được bào chế dưới dạng kem bôi, có màu trắng và đồng nhất. Kem được thoa lên vùng…

Thuốc Eumovate trị chàm sữa cho trẻ em được không, giá bao nhiêu?

Thuốc Eumovate trị chàm sữa cho trẻ em là một loại corticoid dùng tại chỗ, giúp làm dịu da, giảm…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua