Các triệu chứng đau bao tử nặng cần nhận biết sớm để chữa trị

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần

Phó Giám đốc Chuyên môn

Đau dạ dày là một triệu chứng phổ biến ở cả người lớn và trẻ em. Hầu hết các cơn đau dạ dày thường không quá nguy hiểm và có thể tự khỏi sau đó. Tuy nhiên, đôi khi tình trạng này có thể trở nên nghiêm trọng và gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh. Do đó, người bệnh cần nhận biết các triệu chứng đau bao tử nặng để có cách khắc phục hợp lý.

Triệu chứng đau bao tử nặng cần biết

Đau dạ dày có thể liên quan đến các nguyên nhân như khó tiêu, không dung nạp thực phẩm, chướng bụng hoặc căng thẳng. Tuy nhiên, đôi khi một số trường hợp đau dạ dày có thể là dấu hiệu của các vấn đề nghiêm trọng hơn, bao gồm ung thư dạ dày.

Triệu chứng đau bao tử nặng cần biết
Tìm hiểu các dấu hiệu đau bao tử nặng để có cách điều trị kịp thời.

Một số dấu hiệu và triệu chứng đau bao tử nặng người bệnh cần biết như:

1. Đau dạ dày dữ dội sau khi ăn

Tình trạng đau dạ dày sau khi ăn, đặc biệt là sau các bữa ăn nhiều chất béo có thể là dấu hiệu tổn thương ở túi mật. Cơn đau thường có xu hướng trở nên nghiêm trọng hơn ở phụ nữ thừa cân và sau 40 tuổi.

Thông thường, cơn đau có thể kéo dài từ 30 đến 60 phút. Cơn đau cũng có thể ngắt quãng hoặc liên tục và có xu hướng nghiêm trọng hơn theo thời gian.

Gợi ý: 10+ thuốc trị đau dạ dày tốt và chất lượng nhất hiện nay – Cách dùng

2. Đau bụng dưới kèm tiêu chảy hoặc táo bón

Đau bụng dưới kèm theo tình trạng đầy hơi chướng bụng, tiêu chảy hoặc táo bón có thể là dấu hiệu của Hội chứng ruột kích thích. Bệnh thường phổ biến ở phụ nữ trẻ tuổi, mắc dù bệnh có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi.

Các dấu hiệu và triệu chứng khác có thể được kiểm soát bằng cách thay đổi lối sống và chế độ ăn uống. Tuy nhiên, hiện tại không có cách điều trị dứt điểm Hội chứng ruột kích thích.

Đau bụng dưới kèm tiêu chảy hoặc táo bón
Các cơn đau dữ dội có thể là dấu hiệu của Hội chứng ruột kích thích.

3. Cơn đau xuất hiện bất ngờ và nghiêm trọng

Một cơn đau dạ dày thường xảy ra dần dần và có xu hướng khó chịu nhẹ. Đây là một cơn đau lành tính và không quá nghiêm trọng. Do đó, những cơn đau đột ngột và dữ dội có thể là dấu hiệu của một vấn đề nghiêm trọng, bao gồm cả viêm ruột thừa, sỏi mật, thủng ruột hoặc một số tình trạng hiếm gặp khác như phình động mạch chủ ở bụng.

Do đó, nếu xuất hiện các cơn đau nghiêm trọng, người bệnh nên đến bệnh viện hoặc gọi cho cấp cứu ngay lập tức.

4. Sốt hoặc cảm thấy nóng trong người

Đau dạ dày kèm sốt có thể là dấu hiệu nhiễm trùng bao gồm viêm ruột thừa, viêm túi thừa đại tràng, viêm túi mật hoặc viêm bể thận. Do đó, nếu phát sốt kèm đau dạ dày, hãy đến bệnh viện ngay lập tức để được tư vấn và điều trị phù hợp.

 Đau dạ dày nặng kèm sốt hoặc cảm thấy nóng trong người
Đau dạ dày kèm sốt là tình trạng nghiêm trọng cần được chẩn đoán phù hợp.

Tham khảo thêm: 5 cách chữa đau dạ dày khẩn cấp – Hiệu quả tức thì 

5. Thường xuyên buồn nôn và nôn mửa

Mặc dù buồn nôn và nôn thường xảy ra với bệnh nhân bệnh dạ dày. Tuy nhiên, nếu nôn kéo dài hoặc xảy ra thường xuyên có thể là triệu chứng đau bao tử nặng cần được điều trị y tế.

Nôn mửa thường xuyên có thể là dấu hiệu ung thư dạ dày hoặc các vấn đề nghiêm trọng khác. Đặc biệt là khi người bệnh nôn ra máu hoặc chất nhầy chứa máu.

6. Nôn mửa kèm theo tiêu chảy

Nôn mửa và tiêu chảy thường xảy ra cùng lúc khi người bệnh bị ngộ độc, dị ứng thực phẩm hoặc một số nguyên nhân nghiêm trọng khác. Nôn mửa và tiêu chảy không kiểm soát được có thể dẫn đến mất nước.

Do đó, hãy đến bệnh viện hoặc trao đổi với người có chuyên môn để được tư vấn cụ thể.

7. Chóng mặt và khó thở

Đau bao tử kèm chóng mặt và khó thở có thể là triệu chứng đau bao tử nặng hoặc một vấn đề tiềm ẩn nghiêm trọng hơn. Do đó, nếu bạn bị đau kèm theo việc bị khó thở hoặc chóng mặt, hãy gọi cho cấp cứu nhanh chóng.

8. Phân có màu tối

Phân tối màu có thể là dấu hiệu bệnh lý nghiêm trọng ở dạ dày, bao gồm cả ung thư dạ dày. Ngoài ra, đi đại tiện thường xuyên cũng có thể là triệu chứng đau bao tử nặng. Do đó, nếu nhận thấy bất cứ vấn đề bất thường nào ở phần hoặc nhu cầu đi vệ sinh, hãy đến bệnh viện để được tư vấn cụ thể.

9. Thường xuyên ợ nóng và khó tiêu hóa

Ợ nóng và khó tiêu là một vấn đề bình thường sau khi ăn thức ăn nhiều dầu mỡ. Tuy nhiên, nếu tình trạng này xảy ra thường xuyên có thể là dấu hiệu của các bệnh lý khác ở dạ dày.

Do đó, nếu tình trạng ợ nóng xảy ra kể cả khi ăn một bữa ăn nhẹ, hãy đến bệnh viện hoặc thông báo cho bác sĩ điều trị.

Thường xuyên ợ nóng và khó tiêu hóa
Ợ nóng thường xuyên có thể là triệu chứng đau bao tử nặng.

10. Giảm cân bất thường không rõ lý do

Nếu bạn đang không ăn kiêng và nạp lượng calo thông thường mà vẫn giảm cân, đặc biệt là giảm cân đột ngột, hãy thông báo cho bác sĩ. Tình trạng này có thể là triệu chứng đau bao tử nặng hoặc quá trình trao đổi chất bị gián đoạn.

11. Cơn đau nghiêm trọng hơn khi di chuyển

Nếu cơn đau có xu hướng nghiêm trọng hơn khi bạn di chuyển, có thể là dấu hiệu viêm túi thừa, tắc nghẽn hoặc thủng ruột. Đây là một tình trạng khẩn cấp và nghiêm trọng. Do đó, nếu cảm thấy cơn đau có xu hướng nghiêm trọng hơn khi di chuyển, hãy đến bệnh viện.

Xem thêm:Đau dạ dày nên ăn gì buổi sáng giúp ngày dài khỏe mạnh?

Các biện pháp điều trị đau bao tử

Việc điều trị đau bao tử thường phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh. Do đó, điều quan trọng là người bệnh nên đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị phù hợp. Một số biện pháp điều trị phổ biến bao gồm:

1. Biện pháp khắc phục tại nhà

Để cải thiện các các cơn đau bao tử, người bệnh có thể tham khảo một số biện pháp bao gồm:

  • Chườm nóng hoặc đệm nóng lên bụng để giảm đau.
  • Uống trà hoa cúc, trà bạc hà hoặc trà gừng để cải thiện ợ nóng, đầy hơi và đau bao tử.
  • Tập thể dục, yoga, thiền định để giảm căng thẳng và cải thiện các cơn đau.
  • Uống nhiều nước để cải thiện hệ thống tiêu hóa.
Biện pháp khắc phục đau bao tử nặng tại nhà
Sử dụng các loại trà thảo mộc có thể cải thiện tình trạng đau bao tử.

2. Sử dụng thuốc không kê đơn

Nếu cơn đau có xu hướng trở nên nghiêm trọng, người bệnh có thể sử dụng một số loại thuốc giảm đau. Các loại thuốc không kê đơn phổ biến bao gồm:

  • Thuốc kháng axit đối với tình trạng ợ nóng, trào ngược dạ dày thực quản.
  • Chất làm mềm phân hoặc thuốc nhuận tràng nhẹ để cải thiện tình trạng táo bón.
  • Các loại thuốc có Loperamid (Imodium) hoặc Bismuth Subsalicylate (Kaopectate hoặc Pepto – Bismol) để cải thiện tình trạng tiêu chảy.
  • Thuốc giảm đau như Acetaminophen. Tuy nhiên, người đau dạ dày cần tránh khỏi các loại thuốc chống viêm không Steroid (NSAID) như Aspirin, Ibuprofen hoặc Naproxen. Các loại thuốc này có thể gây kích ứng dạ dày và làm cơn đau nghiêm trọng hơn.

Biện pháp phòng ngừa đau bao tử

Một số biện pháp có thể hỗ trợ cải thiện các cơn đau bao tử phổ biến như sau:

  • Ăn chậm lại, nhai kỹ hơn. Điều này có thể tránh việc nuốt không khí là cải thiện các vấn đề về dạ dày.
  • Thay đổi tần suất ăn uống, ăn nhiều bữa nhỏ với thức ăn nhẹ. Điều này có thể giảm áp lực lên hệ thống tiêu hóa.
  • Xây dựng chế độ ăn uống nhiều chất xơ, rau xanh. Tránh việc tiêu thụ thực phẩm nhiều chất béo, thức ăn chiên hoặc quá cay.

Đau bao tử tuy chỉ là một cơn đau nhẹ và có thể tự hết, nhưng người bệnh không nên chủ quan vì đó có thể là một dấu hiệu của bệnh lý nghiêm trọng. Khi có các triệu chứng đau bao tử nặng hoặc kèm theo vấn đề khác như tiêu chảy, sốt, nôn mửa,…người bệnh cần nhanh chóng đến bệnh viện để tiến hành chữa bệnh càng sớm càng tốt. Tránh để bệnh kéo dài có thể gây nguy hiểm đến tính mạng. 

Có thể bạn quan tâm: 

Ngày đăng 16:34 - 26/04/2024 - Cập nhật lúc: 16:38 - 26/04/2024
Chia sẻ:
11+ Thuốc Chữa Trào Ngược Dạ Dày Thực Quản Tốt Nhất 2023

Y học hiện đại mang lại nhiều sự lựa chọn cho bệnh nhân trong việc chọn thuốc chữa trào ngược…

Đau dạ dày uống Efferalgan có được không?

Bệnh nhân đau dạ dày có thể sử dụng thuốc Efferalgan để giảm đau và hạ sốt. Nên uống thuốc…

Đau Dạ Dày Có Ăn Được Đu Đủ (Xanh + Chín) Không?

Đau dạ dày có ăn được đu đủ không và nên ăn loại chín hay xanh là những thắc mắc…

Trào ngược dạ dày Trào ngược dạ dày thực quản: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

Trào ngược dạ dày hay còn gọi là trào ngược dạ dày thực quản ngày càng có xu hướng tăng…

Ung thư dạ dày có di truyền không? Bệnh ung thư dạ dày có lây hay di truyền không?

Ung thư dạ dày có di truyền không? Đây là một vấn đề được nhiều người bệnh quan tâm và…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua