Bệnh lậu ở nữ giới – Hình ảnh, triệu chứng và cách điều trị

Bác sĩ phụ trách

Bác Sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan

Giám đốc Chuyên môn

Lậu là bệnh xã hội lây truyền qua đường tình dục có thể ảnh hưởng đến cả phụ nữ và nam giới. Đặc biệt bệnh lậu ở nữ giới thường khởi phát với những triệu chứng khó nhận biết, gây cản trở cho việc phát hiện và điều trị.

bệnh lậu ở nữ giới
Bệnh lậu có nguy cơ cao xuất hiện ở phụ nữ trẻ đã trải qua hoạt động tình dục

Tìm hiểu bệnh lậu ở nữ giới

Bệnh lậu là một bệnh nhiễm trùng phổ biến, xuất hiện nhiều nhất ở những người trẻ trong khoảng từ 15 – 24 tuổi. Trong đó, tỷ lệ mắc bệnh ở nam và nữ khá cân bằng. Tuy nhiên, triệu chứng nhận biết bệnh ở phụ nữ thường khó nhận biệt hơn, nhất là ở giai đoạn đầu.

1. Nguyên nhân gây bệnh lậu ở nữ giới

Cũng giống như ở nam giới, bệnh lậu ở phụ nữ là do vi khuẩn Neisseria gonorrhoeae gây ra. Loại vi khuẩn này thường chỉ tồn tại bên ngoài cơ thể trong khoảng vài phút. Chính vì thế mà chúng không thể lây truyền từ người này qua người khác qua những tiếp xúc thông thường.

Phụ nữ từng trải qua hoạt động tình dục cả đường miệng, âm đạo hay hậu môn đều sẽ có nguy cơ mắc bệnh lậu. Một số yếu tố dưới đây có thể làm nguy cơ tăng lên:

  • Phụ nữ từng bị nhiễm lậu trước đó
  • Sự hiện diện của các bệnh lây qua đường tình dục khác
  • Không dùng bao cao su
  • Quan hệ với bạn tình mới hay có nhiều bạn tình
  • Sử dụng ma túy, rượu bia trước khi quan hệ
  • Nhiễm các loại virus suy giảm miễn dịch
  • Quan hệ tình dục trong thời kỳ mang thai

Ngoài lây nhiễm qua hoạt động tình dục, phụ nữ còn có nguy cơ lây nhiễm qua tiếp xúc trực tiếp với các vết thương hở trên da. Trong một số trường hợp tiếp xúc gián tiếp cũng có thể khiến chị em bị nhiễm bệnh. Ví dụ như dùng chung đồ lót, khăn tắm, bàn chải đánh răng…

2. Triệu chứng và hình ảnh nhận biết

Triệu chứng bệnh lậu ở nữ giới thường biểu hiện không rõ ràng, nhất là ở giai đoạn bệnh mới xuất hiện. Có thể dễ dàng gây nhầm lẫn với các bệnh nhiễm trùng âm đạo hay bàng quang. Đôi khi, ở nhiều đối tượng chị em, triệu chứng của bệnh thậm chí còn không xuất hiện.

Khi bị mắc bệnh lậu, chị em có thể gặp một số dấu hiệu cấp tính như:

  • Tiết dịch bất thường hoặc nhiều hơn từ âm đạo
  • Đau buốt khi đi tiểu hoặc quan hệ tình dục
  • Đau bụng dưới lan tỏa ra cả vùng chậu và vùng lưng
  • Chảy máu mặc dù chưa tới kỳ kinh nguyệt
  • Âm hộ có dấu hiệu sưng viêm

Trên đây là những triệu chứng đặc trưng ở nữ giới, khi bệnh phát triển ra các khu vực khác của cơ thể, chị em còn dễ gặp thêm các triệu chứng khác. Điển hình như ngứa rát, đau nhức hậu môn, chảy mủ từ trực tràng, đại tiện có máu đi kèm nếu bệnh xuất hiện ở trực tràng. Ở mắt có thể gây đau nhức mắt, khiến mắt nhạy cảm với ánh sáng. Ở họng thường gây sưng đau, khó nuốt và sưng hạch bạch huyết ở vùng cổ. Ở khớp sẽ khiến khớp nóng lên, sưng đỏ, đau nhức dữ dội khi vận động.

Một số hình ảnh về bệnh lậu ở nữ giới:

triệu chứng bệnh lậu ở nữ giới
Bệnh lậu có thể khiến âm hộ sưng viêm và chảy dịch bất thường
hình ảnh bệnh lậu ở nữ
Tình trạng viêm nhiễm có thể lan rộng đến cả vùng tử cung
dấu hiệu bệnh lậu ở nữ
Chị em có thể bị đau dữ dội phần bụng dưới và vùng chậu

3. Biến chứng

Ở nữ giới, nếu mắc bệnh lậu mà không sớm điều trị có thể gặp phải nhiều biến chứng nguy hiểm. Nhiễm lậu lây qua đường sinh dục có thể gây nhiễm trùng cổ tử cung, niệu đạo và ống dẫn trứng. Ngoài ra nhiễm lậu cũng có thể dẫn đến sự phát triển của bệnh viêm vùng chậu.

Bệnh viêm vùng chậu sẽ dẫn đến kết quả không thể đảo ngược, chị em có thể bị mang thai ngoài tử cung, đau vùng chậu mãn tính hoặc gây vô sinh. Cơ chế của tình trạng này là vi khuẩn lậu di chuyển lên đường sinh sản từ âm đạo qua cổ tử cung và lên đến tử cung, buồng trứng và ống dẫn trứng gây viêm và nhiễm trùng.

Khi vào bên trong, vi khuẩn có thể làm hỏng ống dẫn trứng và hình thành các mô sẹo. Các mô sẹo này sẽ chặn ống dẫn trứng, ngăn không cho tinh trùng di chuyển đến trứng. Bên cạnh đó, mang thai ngoài tử cung cũng rất phổ biến. Vì trứng được thụ tinh có thể bị mắc kẹt trong ống dẫn trứng bị tổn thương. Nhiều trường hợp còn đe dọa cả tính mạng chị em.

Đặc biệt, nếu phụ nữ bị mắc bệnh lậu trong quá trình mang thau thì thai nhi cũng sẽ bị nhiễm bệnh. Bé khi sinh ra có thể bị mù, nhiễm trùng hay lở loét trên da.

Các điều trị bệnh lậu ở nữ giới

Trước đây, việc điều trị bệnh lậu không biến chứng ở phụ nữ tương đối đơn giản. Bác sĩ sẽ tiến hành tiên một mũi penicillin. Tuy nhiên đến nay nhiều chủng lậu mới ra đời, trở nên kháng với penicillin. Lúc này, bác sĩ sẽ dùng các loại kháng sinh khác để thay thế.

Nếu bệnh không gây biến chứng ở cổ tử cung, niệu đạo hay trực tràng thì một mũi tiêm ceftriaxone hoặc một liệu thuốc uống cefixime duy nhất có thể đáp ứng. Với phụ nữ không mang thai thì một liều cephalosporin hay cefoxitin duy nhất sẽ được chỉ định.

Bên cạnh đó, việc điều trị bệnh lậu ở nữ giới phải tiến hành song song với điều trị các bệnh chlamydia khác. Các thuốc như azithromycin, doxycycline thường sẽ đáp ứng. Chị em cần chú ý điều trị cho cả bạn tình để ngăn ngừa nguy cơ bệnh tái phát.

điều trị bệnh lậu ở phụ nữ
Bác sĩ thường sẽ chỉ định tiêm thuốc để đầy lùi bệnh

Trường hợp phụ nữ bị bệnh viêm phổi kèm theo, việc điều trị đòi hỏi phải tích cực hơn. Chị em có thể sẽ phải nhập viện tiêm kháng sinh tiêm tĩnh mạch và theo dõi sát sao.

Làm sao để ngăn ngừa bệnh lậu ở nữ giới

Cách tốt nhất để ngăn ngừa bệnh lậu đó là không quan hệ tình dục. Còn nếu có hoạt động tình dục, chị em nên chú ý đến các vấn đề sau đây:

  • Sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục.
  • Tránh quan hệ bằng miệng hay hậu môn.
  • Quan hệ một vợ một chồng.
  • Trao đổi với bạn tình về tiền sử bệnh lây qua đường tình dục của họ.
  • Tránh dùng chung các thiết bị tình dục, máy rung với người khác. Sau khi sử dụng cần vệ sinh và khử trùng chúng sạch sẽ.
  • Không nên quan hệ ít nhất 7 ngày sau khi đã kết thúc điều trị.

Ngoài ra, chị em cũng cần tránh sử dụng chung đồ cá nhân hay tiếp xúc với vết thương hở của người bệnh. Bên cạnh đó cần thăm khám thường xuyên để sàng lọc bệnh lậu theo khuyến cáo từ Bộ Y tế.

Bệnh lậu hiện đang là một trong những mối lo ngại rất lớn của nữ giới. Chị em cần đề cao cảnh giác, chủ động hơn trong phòng và phát hiện bệnh để tránh gặp những vấn đề nghiêm trọng.

Có thể bạn quan tâm: Bệnh lậu ở miệng – Triệu chứng nhận biết và cách điều trị

Chia sẻ:
bệnh lậu ở nữ giới Bệnh lậu ở nữ giới – Hình ảnh, triệu chứng và cách điều trị

Lậu là bệnh xã hội lây truyền qua đường tình dục có thể ảnh hưởng đến cả phụ nữ và…

Neisseria gonorrhoeae là gì, tại sao nó nguy hiểm?

Bệnh lậu là một trong những bệnh lây truyền qua đường tình dục. Tác nhân gây bệnh chủ yếu là…

Bệnh lậu ở miệng – Triệu chứng nhận biết và cách điều trị

Bệnh lậu ở miệng là bệnh nhiễm trùng sinh dục ở vùng miệng do vi khuẩn song cầu lậu Neisseria…

Các loại thuốc điều trị bệnh lậu và phác đồ tham khảo

Sử dụng thuốc điều trị bệnh lậu là phương pháp được nhiều người ưu tiên lựa chọn nhờ sự tiện…

Bệnh lậu lây qua đường nào? Các con đường lây nhiễm của bệnh lậu

Theo thống kê của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ năm 2015, có đến 80% phụ…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua