Viêm Amidan Hốc Mủ Có Nguy Hiểm Không? Biến Chứng Như Thế Nào?

Bác sĩ phụ trách

BÁC SĨ PHAN ĐÌNH LONG

Cố vấn Chuyên môn

Viêm amidan hốc mủ được xem là giai đoạn nặng nhất của viêm amidan ở cả trẻ em lẫn người lớn. Bản chất của bệnh lý này không chỉ nghiêm trọng, phức tạp khó chữa mà còn gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách. Vậy viêm amidan hốc mủ có nguy hiểm không? Có các biến chứng thường gặp nào?

Viêm amidan hốc mủ có nguy hiểm không?
Viêm amidan hốc mủ là giai đoạn nặng nhất của viêm amidan mãn tính ở cả trẻ em lẫn người lớn

Viêm amidan hốc mủ có nguy hiểm không?

Viêm amidan hốc mủ là tình trạng tuyến amidan bị tổn thương, viêm nhiễm cấp hoặc mãn tính mà nguyên nhân chủ yếu là do virus, vi khuẩn gây ra. Đồng thời khi các cơ họng hoạt động, nhai nuốt cùng với sự cọ xát mạnh khi đi qua thành họng khiến các kén mủ trong hốc amidan trồi ra, lấm tấm màu trắng xanh và khối mủ trên bề mặt hay còn được gọi là bã đậu amidan

Các triệu chứng của viêm amidan hốc mủ khá giống với các thể bệnh cấp hoặc mãn tính. Tuy nhiên mức độ nặng hơn gấp nhiều lần và đặc trưng với nhiều triệu chứng khác như:

  • Sưng đỏ amidan: Khối amidan có màu đỏ đậm, sưng đau, nóng rát và xuất hiện nhiều dịch, bã màu trắng trên bề mặt. 
  • Ứ mủ: Các khe, hốc xung quanh amidan, niêm mạc họng, vòm họng… xuất hiện nhiều đốm mủ, lâu ngày chúng vón cục như các hạt đậu gây cảm giác vướng, cộm khó chịu trong cổ họng. 
  • Sốt cao: Nhiều trường hợp người bệnh có thể sốt cao lên đến 39 độ C kèm theo mệt mỏi, uể oải, đau nhức toàn thân, chán ăn. 
  • Ho ra đờm: Cảm giác nghẹn cổ họng do ứ nhiều dịch mủ làm kích thích phản xạ ho thường xuyên và ho kèm theo dịch đờm cùng nhiều hạt mủ màu trắng xanh. 
  • Hơi thở có mùi: Các hốc amidan tích tụ nhiều vi khuẩn, thức ăn, chất cặn bã… thời gian dài khiến hơi thở người bệnh có mùi hôi khó chịu. Điều này khiến người bệnh mất tự tin trong giao tiếp và ảnh hưởng đến các mối quan hệ, công việc. 

Theo đó, các triệu chứng viêm amidan hốc mủ thường khá nghiêm trọng và được xếp vào nhóm bệnh lý nguy hiểm. Không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe, đời sống sinh hoạt hằng ngày của bệnh nhân mà còn đe dọa tính mạng nếu không được chữa trị kịp thời. 

Các biến chứng thường gặp của viêm amidan hốc mủ

Bệnh viêm amidan hốc mủ nếu không điều trị sớm có thể dẫn đến một số biến chứng điển hình như:

Biến chứng tại chỗ

Biến chứng tại chỗ hay còn được gọi là biến chứng gần, xảy ra tại vị trí viêm amidan hốc mủ. Tình trạng này được biết đến với tên gọi áp xe amidan đặc trưng với các triệu chứng như đau họng, khó nuốt nước bọt, khó nhai và khó nói chuyện do khối amidan sưng to chèn ép lên cuống họng, dây thanh quản… 

Viêm amidan hốc mủ có nguy hiểm không?
Áp xe amidan gây đau họng, khàn giọng, mất tiếng, khó nuốt, khó nói chuyện,… là các biến chứng tại chỗ thường gặp do viêm amidan hốc mủ gây ra

Đồng thời, một số trường hợp vi khuẩn từ các ổ viêm amidan lây lan sang một số vùng xung quanh như miệng, cuống lưỡi, vòm họng… Từ đó, phát sinh các triệu chứng bệnh lý tại các cơ quan này như viêm mũi, viêm họng, viêm tai giữa, viêm xoang hoặc các bệnh về răng miệng. Nặng hơn có thể gây viêm viêm thanh khí phế quản, viêm tấy hạch dưới hàm hoặc áp xe thành bên trong họng.

Biến chứng xa

Viêm amidan hốc mủ mức độ nặng và không được điều trị kịp thời, đúng cách có thể gây ra các triệu chứng của nhiều bệnh lý nghiêm trọng như suy tim, viêm tiêm, viêm thận, viêm khớp, suy phổi, phù tứ chi, phù mặt…

Biến chứng toàn thân

Ngoài ra, khối amidan quá lớn sẽ chèn ép lên hệ hô hấp, từ đó tạo áp lực lớn cho phổi dẫn đến khó thở, thở dốc, thở hụt, thở khò khè và thậm chí gây chứng ngưng thở tạm thời do giảm quá trình tuần hoàn oxy lên não. Biến chứng này khá nguy hiểm làm tăng nguy cơ tử vong. Biến chứng này xảy ra chủ yếu ở trẻ nhỏ và cực kỳ nguy hiểm. 

Tổng hợp các phương pháp điều trị viêm amidan hốc mủ hiệu quả

Để điều trị cũng như phòng ngừa các biến chứng của viêm amidan hốc mủ, người bệnh cần chủ động đến bệnh viện để thăm khám và tư vấn phương pháp điều trị phù hợp. Nguyên tắc điều trị là kiểm soát triệu chứng, phục hồi chức năng nhai nuốt, nói chuyện bình thường cho người bệnh và phòng ngừa tái phát. 

Dưới đây là một số cách điều trị bệnh nhân có thể tham khảo:

1. Điều trị nội khoa

Đối với trường hợp điều trị viêm amidan hốc mủ để khắc phục biến chứng bằng thuốc, tùy theo từng trường hợp bệnh cụ thể, loại biến chứng đang mắc phải, mức độ và tần suất xuất hiện mà bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc phù hợp. Một vài nguyên tắc dùng thuốc trị viêm amidan bạn cần ghi nhớ như sau:

Viêm amidan hốc mủ có nguy hiểm không?
Dùng thuốc kháng sinh, chống viêm, chống phù nề, xung huyết… được chỉ định dùng phổ biến để điều trị viêm amidan hốc mủ
  • Đối với viêm amidan hốc mủ do vi khuẩn sẽ được kê đơn dùng kháng sinh để kiểm soát triệu chứng. 
  • Nếu nguyen nhân gây viêm là do nhiễm liên cầu khuẩn beta tan huyết nhóm A sẽ được chỉ định dùng kháng sinh chống liên cầu với liều lượng phù hợp. Loại thuốc này thường được dùng để điều trị ngắn, tối đa trong vòng 2 tuần. 
  • Tùy theo từng trường hợp có các triệu chứng đi kèm nào mà bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc phù hợp như: thuốc chống xung huyết, thuốc giảm đau, hạ sốt, thuốc giảm ho… 
  • Kết hợp sử dụng các loại dung dịch sát khuẩn tại chỗ như nước muối sinh lý NaCl 0.9%, dung dịch có chứa Povidon – Iod hay Chlorhydroxide, dung dịch kiềm loãng… hỗ trợ tiêu diệt vi khuẩn, virus có hại và làm sạch khoang miệng, cổ họng. 

2. Cắt amidan do viêm amidan hốc mủ

Sau khi thăm khám, thực hiện các xét nghiệm đánh giá mức độ viêm amidan hốc mủ, nếu mức độ bệnh nặng và khối amidan bị viêm nghiêm trọng gần như không thể phục hồi, bác sĩ sẽ chỉ định cho bệnh nhân thực hiện phẫu thuật cắt amidan. Phương pháp này chỉ được chỉ định sau khi bác sĩ cân nhắc về lợi ích và rủi ro của nó.

Vì lạm dụng kháng sinh trong thời gian dài cũng không phải cách hiệu quả, dễ gây nhờn thuốc và ảnh hưởng đến chức năng gan, thận, dạ dày. Ngoài ra, khi nhận thấy khối amidan hoàn toàn không còn đem lại bất kỳ một lợi ích nào, hiện tại chỉ là một ổ viêm nhiễm thì việc cắt bỏ amidan là điều cần thiết. 

Lưu ý chỉ những trường hợp dưới đây mới được chỉ định áp dụng phương pháp phẫu thuật này:

  • Khối amidan sưng to, kích thước lớn hơn bình thường và gây bít tắc đường hô hấp, khiến bệnh nhân thường xuyên ngủ ngáy, khó thở; 
  • Nhiễm trùng amidan tái đi tái lại nhiều lần trong năm; 
  • Ở những lần tái phát sau bệnh thường kéo dài và khó khỏi hơn những lần đầu dù đã áp dụng nhiều biện pháp điều trị khác nhau. 
  • Viêm amidan hốc mủ gây các biến chứng như viêm xoang, viêm phổi, viêm tai giữa, suy tim, viêm viêm, viêm cầu thận… đe dọa đến sức khỏe và tính mạng. 
  • Khối amidan sưng to một bên kèm theo xuất hiện hạch cổ và nghi ngờ là khối u ung thư ác tính. 

KHÁM PHÁ: VTV2 giới thiệu bài thuốc nam có hiệu quả chặn đứng bệnh viêm họng, viêm amidan, KHÔNG CẦN CẮT, KHÔNG KHÁNG SINH

Viêm amidan hốc mủ có nguy hiểm không?
Phẫu thuật cắt amidan hốc mủ được chỉ định cho những trường hợp bệnh nặng, gây biến chứng nguy hiểm đe dọa sức khỏe và tính mạng

Ngoài những trường hợp vừa kể trên, các trường hợp còn lại tuyệt đối không được tự ý thực hiện phẫu thuật cắt amidan. Vì khối amidan đóng vai trò rất quan trọng trong việc bảo vệ hệ thống miễn dịch của cơ thể, chống lại các tác nhân gây viêm nhiễm, tổn thương đến vòm họng nói riêng và hệ hô hấp nói chung. Do đó, không phải ai cũng có thể được thực hiện cắt amidan, đặc biệt là các trường hợp sau:

  • Người có hệ miễn dịch suy giảm, gây ảnh hưởng đến sức đề kháng của cơ thể, nhất là ở trẻ em dưới 5 tuổi. 
  • Người trưởng thành trên 45 tuổi cũng không nên cắt amidan vì có thể gây amidan xơ dính do chảy nhiều máu. 
  • Người mắc chứng rối loạn đông máu, có tiền sử mắc các bệnh mãn tính như tiểu đường, huyết áp, tim mạch… cũng nên hết sức cân nhắc trước khi thực hiện viêm amidan hốc mủ. 

Hiện nay với sự phát triển của y học hiện đại, có rất nhiều phương pháp cắt amidan như:

  • Cắt bằng laser: Sử dụng nguồn bước sóng ánh sáng laser để cắt bỏ khối amidan. Ưu điểm của phương pháp này là ít gây đau, thực hiện nhanh chóng và ít chảy máu. Tuy nhiên, điểm hạn chế của cắt amidan bằng laser thường dễ tạo thành những tổn thương lớn, sẹo, dễ nhiễm trùng và ảnh hưởng đến dây thanh quản. 
  • Cắt bằng Sluder: Cắt amidan bằng phương pháp Sluder thường được áp dụng dành cho trẻ em, khối amidan to, chân có cuống và dễ bóc tách. Bệnh nhân sẽ được gây mê, đưa khối amidan vào lỗ dụng cụ và đè chặt cuống amidan bằng lưỡi dao, kết hợp dùng tay, dụng cụ để tách khối amidan ra ngoài. 
  • Cắt bằng Plasma: Phương pháp Plasma sử dụng đầu dò, kính soi điện tử cùng nguồn nhiệt thấp plasma. Ưu điểm của phương pháp cắt này là không chảy máu, ít đau nhức, thực hiện trong thời gian ngắn do ít xâm lấn, nhiệt độ cắt khá thấp từ 65 – 90 độ C không gây bỏng.
  • Cắt bằng Coblator: Phương pháp này sử dụng nguồn sóng điện từ có tần số cao, tạo thành một đám mây dẫn điện tạo ra từ năng lượng sóng xung quanh thiết bị cắt để cắt và phá hủy các mô tế bào ở mức nhiệt độ từ 60 – 70 độ C. Ưu điểm của phương pháp này là ít chảy máu, không gây đau và không làm tổn thương các mô xung quanh. 
  • Cắt cắt Anse: Đây là phương pháp bóc tách và thòng lọng giúp giải quyết một vài dạng viêm amidan mãn tính có nhiều tổ chức xơ dính quanh hố amidan như viêm amidan hốc mủ, amidan mãn tính thể ẩn, amidan xơ teo… Phương pháp này thường được chỉ định cho người lớn. 

4. Biện pháp chăm sóc và hỗ trợ chữa viêm amidan hốc mủ tại nhà

Bên cạnh các biện pháp trị bệnh chuyên sâu do bác sĩ chỉ định, bệnh nhân cần chú ý về chế độ ăn uống và sinh hoạt để sớm phục hồi bệnh, tăng cường sức đề kháng và phòng ngừa tái phát viêm amidan hốc mủ. 

Viêm amidan hốc mủ có nguy hiểm không?
Người bệnh chú ý chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học để phục hồi bệnh nhanh và phòng ngừa tái phát viêm amidan hốc mủ

Cách chăm sóc bệnh nhân viêm amidan hốc mủ

  • Bệnh nhân viêm amidan hốc mủ chỉ nên ăn các loại thức ăn mềm, lỏng, dễ nhai nuốt như cháo, súp, canh… Tránh ăn thức ăn nhiều dầu mỡ, cay nóng, chứa chất bảo quản…; 
  • Tăng cường uống nước, chủ yếu là nước lọc, nước ấm, sữa, nước ép trái cây (không chứa acid) để bổ sung chất dinh dưỡng, bù nước cho cơ thể. 
  • Bệnh nhân viêm amidan hốc mủ nên uống nước ấm pha chanh, mật ong, bạc hà… để xoa dịu cổ họng, ức chế sự phát triển của các loại vi khuẩn, virus trong vòm họng và thúc đẩy quá trình phục hồi tổn thương nhanh chóng.
  • Mỗi ngày dùng nước muối sinh lý hoặc nước muối pha loãng để súc miệng, tiêu diệt các loại vi sinh vật gây hại và làm sạch khoang miệng. 

Cách phòng ngừa viêm amidan hốc mủ

  • Giữ vệ sinh răng miệng, tai mũi họng bằng cách đánh răng thường xuyên, tối thiểu 2 lần/ ngày và súc họng bằng nước muối ấm. 
  • Hạn chế sử dụng nước đá, thức ăn lạnh như kem, đá bào… để bảo vệ, bảo tồn chức năng khối amidan. 
  • Chú ý giữ gìn sức khỏe, vận động thường xuyên, ăn uống đầy đủ để tăng cường sức đề kháng, nâng cao thể trạng sức khỏe. 
  • Dùng máy tạo độ ẩm không gian sống và dùng máy lọc không khí để làm sạch không khí, loại bỏ vi khuẩn, virus giảm nguy cơ tái phát bệnh.
  • Chủ động che chắn, bảo vệ đường hô hấp bằng cách đeo khăn quàng, khẩu trang, giữ ấm cho cơ thể, đặc biệt khi thời tiết chuyển lạnh đột ngột để tránh bị nhiễm lạnh, tăng nguy cơ mắc bệnh. 

Các biến chứng viêm amidan hốc mủ rất nguy hiểm, tiềm ẩn nhiều rủi ro đáng lo ngại cho sức khỏe của người lớn và sự phát triển của trẻ em. Tuy nhiên, bệnh lý này vẫn có cách điều trị được hiệu quả. Chỉ cần bệnh nhân phát hiện bệnh sớm, chủ động thăm khám và tuân thủ phác đồ điều trị theo chỉ định của bác sĩ, bệnh sẽ nhanh chóng thuyên giảm. 

Chia sẻ:
viêm amidan ở trẻ em Viêm amidan ở trẻ em và cách chữa trị hiệu quả
Viêm amidan là một bệnh lý tương đối phổ biến ở trẻ em. Khi được can thiệp kịp thời, bệnh có thể nhanh chóng biến mất chỉ sau một vài…
Có thuốc trị sỏi amidan không? Làm sao để loại bỏ? Chuyên gia tư vấn

Thuốc trị sỏi amidan thường được sử dụng trong giai đoạn đầu - khi kích thước của sỏi còn nhỏ.…

Sau cắt Amidan có hết viêm họng không?

Sau cắt amidan có hết viêm họng không? Câu trả lời đơn giản là không. Cắt amidan không phải là…

Viêm amidan Viêm Amidan Là Gì? Nguyên Nhân, Dấu Hiệu và Điều Trị

Viêm amidan là bệnh lý tai mũi họng phổ biến ở cả trẻ em và người lớn. Bệnh có tính…

Hướng dẫn chữa viêm amidan bằng mật ong đúng cách tại nhà

Chữa viêm amidan bằng mật ong là biện pháp chăm sóc tại nhà được áp dụng phổ biến. Thành phần…

Bị viêm Amidan nên ăn gì, kiêng gì để nhanh khỏi bệnh? Chuyên gia tư vấn

Tìm hiểu viêm amidan nên ăn gì và kiêng gì sẽ giúp người bệnh có chế độ ăn uống hợp…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua