Cách Chữa Phì Đại Amidan Ở Trẻ và Thông Tin Cần Biết

Bác sĩ phụ trách

BÁC SĨ PHAN ĐÌNH LONG

Cố vấn Chuyên môn

Phì đại amidan ở trẻ nhỏ là tình trạng khá phổ biến, đặc biệt với những trẻ trong độ tuổi từ 2 – 10. Đây là hiện tượng khối amidan tăng kích thước bất thường gây ảnh hưởng đến sinh hoạt, sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Vậy làm cách nào để chữa khỏi bệnh amidan phì đại cho trẻ? Cùng tìm hiểu chi tiết vấn đề này trong bài viết dưới đây. 

Phì đại amidan ở trẻ
Phì đại amidan ở trẻ là tình trạng khối amidan sưng viêm quá mức, to hơn so với bình thường và có dấu hiệu quá phát

Phì đại amidan ở trẻ nhỏ là bệnh gì? Có nguy hiểm không?

Đối với trẻ nhỏ, amidan đóng vai trò rất quan trọng trong việc che chắn “cửa ngõ” của cơ thể, bảo vệ trẻ khỏi sự tấn công của các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus, nấm, ký sinh trùng… Tuy nhiên, do sự tác động của nhiều yếu tố như vệ sinh, môi trường, thời tiết… tạo điều kiện cho những nhân tố trên tấn công ồ ạt vào cơ thể của trẻ cộng với hệ miễn dịch đang yếu sẽ gây ra viêm amidan

Phì đại amidan là một trong những hiện tượng xảy ra khi khối amidan sưng viêm quá mức, có biểu hiện quá phát và dẫn đến phì đại. Theo thời gian, chúng phát triển ngày càng lớn và chèn ép lên khí quản, thực quản khiến trẻ khó thở, khó nuốt, dễ ho sặc khi ăn uống, thậm chí biếng ăn…

Các chuyên gia cho biết tình trạng này khá nguy hiểm nhưng nếu phát hiện sớm vẫn có thể điều trị khỏi dứt điểm. Tuy nhiên, do trẻ nhỏ có hệ thống miễn dịch chưa hoàn thiện nên bệnh rất dễ tái đi tái lại nhiều lần. Việc này khiến bố mẹ chủ quan, nghĩ rằng trẻ bệnh vài ngày sẽ tự khỏi, không chủ động điều trị, vô tình gây ra những biến chứng ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Chẳng hạn như:

Nguyên nhân khiến amidan phì đại ở trẻ em 

Lương y Tuấn cho biết Amidan phì đại không tự nhiên xuất hiện vì nó là kết quả của quá trình amidan viêm nhiễm và tái phát liên tục, kéo dài nhưng không được chữa trị dứt điểm. Dưới đây là các yếu tố khiến amidan của trẻ bị phì đại thường gặp nhất:

Phì đại amidan ở trẻ
Có nhiều nguyên nhân gây phì đại amidan ở trẻ như mắc các bệnh đường hô hấp, dị ứng, nhiễm khuẩn, virus…
  • Di truyền: Yếu tố di truyền từ thế hệ trước sang thế hệ sau cũng ảnh hưởng nhiều đến nguy cơ khiến trẻ bị phì đại amidan. Theo nhận định của chuyên gia, tỷ lệ trẻ bị phì đại amidan khi có ông bà, bố mẹ mắc bệnh luôn cao hơn rất nhiều so với những trẻ bình thường. 
  • Bẩm sinh: Yếu tố bẩm sinh được nhắc đến ở đây là do trẻ có cấu trúc và kích thước khối amidan ngay từ khi còn nhỏ đã to hơn bình thường. Khi trẻ lớn hơn cộng với các yếu tố nguy cơ gây quá phát khác càng khiến kích thước amidan tăng lên phát sinh thành bệnh. 
  • Tái phát viêm amidan nhiều lần: Hầu hết các trường hợp trẻ bị phì đại amidan đều là do trước đó bị viêm amidan tái đi tái lại nhiều lần không khỏi dứt điểm. Tình trạng này khiến vi khuẩn không được loại bỏ hoàn toàn, chúng trú ngụ và sinh sôi phát triển, ngày càng hoạt động mạnh hơn khiến amidan sưng viêm, kích ứng nặng, hậu quả là gây ra hiện tượng phì đại. 
  • Mắc các bệnh viêm đường hô hấp: Một số bệnh lý hô hấp về tai mũi họng khiến vi khuẩn xâm nhập vào trong cổ họng, tạo điều kiện thuận lợi để chúng tấn công amidan và gây phì đại. 
  • Dị ứng: Một số yếu tố dị nguyên từ môi trường bên ngoài xâm nhập vào cơ thể và gây kích ứng amidan như lông động vật, hóa chất, phấn hoa, khói bụi… cũng làm tăng nguy cơ bị phì đại amidan. 
  • Biến chứng phẫu thuật: Một số phẫu thuật như cắt amidan, cắt dây thanh quản… không được thực hiện đúng cách cũng có thể khiến tình trạng viêm nhiễm amidan nặng nề hơn. 

Dấu hiệu nhận biết trẻ bị phì đại amidan

Các triệu chứng của phì đại amidan trong giai đoạn mới khởi phát thường rất dễ bị nhầm lẫn với các bệnh lý hô hấp khác. Tuy nhiên, phụ huynh vẫn có thể phát hiện các triệu chứng sau đây để nhận biết bệnh:

Phì đại amidan ở trẻ
Khối amidan sưng to 1 hoặc 2 bên, kích thước lớn hơn so với bình thường khiến trẻ đau rát, khó thở, khó nuốt…
  • Khối amidan sưng to lên, có màu đỏ tươi hoặc đỏ sẫm, sưng 1 hoặc cả 2 bên. Bố mẹ có thể quan sát được triệu chứng này bằng cách yêu cầu trẻ há to miệng ra. 
  • Trẻ than phiền cổ họng đau rát, khó thở và khó nuốt hoặc bố mẹ có thể nhận biết qua việc trẻ biếng ăn và ho nhiều. 
  • Hơi thở của trẻ có mùi hôi vì khối amidan sưng lên kèm theo chứa thức ăn thừa, chất cặn nhờn trong các hốc mủ. Chúng bị kẹt lại trong các khe hốc amidan và không được đưa xuống dạ dày. 
  • Trẻ khó thở, thở khò khè khi ngủ hoặc ngáy to. 
  • Trẻ mệt mỏi, ngủ li bì nhưng không sâu giấc, chập chờn và dễ tỉnh giấc giữa chừng. 
  • Trẻ chán ăn, không có sức sống và không muốn chơi đùa. 

Ngoài ra, tùy vào mức độ viêm nhiễm amidan của từng trẻ mà có thể xuất hiện thêm một số triệu chứng như ho có đờm, ho khan, sốt cao… Phụ huynh hãy nắm rõ các triệu chứng này và thông báo cho bác sĩ để trẻ được chẩn đoán đúng bệnh cũng như có hướng điều trị phù hợp. 

Biện pháp chẩn đoán phì đại amidan ở trẻ nhỏ

Đầu tiên, bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám lâm sàng thông qua các triệu chứng do bố mẹ phản ánh và các dấu hiệu thực thể quan sát được. Sau khi có những nhận định sơ về mức độ tổn thương, bác sĩ sẽ tiến hành soi mũi họng bằng thiết bị chuyên dụng để đánh giá mức độ và kích thước khối amidan bị sưng. Nếu hai khối chỉ sưng to đơn thuần mà không có bất kỳ các biểu hiện khác như bề mặt amidan gồ ghề, chứa dịch mủ, teo lại… thì có thể được chẩn đoán là phì đại amidan. 

Phì đại amidan ở trẻ
Thực hiện soi mũi họng, xét nghiệm mẫu bệnh phẩm để đánh giá mức độ tổn thương và tìm ra nguyên nhân gây phì đại amidan

Và để chắc chắn hơn về nguyên nhân gây ra, bác sĩ sẽ chỉ định cho trẻ thực hiện một số phương pháp xét nghiệm như:  

  • Xét nghiệm mô tế bào và dịch tiết: Lấy mẫu bệnh phẩm tại khối amidan bị phì đại, tổn thương, có thể là tế bào hoặc dịch tiết đều được. Tiến hành nuôi cấy vi khuẩn và soi dưới kính hiển vi để xác định loại vi khuẩn, virus gây phì đại amidan ở trẻ là gì. Việc xác định chính xác tác nhân gây bệnh ở trẻ sẽ giúp quá trình điều trị đi đúng hướng. 
  • Xét nghiệm công thức máu: Phương pháp này giúp loại trừ trường hợp trẻ đang mắc các bệnh lý khác và gây phì đại amidan. Từ đó giúp bác sĩ lên phác đồ điều trị phù hợp với bệnh lý trẻ đang mắc phải. 

Phương pháp điều trị bệnh viêm amidan phì đại cho trẻ em

Điều trị phì đại amidan ở trẻ chủ yếu nhằm mục đích giảm kích thước của khối amidan để cải thiện khả năng hấp, ăn uống và nói chuyện của trẻ. Có rất nhiều cách điều trị chứng phì đại amidan ở trẻ, tùy vào mức độ và tình trạng triệu chứng hiện tại mà bác sĩ sẽ chỉ định phác đồ điều trị phù hợp. 

1. Chăm sóc và điều trị tại nhà 

Nếu nhận thấy kích thước amidan phì đại không quá lớn so với bình thường, sức khỏe của trẻ cũng không bị ảnh hưởng nhiều bác sĩ sẽ hướng dẫn những cách làm giảm triệu chứng tại nhà. Các biện pháp điềuu trị không dùng thuốc sẽ giúp tránh được những tác dụng phụ không tốt cho sức khỏe của trẻ. 

  • Cho trẻ súc miệng bằng nước muối mỗi ngày

Hàng ngày, bố mẹ pha cho trẻ một ly nước muối ấm pha loãng hoặc dùng trực tiếp các loại dung dịch chuyên dụng có khả năng sát khuẩn cho trẻ súc họng. Cách này giúp diệt khuẩn, sát trùng, xoa dịu niêm mạc họng và làm sạch toàn bộ khoang miệng. Với những trẻ bị phì đại amidan do nhiễm trùng nhẹ, chỉ cần thực hiện súc miệng mỗi ngày sẽ giúp kích thước amidan quay trở về bình thường và cải thiện các triệu chứng khác. 

Phì đại amidan ở trẻ
Nhắc nhở trẻ đánh răng và súc miệng mỗi ngày để sát trùng, chống viêm, loại bỏ các ổ vi khuẩn khiến amidan của trẻ phì đại nguy hiểm
  • Dùng gừng tươi

Gừng là loại dược liệu tốt cho sức khỏe, chứa hàm lượng cao hoạt chất Gingerol có khả năng chống viêm, diệt khuẩn, ức chế sự hoạt động của các loại vi sinh vật gây hại. Từ đó cải thiện hiệu quả các triệu chứng như đau rát cổ họng, ngứa ngáy, sưng viêm amidan. Đặc biệt, vì là dược liệu tự nhiên không chứa chất tổng hợp nên rất an toàn và lành tính khi sử dụng cho trẻ nhỏ. 

Cách thực hiện: Gừng cạo bỏ vỏ, rửa sạch, cắt sợi mỏng rồi cho vào cốc nước sôi. Đậy kín nắp hãm trong vòng 15 phút rồi thêm đường hoặc mật ong vào khuây đều lên rồi cho trẻ uống. Đây là mẹo rất hay vừa giúp điều trị chứng phì đại amidan cho trẻ hiệu quả vừa giảm hôi miệng, giúp trẻ lấy lại vị giác ăn uống. 

  • Dùng mật ong nguyên chất

Mật ong nguyên chất rất tốt cho sức khỏe, có khả năng chống viêm, sát khuẩn tự nhiên tốt. Đặc biệt, hàm lượng chất chống oxy hóa, vitamin khoáng chất cao nên mật ong còn giúp tổn thương amidan ở trẻ tự phục hồi nhanh chóng, thu nhỏ kích thước amidan trở lại bình thường. 

Cách thực hiện: Cho trẻ dùng trực tiếp 2 – 3 thìa mật ong nguyên chất mỗi ngày. Lưu ý không dùng mật ong cho trẻ dưới 1 tuổi vì có thể gây ngộ độc. 

2. Điều trị bằng thuốc Tây

Với những trường hợp trẻ bị phì đại amidan nặng do vi khuẩn, virus xâm nhập sẽ được kê toa thuốc phù hợp để kiểm soát, ngăn chặn tình trạng sưng viêm và dần phục hồi ổn định kích thước amidan. Dưới đây là một số loại thuốc thường dùng để trị chứng phì đại amidan ở trẻ:

KHÁM PHÁ: VTV2 giới thiệu bài thuốc nam có hiệu quả chặn đứng bệnh viêm họng, viêm amidan, KHÔNG CẦN CẮT, KHÔNG KHÁNG SINH

Phì đại amidan ở trẻ
Tùy theo nguyên nhân gây phì đại amidan ở trẻ là do vi khuẩn, virus hay các chất dị ứng để được chỉ định sử dụng loại thuốc phù hợp
  • Thuốc kháng sinh: Nhóm thuốc này có tác dụng hiệu quả trong việc tiêu diệt các loại vi khuẩn trong cơ thể gây phì đại amidan. Tuy nhiên, thuốc không có khả năng điều trị cho những trường hợp trẻ bệnh do nhiễm virus. Chỉ định kháng sinh ở trẻ thường là liên tục từ 7 – 10 ngày. Bố mẹ cần tuân thủ liều dùng chỉ định, không được lạm dụng hoặc tự ý cho trẻ ngưng thuốc đột ngột để tránh gây ra các tác dụng phụ nguy hiểm. 
  • Thuốc kháng Histamine H1: Trường hợp trẻ bị phì đại amidan do các yếu tố dị ứng sẽ được dùng thuốc kháng Histamine H1 để làm giảm các triệu chứng. Một vài loại thuốc điển hình như Clorpheniramin, Loratadin… 
  • Thuốc xịt nhóm Corticosteroid: Có khả năng chống viêm nhiễm, giảm phù nề, sưng viêm vùng mũi. Loại thuốc này thường được chỉ định sử dụng trong trường hợp khối amidan bị phì đại do dị ứng, kèm theo những cơn ngứa ngáy, hắt hơi và sưng mũi khó chịu. Nhóm thuốc này thường được chỉ định điều trị ngắn hạn, tuyệt đối không nên lạm dụng quá lâu vì có thể gây kích ứng niêm mạc, nhạy cảm và xung huyết. 
  • Một số loại thuốc khác: Một số trường hợp trẻ còn phải dùng thêm thuốc giảm đau nếu amidan sưng lên gây đau nhức quá mức, thuốc chống nấm, thuốc làm co mạch… 

3. Phẫu thuật cắt amidan 

Sau một thời gian điều trị phì đại amidan ở trẻ bằng thuốc nhưng không có tiến triển, thậm chí còn ngày càng có xu hướng tăng nặng sang giai đoạn khác nặng nề hơn sẽ được cân nhắc chỉ định thực hiện phẫu thuật cắt amidan. Đây là phương pháp cuối cùng được chỉ định, tuy nhiên vì tiềm ẩn khá nhiều rủi ro nên không phải trường hợp trẻ bị phì đại amidan nào cũng sẽ phải thực hiện cách này, nhất là trẻ dưới 5 tuổi. 

Cụ thể, chỉ được cắt amidan trong những trường hợp sau đây:

  • Không đáp ứng điều trị nội khoa; 
  • Trẻ không thể thở hay ăn uống như bình thường; 
  • Tái phát nhiều lần trong năm; 
  • Xuất hiện các biến chứng có liên quan đến phì đại amidan; 
  • Nghi ngờ các mô amidan có dấu hiệu tăng sinh quá mức. 

Cắt amidan là thủ thuật ngoại khoa được thực hiện khá nhanh chóng. Sau khi cắt amidan của trẻ xong, bác sĩ sẽ kết hợp nạo VA nhằm loại bỏ các ổ viêm trong họng để hạn chế nguy cơ tái phát. 

Sau khi cắt amidan xong, trẻ cần được chăm sóc kỹ lưỡng tại nhà về việc ăn uống, vệ sinh, sinh hoạt… Thông thường, sau khoảng 7 – 10 ngày vết mổ amidan của trẻ sẽ phục hồi và lành lại hoàn toàn. Để đạt hiệu quả tối ưu, bố mẹ cần đưa trẻ đến các bệnh viện có cơ sở vật chất tốt nhất, đội ngũ bác sĩ có kinh nghiệm để đảm bảo cuộc phẫu thuật thành công, không có sai sót ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. 

Hướng dẫn cách phòng ngừa bệnh phì đại amidan ở trẻ

Mặc dù bệnh phì đại amidan ở trẻ em không ảnh hưởng đến tính mạng của trẻ nhưng nếu vô tình mắc phải và không được điều trị kịp thời có thể gây các biến chứng về sức khỏe, ảnh hưởng đến sự phát triển về sau của trẻ. Vì vậy, kể cả khi trẻ chưa mắc bệnh hoặc đã được chữa khỏi, bố mẹ vẫn phải thực hiện các biện pháp dưới đây để phòng ngừa cho trẻ:

Phì đại amidan ở trẻ
Cho trẻ uống nhiều nước để xoa dịu cổ họng và giảm nguy cơ tồn đọng vi khuẩn trong cổ họng gây phì đại amidan
  • Vệ sinh tai mũi họng hằng ngày bằng nước muối sinh lý hoặc nước muối pha loãng kết hợp đánh răng thường xuyên để loại bỏ mảng bám, chất cặn bã nằm trong khoang miệng. 
  • Cho trẻ đeo khẩu trang che kín họng, mũi, giữ ấm kỹ nhất là khi thời tiết thay đổi từ nóng sang lạnh đột ngột.
  • Xây dựng chế độ ăn uống khoa học cho trẻ, ưu tiên bổ sung các loại thực phẩm giàu dưỡng chất cần thiết cho cơ thể như các loại vitamin, khoáng chất để tăng cường sức đề kháng chống lại bệnh tật, phòng ngừa tái phát. 
  • Nhắc nhở trẻ uống nhiều nước mỗi ngày, tốt nhất là 1.5 – 2 lít mỗi ngày để xoa dịu cổ họng và giảm nguy cơ tồn đọng vi khuẩn gây bệnh trong khoang họng. Tùy theo sở thích của trẻ mà có thể xen kẽ bằng nước ép trái cây để tăng cường bổ sung vitamin cho cơ thể. 
  • Tạo cho trẻ thói quen vận động, tập luyện hàng ngày bằng những môn thể thao đơn giản như chạy bộ, đạp xe, bơi lội… để tăng cường sức đề kháng chống lại nguy cơ tái phát bệnh. 

Phì đại amidan ở trẻ nhỏ là bệnh lý khá nguy hiểm và dễ xuất hiện biến chứng. Do đó, hãy nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện để thăm khám, chẩn đoán ngay để được điều trị đúng bệnh, đúng cách để đảm bảo sự khỏe mạnh của con trẻ và sự phát triển trong tương lai. 

Có thể bạn quan tâm

Chia sẻ:
viêm amidan ở trẻ em Viêm amidan ở trẻ em và cách chữa trị hiệu quả
Viêm amidan là một bệnh lý tương đối phổ biến ở trẻ em. Khi được can thiệp kịp thời, bệnh có thể nhanh chóng biến mất chỉ sau một vài…
Bạn cần biết một số triệu chứng viêm amidan thường gặp ở người lớn. Viêm Amidan Ở người Lớn: Triệu Chứng và Cách Điều Trị

Viêm amidan ở người lớn thường dẫn tới các triệu chứng như ho, đau họng, khó nuốt, sốt, cơ thể…

Viêm amidan mủ và cách điều trị bảo tồn hiệu quả không đau từ thảo dược 

Viêm amidan mủ là một tình trạng nhiễm trùng của amidan, một cặp tuyến nằm ở phía sau của họng.…

Viêm amidan có gây ho không? Viêm Amidan Có Ho Không? Cách Nhận Biết và Lưu Ý Khi Điều Trị

Viêm amidan có ho không? Viêm amidan có thể gây ho, đặc biệt là trong trường hợp viêm amidan cấp…

Chi phí cắt amidan có bảo hiểm y tế Chi Phí Cắt Amidan Có Bảo Hiểm Y Tế và Một Số Điều Cần Biết

Cắt amidan là phẫu thuật ngoại khoa nên có chi phí khá cao. Do đó, nhiều người thường chọn những…

Viêm amidan hốc mủ có nguy hiểm không? Viêm Amidan Hốc Mủ Có Nguy Hiểm Không? Biến Chứng Như Thế Nào?

Viêm amidan hốc mủ được xem là giai đoạn nặng nhất của viêm amidan ở cả trẻ em lẫn người…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua