Cách Vỗ Rung Long Đờm Cho Trẻ Và Lưu Ý Khi Thực Hiện
Cách vỗ rung long đờm cho trẻ là kỹ thuật có khả năng làm giảm ho cho trẻ bị long đờm do mắc các bệnh lý về đường hô hấp. Tuy nhiên, do trẻ vẫn còn khá non nớt, sức khỏe yếu kém nên bố mẹ cần nắm rõ cách thực hiện, không được tự ý vỗ không theo nguyên tắc.
Trẻ bị ho có nên thực hiện vỗ rung không?
Các loại bệnh ho xảy ra phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ do sức đề kháng còn yếu kém. Trẻ có thể ho dai dẳng, ho khan, ho có đờm trong thời gian ngắn hoặc dài gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ.
Trong rất nhiều dạng bệnh ho thì ho có đờm là tình trạng thường gặp nhất. Đây là tình trạng chất dịch nhầy tiết ra và tích tụ quá mức trong niêm mạc đường hô hấp do viêm nhiễm. Đây có thể là dấu hiệu của các bệnh đường hô hấp như viêm phế quản, viêm họng, hen phế quản…
Đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ chưa biết cách tự khạc đờm hoặc hỉ mũi, cách tốt nhất để loại bỏ chất đờm nhầy là áp dụng kỹ thuật vỗ rung long đờm. Vỗ rung long đờm là phương pháp vật lý trị liệu hô hấp, được ứng dụng nhằm mục đích hỗ trợ điều trị các bệnh về tắc nghẽn đường hô hấp do ứ đọng dịch đờm, chất nhầy.
Tong y khoa, kỹ thuật này đem lại một số lợi ích sau:
- Vỗ rung lồng ngực cho trẻ mang tính cơ học, làm thay đổi áp suất trong đường dẫn khí, giãn phế quản và tống dịch nhầy ra ngoài nhờ phản xạ ho, khạc hoặc sử dụng máy hút nếu trẻ không thể tự ho được;
- Hỗ trợ làm thông thoáng đường thở, giải phóng dịch đờm, hỗ trợ giúp trẻ dễ thở hơn, giảm mức độ nôn ói, thở khò khè;
=> ĐỌC NGAY: Trẻ bị ho về đêm (khi ngủ) – Nguyên nhân, cách chữa HIỆU QUẢ NHẤT
Chỉ định kỹ thuật vỗ rung long đờm cho bé
Theo lương y Tuấn, kỹ thuật vỗ rung long đờm thường được chỉ định áp dụng và chống chỉ định cho một số trường hợp sau:
Chỉ định áp dụng
- Các bệnh hô hấp như viêm phổi, viêm họng, viêm phế quản, viêm xẹp thùy phổi, giãn phế quản,… làm tăng tiết dịch đờm gây tắc nghẽn đường hô hấp.
- Bệnh về mũi như nghẹt mũi, sổ mũi, viêm mũi…
- Một số bệnh lý mãn tính về thần kinh, bại não…
Chống chỉ định
- Trẻ mắc các bệnh về tim mạch;
- Trẻ gặp các chấn thương lồng ngực;
- Dị tật đường thở;
- Tràn dịch, tràn khí màng phổi;
- Ung thư phổi;
- Sau khi trẻ vừa ăn no;
- Không áp dụng cho trẻ bị ho khan;
- Trẻ bị ho đờm có máu, lao phổi, tràn khí màng phổi chưa dẫn lưu gây suy hô hấp nặng…
- Trẻ bị rối loạn đông máu, thiếu máu, sốt cao trên 39 độ C…
- Trẻ đang trong giai đoạn đầu bị xuất huyết não, bị phù não, có dị dạng mạch máu não vì sẽ càng làm tăng nguy cơ bị tổn thương não…
- …
Bên cạnh đó, bố mẹ cũng nên thực hiện kỹ thuật vỗ rung long đờm khi trẻ gặp các vấn đề sau:
- Trẻ bị ho có đờm kèm theo thở khò khè do nhiều bệnh lý khác nhau;
- Trẻ có các vấn đề về dịch đờm sau phẫu thuật;
- Cổ họng và mũi của trẻ ứ đọng nhiều dịch đờm nhưng không có khả năng tự khạc ra;
=> BẬT MÍ: Bé bị ho sổ mũi uống thuốc gì nhanh khỏi và cần lưu ý những gì? CHUYÊN GIA TƯ VẤN
Cách vỗ rung long đờm cho trẻ đúng quy tắc
Cần tuân thủ đúng các nguyên tắc sau khi thực hiện vỗ rung cho trẻ:
1. Thời điểm
- Vào lúc sáng sớm, vì sau một đêm ngủ dài lượng dịch đờm ứ đọng trong cổ họng và mũi sẽ nhiều hơn bình thường;
- Cũng có thể thực hiện cho trẻ bị ho sau khi đã khí dung;
2. Tư thế
- Đặt trẻ nằm trong tư thế nghiêng sang một bên. Hoặc có thể cho trẻ ngồi sao cho đầu hơi cúi về phía trước;
- Tư thế bế vác để mặt trẻ úp vài vai;
- Tư thế nằm úp và nằm ngửa cũng rất phù hợp;
3. Xác định vị trí cần vỗ
- Vị trí vỗ rung tốt nhất là vùng ở sau lưng từ vùng phổi của trẻ, tiến hành vỗ từ dưới lên;
- Cần đảm bảo xác định đúng vị trí của phổi bằng cách ước lượng từ ngang lưng trở lên;
4. Kỹ thuật vỗ rung long đờm cho bé
Các bước thực hiện kỹ thuật vỗ rung long đờm cho trẻ như sau:
- Bước 1: Cho trẻ nằm nghiêng sang một bên, một tay giữ lấy vai của bé, còn khuỷa tay đè nhẹ lên phần hông của trẻ.
- Bước 2: Bàn tay khum lại để tạo thành một khoảng trống để thông khí, cách này sẽ giúp trẻ không bị đau khi vỗ.
- Bước 3: Dùng một lực vừa phải vỗ rung lên lưng tạo thành tiếng “bộp, bộp”, vỗ liên tục sao cho lồng ngực của trẻ rung lên từng nhịp.
- Bước 4: Mỗi lần vỗ kéo dài khoảng 3 – 5 phút.
- Bước 5: Sau khi vỗ xong, dùng ngón tay day nhẹ vào vùng cổ của trẻ để kích thích cảm giác ho. Lúc này, bé ho liên tục không ngừng, nôn ói ra đờm. Bố mẹ cần chú ý quan sát kỹ màu sắc dịch đờm để thông báo lại cho bác sĩ.
5. Loại bỏ dịch đờm giảm tắc nghẽn mũi họng
Sau khi thực hiện kỹ thuật vỗ rung long đờm cho trẻ, bố mẹ cũng có thể áp dụng mẹo loại bỏ dịch đờm trong họng.
- Đặt trẻ nằm nghiêng sang một bên.
- Nhỏ nước muối sinh lý NaCl 0.9% vào lỗ mũi phía trên.
- Kiểm soát cho nước mũi chảy xuống phần lỗ mũi phía sau.
- Lưu ý giữ chắc cằm của trẻ.
- Thực hiện cách tương tự với lỗ mũi bên kia sau khi đã nghiêng ngược lại sang tư thế bên kia.
- Sau đó cho trẻ nằm sấp hoặc ngồi để dịch tiết dễ dàng chảy ra ngoài một cách tự nhiên.
Xem thêm: Vì sao bé có đờm ở cổ họng nhưng không ho? Cách trị tốt nhất
Một số lưu ý khi thực hiện vỗ rung long đờm cho trẻ
Phụ huynh cần lưu ý một số vấn đề sau đây:
Về kỹ thuật vỗ rung long đờm
- Chỉ nên thực hiện kỹ thuật vỗ rung long đờm sau bữa ăn 1 – 2 tiếng để tránh làm trẻ bị nôn trớ. Có thể thực hiện 1 – 2 lần/ ngày tùy theo mức độ ứ đọng dịch đàm nhiều hay ít.
- Không nên vỗ trực tiếp lên người trẻ khi cởi trần, tốt nhất nên phủ một tấm khăn mỏng lên người con trước khi thực hiện vỗ rung.
- Trước khi tiến hành vỗ rung, phụ huynh cần cởi bỏ hết các loại trang sức đeo trên tay để tránh gây đau, làm tổn thương đến trẻ.
Trên đây là các thông tin chi tiết về cách vỗ rung long đờm cho trẻ đúng kỹ thuật. Hy vọng với cách hướng dẫn này, các bậc phụ huynh có thể áp dụng để hỗ trợ điều trị bệnh ho, giảm dịch đờm mà không cần dùng đến thuốc.
THAM KHẢO THÊM:
- Cách chữa ho khan về đêm hiệu quả, dứt ngay cơn ho
- Cách chữa ho cho trẻ sơ sinh 5-6 tháng tuổi hiệu quả nhất hiện nay
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!