Viêm amidan gây khó thở có nguy hiểm không? Nên xử lý như thế nào?
Viêm amidan gây khó thở là một triệu chứng ít gặp nhưng lại vô cùng nguy hiểm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và tính mạng của người bệnh. Vậy triệu chứng của tình trạng này như thế nào, nên làm gì để giải quyết dứt điểm nỗi lo lắng này?
Viêm amidan gây khó thở do đâu?
Viêm amidan là bệnh lý về hô hấp thường gặp có thể xuất hiện ở bất kỳ lứa tuổi nào. Khi bị viêm, amidan của người bệnh và vùng họng luôn ở trong tình trạng đỏ ửng, sưng to hơn rất nhiều lần so với thông thường.
Người bệnh thường có cảm giác đau nhiều ở cổ họng, đau như có dị vật vướng vào, nuốt vào thấy đau, ăn không ngon miệng. Đau có thể lan sang hai bên má và hai hàm kèm theo cảm giác khó thở, ngáy to khi ngủ vào ban đêm.
Hiện tượng khó thở khi bị viêm amidan là do amidan của người bệnh sưng to dẫn đến chèn lấp cuống họng, gây trở ngại cho việc nuốt thức ăn lẫn hít thở không khí. Có 3 nguyên nhân viêm amidan gây khó thở thường gặp:
- Do amidan sưng to làm cản trở đường lưu thông của không khí qua vùng hầu họng dẫn đến khó thở, người ngột ngạt khó chịu.
- Do tình trạng viêm nhiễm sưng tấy đến toàn thân.
- Do triệu chứng viêm mũi, tắc mũi gây ra hiện tượng khó thở, thở khò khè khi bị viêm amidan.
Viêm amidan khó thở có nguy hiểm không?
Như đã nói, viêm amidan gây khó thở là một hiện tượng nghiêm trọng cần được kịp thời điều trị. Những trường hợp nguy hiểm có thể xảy ra khi bị viêm amidan khó thở cụ thể là:
- Sưng amidan nghiêm trọng khiến tình trạng khó thở ngày một nặng nề kèm theo triệu chứng ngáy to làm người bệnh khó đi vào giấc ngủ, ngủ không sâu. Nghiêm trọng hơn, có thể gây ra hiện tượng ngưng thở lúc ngủ, khiến bệnh nhân đột tử bất kỳ lúc nào trong thời gian này.
- Nếu không được điều trị có thể gây ra các biến chứng như viêm mũi, viêm xoang, áp xe amidan ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh.
- Nếu bị khó thở lâu ngày có thể dẫn đến các bệnh như viêm thận thể cấp và mãn tính, viêm khớp, viêm phổi, viêm phế quản, nhiễm khuẩn huyết, thậm chí là suy tim…
Cách xử lý khi bị viêm amidan gây khó thở
Nếu gặp phải hiện tượng khó thở do viêm amidan, người bệnh có thể xử lý như sau:
Thay đổi thói quen sinh hoạt
Các thói quen tốt cho người bệnh có thể kể đến như:
- Súc miệng bằng nước muối pha loãng hoặc nước muối sinh lý giúp làm sạch khoang miệng, kháng viêm, kháng khuẩn và tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh.
- Khi ngủ nên nằm gối cao vừa phải để giúp quá trình thở ra được dễ dàng hơn.
- Nên nghỉ ngơi trong phòng thoáng khí, tránh mở điều hòa hoặc quạt nếu thời tiết không quá oi bức để tránh cho tình trạng khó thở thêm nghiêm trọng hơn.
Thay đổi chế độ dinh dưỡng
Để cải thiện tình trạng sưng viêm amidan gây khó thở, người bệnh cần:
- Thường xuyên sử dụng các thực phẩm mềm và lỏng như cháo súp. Đối với thực phẩm giàu đạm như thịt, cá nên nghiền nhỏ hoặc hầm mềm để sử dụng.
- Không dụng các thực phẩm thô, thức ăn cay nóng, gây cọ xát họng để tránh gia tăng tình trạng sưng viêm.
- Không sử dụng các thực phẩm đông lạnh, thức uống lạnh hoặc quá nóng để tránh tổn thương amidan và niêm mạc họng.
Thăm khám bác sĩ
Bệnh viêm amidan sẽ không tự khỏi và có thể tái phát thường xuyên nếu không được thăm khám kịp thời. Do đó, khi xuất hiện các triệu chứng bệnh, nên chăm sóc và điều trị thật tốt. Trường hợp bệnh nhân suy hô hấp, thở dồn dập, khó thở kèm theo tức ngực thì nên nhanh chóng đến bệnh viện để thăm khám.
Bên cạnh đó, nếu sau 3 – 4 ngày chăm sóc tại nhà mà tình trạng bệnh không thuyên giảm thì nên đến bệnh viện để được điều trị dứt điểm. Không nên chủ quan lơ là hoặc tự ý mua thuốc điều trị vì có thể gây ra nhiều tác dụng phụ không mong muốn.
Ngoài ra, đối với trường hợp bệnh kéo dài dai dẳng, bệnh tái phát nhiều lần trong thời gian ngắn. Hoặc tình trạng viêm nhiễm ngày một nặng, amidan sưng to và sinh mủ thì nên đến ngay các bác sĩ chuyên khoa để kiểm tra và có biện pháp điều trị phù hợp.
Điều trị viêm amidan gây khó thở
Đối với bệnh nhân viêm amidan khó thở, sau khi thăm khám thường được điều trị bằng 2 phương pháp sau đây:
Điều trị nội khoa
Có thể được chỉ định sử dụng thuốc làm nhỏ phần amidan bị sưng to. Thường là các kháng sinh, kháng viêm, giảm đau theo toa của bác sĩ. Người bệnh tuyệt đối không tự ý tăng giảm liều lượng hoặc ngưng thuốc khi các triệu chứng giảm để tránh làm nhờn thuốc.
Đồng thời, cần kết hợp chế độ dinh dưỡng, làm việc, nghỉ ngơi hợp lý để bệnh nhanh chóng hồi phục. Việc điều trị nội khoa thường chỉ được áp dụng cho các trường hợp bệnh nhẹ.
KHÁM PHÁ: VTV2 giới thiệu bài thuốc nam có hiệu quả chặn đứng bệnh ho, viêm họng, viêm amidan
Điều trị ngoại khoa
Khi việc điều trị nội khoa không mang lại hiệu quả hoặc tình trạng viêm amidan quá nặng gây khó thở nghiêm trọng. Bệnh nhân thường được khuyến nghị áp dụng can thiệp ngoại khoa bằng cách phẫu thuật cắt amidan. Được chỉ định khi amidan không còn đóng vai trò miễn dịch mà trở thành ổ chứa vi khuẩn, có thể phát triển thành khối u ác tính.
Có nhiều phương pháp cắt amidan có thể kể đến như áp lạnh, dùng dao điện đơn hoặc điện lưỡng cực, dùng dao kéo và thòng lọng, dao plasma… Tuy nhiên, sau khi phẫu thuật người bệnh cần được chăm sóc tốt để hạn chế tối đa các tổn thương.
Trên đây là một số thông tin giúp bạn hiểu hơn về tình trạng viêm amidan gây khó thở và cách xử lý khi gặp hiện tượng này. Có thể thấy, khó thở khi bị viêm amidan là triệu chứng nguy hiểm cần được kịp thời điều trị.
Có thể bạn quan tâm
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!