Neisseria gonorrhoeae là gì, tại sao nó nguy hiểm?

Bác sĩ phụ trách

Bác Sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan

Giám đốc Chuyên môn

Bệnh lậu là một trong những bệnh lây truyền qua đường tình dục. Tác nhân gây bệnh chủ yếu là do Neisseria gonorrhoeae. Vậy Neisseria gonorrhoeae là gì? Chúng có gây nguy hiểm không? Những thông tin trong bài viết sẽ giúp người bệnh hiểu rõ hơn.

Neisseria gonorrhoeae là gì

Neisseria gonorrhoeae là gì?

Neisseria gonorrhoeae hay còn gọi là Gonococcus. Đây là một loại vi khuẩn gram âm, thuộc chi Neisseria. Loại vi khuẩn này được phân lập vào năm 1879 bởi nhà khoa học Albert Neisser.

Neisseria gonorrhoeae chính là tác nhân gây bệnh lậu lây truyền qua đường tình dục (STI). Ngoài ra, chúng còn là tác nhân căn nguyên của bệnh lậu cầu lan tỏa, lậu cầu mắt và viêm khớp nhiễm trùng.

Xét về mặt lây nhiễm, vi khuẩn Neisseria gonorrhoeae lây truyền qua đường tình dục thông qua đường âm đạo, miệng và hậu môn. Bên cạnh đó, vi khuẩn này cũng có thể lây truyền từ mẹ sang con trong khi sinh.

Theo thống kê, có khoảng 20% nam giới mắc bệnh lậu trong lần quan hệ đầu tiên với nữ giới bị bệnh. Có khoảng 60 – 80% nữ giới bị bệnh lậu trong lần quan hệ đầu tiên với nam giới mắc bệnh. Và tỷ lệ mắc bệnh giữa các cặp đồng tính nam thường tăng cao.

Xem thêm: Hình ảnh lậu cầu và cách điều trị khi nhiễm bệnh

Môi trường sống và hình thái của vi khuẩn Neisseria gonorrhoeae

Môi trường sống của Neisseria gonorrhoeae

Neisseria gonorrhoeae được tìm thấy ở những bộ phận của cơ thể người như:

  • Đường niệu sinh dục
  • Trực tràng của những người khỏe mạnh
  • Các tế bào mủ (nội bào)
  • Bạch cầu đa nhân hoặc một loại tế bào bạch cầu cụ thể với hình dạng khác nhau của hạt nhân

Hình thái của Neisseria gonorrhoeae

Neisseria gonorrhoeae có hình thái với các đặc điểm sau:

  • Dạng hình cầu hoặc hình hạt đậu
  • Có đường kính khoảng 0,6 đến 1 um
  • Chứa fimbriae
  • Không bào tử
  • Không bọc
  • LPS có cấu trúc oligosacarit cơ bản phân nhánh cao
  • Sở hữu pili trên bề mặt
  • Thường thấy trong các cặp với các mặt liền kề phẳng

Neisseria gonorrhoeae tại sao lại nguy hiểm?

Vi khuẩn Neisseria gonorrhoeae đang được Centers for Disease Control and Prevention (CDC) xếp vào mối đe dọa khẩn cấp. Nguyên nhân chủ yếu là do khả năng kháng kháng sinh của chúng khá cao. Cụ thể:

  • Những năm 1935: Điều trị bệnh lậu bắt đầu vào những năm 1935 với kháng sinh sulfanilamide. Tuy nhiên, sau 10 năm điều trị, vi khuẩn Neisseria gonorrhoeae đã phát triển dẫn đến kháng thuốc, kết quả điều trị thất bại
  • Những năm 1940: Penicillin được sử dụng như một phương pháp điều trị mới cho bệnh lậu. Thế nhưng, chỉ sau vài thập kỷ, thuốc trở nên mất tác dụng
  • Năm 1976: Sau khi kết thúc kỷ nguyên dùng kháng sinh Penicillin, các nhà khoa học đã khám phá ra loại kháng sinh điều trị Neisseria gonorrhoeae mới đó là beta-lactamase qua trung gian plasmid. Nhưng chỉ sau một thời gian, thuốc cũng mất dần tác dụng
  • Những năm 2010: Mức độ nhạy cảm của Cefixime giảm một cách đáng báo động trên toàn thế giới.
  • Vào năm 2018: Sự kết hợp giữa Ceftriaxone và Azithromycin cũng mang lại kết quả thất bại

Từ những kết quả điều trị vi khuẩn Neisseria gonorrhoeae bằng kháng sinh cho thấy, khả năng kháng kháng sinh của chủng này khá cao. Đặc biệt, tình trạng kháng Azithromycin đang ngày càng gia tăng. Đây chính là mối nguy làm tăng nguy cơ xuất hiện biến chứng của bệnh lậu.

Neisseria gonorrhoeae là gì
Neisseria gonorrhoeae là một trong những loại vi khuẩn nguy hiểm bởi khả năng kháng thuốc kháng sinh cao

Biến chứng nguy hiểm do vi khuẩn Neisseria gonorrhoeae gây nên

Neisseria gonorrhoeae gây bệnh lậu là một trong những căn bệnh xã hội nguy hiểm. Bởi nếu không được điều trị kịp thời có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của cả nam và nữ giới. Cụ thể như:

  • Ở nữ giới: Bệnh lậu có thể lan vào tử cung hoặc vào ống dẫn trứng gây bệnh viêm vùng chậu (PID). Ban đầu, các triệu chứng PID khá nhẹ nhưng về sau chúng có thể xuất hiện với mức độ nghiêm trọng gây sốt và đau bụng. Chưa kể đến, bệnh viêm vùng chậu có thể dẫn đến áp xe bên trong và gây đau vùng chậu mãn tính. Nếu không phát hiện và chữa trị đúng lúc, đúng thời điểm, PID có thể làm hỏng ống dẫn trứng, làm tăng nguy cơ mang thai ngoài tử cung hoặc gây vô sinh. 
  • Ở nam giới: Bệnh lậu mãn tính có thể gây biến chứng viêm mào tinh hoàn hoặc viêm tuyến tiền liệt. Ở một số trường hợp nặng, bệnh có thể gây vô sinh

Ngoài ra, bệnh lậu nếu không tiến hành thăm khám và điều trị dứt điểm, vi khuẩn gây bệnh cũng có thể lan vào máu và gây nhiễm trùng lậu cầu lan tỏa (DGI) dẫn đến viêm da, viêm khớp hoặc viêm tenosynove. Biến chứng này có thể đe dọa đến tính mạng của người bệnh.

Trường hợp phụ nữ đang mang thai mắc bệnh lậu, nếu không điều trị sớm có thể gây sảy thai. Trong trường hợp trẻ được sinh ra, khả năng mắc bệnh lậu mắt gây mù ở trẻ sơ sinh là khá cao. Chưa kể đến, Neisseria gonorrhoeae gây bệnh lậu có thể xâm nhập vào máu và xương khớp gây nhiễm trùng máu, nhiễm trùng khớp, làm tăng nguy cơ tử vong ở trẻ. Do đó, phụ nữ mang thai nên thăm khám và điều trị ngay từ đầu xuất hiện dấu hiệu bệnh để giảm nguy cơ xuất hiện biến chứng.

Điều trị bệnh lậu bằng cách nào?

Theo các bác sĩ chuyên khoa, bệnh lậu có thể được chữa khỏi bằng nhiều biện pháp nếu người bệnh biết cách áp dụng đúng. Thông thường, để cải thiện dứt điểm triệu chứng và ngăn ngừa bệnh tái phát, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc trị bệnh lậu cho bệnh nhân sử dụng.

Tuy nhiên, người bệnh nên dùng thuốc theo đúng chỉ định của nhân viên y tế. Tuyệt đối không tự ý dùng hoặc ngưng thuốc khi chưa có sự đồng ý từ bác sĩ để tránh hiện tượng kháng kháng sinh trong bệnh lậu gây khó khăn trọng việc chữa trị về sau.

Trong trường hợp sử dụng thuốc chữa bệnh nhưng triệu chứng bệnh vẫn tiếp tục, không có dấu hiệu thuyên giảm, bệnh nhân nên quay lại bệnh viện khám để bác sĩ thiết lập phác đồ điều trị mới. Ngoài ra, trong quá trình chữa trị, người bệnh không nên quan hệ tình dục để bệnh mau bình phục.

Hy vọng những thông tin nêu trên giúp người bệnh hiểu rõ hơn về vấn đề “Neisseria gonorrhoeae là gì và chúng có nguy hiểm không?”. Xin khẳng định, Neisseria gonorrhoeae là vi khuẩn nguy hiểm, chúng có khả năng kháng kháng sinh khá cao. Do đó, để ngăn ngừa bệnh chuyển nặng và gây biến chứng, bệnh nhân nên thăm khám và điều trị ngay từ khi phát hiện dấu hiệu bệnh đầu tiên.

Có thể bạn quan tâm:

Chia sẻ:
bệnh lậu có chữa được không Bệnh lậu có chữa khỏi được không?

Bệnh lậu là một trong những căn bệnh xã hội nguy hiểm do vi khuẩn Neisseria gonorrhoeae gây ra. Liệu…

Bệnh lậu có nguy hiểm không?

Một trong những thắc mắc được bạn đọc gửi đến cho chúng tôi gần đây nhất là Bệnh lậu có…

bệnh lậu ở nữ giới Bệnh lậu ở nữ giới – Hình ảnh, triệu chứng và cách điều trị

Lậu là bệnh xã hội lây truyền qua đường tình dục có thể ảnh hưởng đến cả phụ nữ và…

Cách xét nghiệm bệnh lậu như thế nào, ở đâu uy tín?

Xét nghiệm bệnh lậu là cách duy nhất và hiệu quả nhất để nhận biết một người có bị bệnh…

Lậu cầu là gì? Hình ảnh và cách điều trị khi nhiễm lậu cầu

Lậu cầu là căn bệnh xã hội do vi khuẩn cầu lậu Neisseria gonorrhoeae gây ra. Bệnh còn có khả…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua