Lậu cầu là gì? Hình ảnh và cách điều trị khi nhiễm lậu cầu

Bác sĩ phụ trách

Bác Sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan

Giám đốc Chuyên môn

Lậu cầu là căn bệnh xã hội do vi khuẩn cầu lậu Neisseria gonorrhoeae gây ra. Bệnh còn có khả năng lây nhiễm rất cao, gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng người bệnh. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về bệnh lậu cầu cũng như phương pháp điều trị khi bị nhiễm lậu cầu.

Lậu cầu là bệnh gì?
Lậu cầu là bệnh gì?

Lậu cầu là gì?

Lậu cầu là căn bệnh nhiễm khuẩn lây qua đường tình dục do song cầu khuẩn Neisseria gonorrhoeae gây nên. Vi khuẩn sẽ xâm nhập vào cơ thể và gây bệnh sau khi tiếp xúc với màng nhầy của bộ phận sinh dục ở cả nam và nữ giới. Ngoài ra, vi khuẩn này cũng có thể lây nhiễm sang các bộ phận khác trên cơ thể như màng nhầy ở hậu môn, miệng, mắt, họng,…

Khi mắc bệnh, cơ thể sẽ xuất hiện các triệu chứng của bệnh lậu cầu cấp tính là đái buốt, đái ra mủ. Còn những trường hợp lậu mãn tính thường không gây ra những biểu hiện bất thường khiến việc nhận biết ra bệnh rất khó khăn và gây nguy hiểm cho sức khỏe. Lậu cầu là căn bệnh có thể xảy ra ở cả nam và nữ, bệnh chiếm 3 – 15% trong tổng số các trường hợp mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục hiện nay.

Nguyên nhân nhiễm bệnh lậu cầu

Lậu cầu khuẩn Neisseria gonorrhea là tác nhân chính gây ra bệnh lậu cầu, chúng có khả năng sống mạnh mẽ ở môi trường ẩm ướt và chỉ có thể tồn tại trong không khí khoảng một vài giờ. Nếu người lành có quan hệ tình dục với người nhiễm bệnh, vi khuẩn lậu cầu sẽ bám vào các bộ phận ở đường tiết niệu hoặc đường sinh dục để phát phát triển và gây bệnh. Chuyên gia cho biết, bệnh lậu cầu có khả năng lây nhiễm qua những con đường sau:

  • Quan hệ tình dục không an toàn
  • Lây qua đường máu
  • Lây từ mẹ sang con
  • Lây nhiễm khi sử dụng chung đồ dùng cá nhân với người nhiễm bệnh

Những yếu tố làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh lậu cầu:

  • Bệnh xảy ra phổ biến ở độ tuổi từ 15 – 35, đây là độ tuổi có hoạt động quan hệ tình dục mạnh mẽ
  • Bệnh gặp thường gặp ở đô thị, nơi tập trung nhiều tệ nạn xã hội
  • Hoạt động quan hệ tình dục không an toàn
  • Sử dụng chung vật dụng cá nhân với người bị nhiễm bệnh

Hình ảnh về bệnh lậu cầu

Song cầu khuẩn Neisseria gonorrheae là tác nhân chính gây ra bệnh lậu cầu
Song cầu khuẩn Neisseria gonorrheae là tác nhân chính gây ra bệnh lậu cầu
Các con đường lây nhiễm của bệnh lậu cầu
Các con đường lây nhiễm của bệnh lậu cầu
Biểu hiện của bệnh lậu cầu ở nam và nữ
Biểu hiện của bệnh lậu cầu ở nam và nữ
Lậu cầu có khả năng lây nhiễm ra các bộ phận khác trên cơ thể như miệng
Lậu cầu có khả năng lây nhiễm ra các bộ phận khác trên cơ thể như miệng

Các triệu chứng thường gặp khi bị nhiễm lậu cầu

Các triệu chứng của bệnh lậu cầu có sự khác biệt giữ nam và nữ, bạn có thể dễ dàng nhận biết thông qua các dấu hiệu dưới đây:

– Đối với nam giới

Sau khi vi khuẩn lậu cầu xâm nhập vào cơ thể nam giới sẽ có thời gian ủ bệnh từ 1 – 14 ngày và gây ra các triệu chứng sau:

  • Đau rát và ngứa ở dương vật, bao quy đầu bị sưng đỏ 
  • Niệu đạo bị đau, có triệu chứng tiểu rắt tiểu buốt
  • Xuất hiện dịch mủ ở niệu đạo
  • Khi tiến hành quan hệ tình dục nam giới sẽ cảm thấy đau khi xuất tinh hoặc xuất tinh ra máu
  • Cơ thể luôn ở trạng thái mệt mỏi, nóng sốt

Nếu bệnh không được nam giới phát hiện và điều trị kịp thời sẽ chuyển biến sang giai đoạn mãn tính, gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe.

– Đối với nữ giới

Ở nữ giới thì thời gian ủ bệnh sẽ diễn ra trong khoảng 10 ngày. Bệnh lậu cầu trong giai đoạn cấp tính ở nữ giới thường không có dấu hiệu rõ ràng, đến khi phát hiện thì đã chuyển qua mãn tính và có các triệu chứng sau:

  • Khí hư ra nhiều
  • Ra máu tươi giữa kỳ kinh
  • Rong kinh
  • Tiểu buốt, có mủ chảy từ niệu đạo
  • Bệnh lan rộng gây viêm vùng chậu, viêm ống dẫn trứng

Tùy thuộc vào từng trường hợp mà các biểu hiện của bệnh lậu cầu sẽ có sự khác nhau. Một số trường hợp nhiễm bệnh khi đi khám sẽ không thấy dấu hiệu bất thường ở cổ tử cung, nhiều trường hợp lại xuất hiện tình trạng ra mủ nhầy, sưng đỏ và khi chạm nhẹ vào cổ tử cung sẽ bị chảy máu.

Nhiễm lậu cầu có nguy hiểm không?

Lậu cầu là một trong những căn bệnh xã hội nguy hiểm nhất hiện nay, với tốc độ lây nhiễm rất cao, gây ra nhiều biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của người bệnh như:

  • Ở nam giới: Gây ra các bệnh như viêm túi tinh, viêm mào tinh hoàn, viêm tuyến tiền liệt… ảnh hưởng đến số lượng và chất lượng tinh trùng, nguy cơ dẫn đến vô sinh hiếm muộn.
  • Ở nữ giới: Bệnh lậu cầu phát triển sang giai đoạn mãn tính sẽ rất khó điều trị, gây ra các bệnh viêm vùng chậu, viêm cổ tử cung… ảnh hưởng đến khả năng sinh sản sau này.
  • Giảm chất lượng cuộc sống: Bệnh lậu cầu khiến người bệnh cảm thấy đau rát, sưng đỏ ở bộ phận sinh dục, ảnh hưởng đến chất lượng đời sống. 
  • Phụ nữ mang thai: có thể bị sảy thai, sinh non hoặc con sinh ra bị dị tật hoặc mù bẩm sinh.
Lậu cầu là căn bệnh xã hội rất nguy hiểm, có khả năng lây nhiễm rất cao
Lậu cầu là căn bệnh xã hội rất nguy hiểm, có khả năng lây nhiễm rất cao

Cách điều trị bệnh lậu cầu

Vi khuẩn lậu cầu sau khi xâm nhập vào cơ thể, khi đi đến đâu chúng sẽ gây viêm nhiễm đến đó và để lại những biến chứng rất nguy hiểm. Hiện nay, lậu cầu là căn bệnh vẫn chưa kháng sinh đặc trị, các phương pháp y khoa chỉ có tác dụng ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh.

Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán bệnh

Khi phát hiện người bệnh có những triệu chứng của bệnh lậu cầu, bác sĩ sẽ tiến hành hỏi thăm những thông tin cần thiết, khám lâm sàng và thực hiện các xét nghiệm cần thiết để chẩn đoán chính xác bệnh. Một số phương pháp xét nghiệm phát hiện lậu cầu thường được bác sĩ chuyên khoa áp dụng là:

  • Nhuộm Gram phát hiện song cầu Gram (-) trong bạch cầu.
  • Thực hiện nuôi cấy lậu cầu để có thể lựa chọn kháng sinh thích hợp cho quá trình điều trị.
  • PCR với lậu cầu (+).

Nguyên tắc điều trị lậu cầu

  • Điều trị theo phác đồ qui định 
  • Phối hợp điều trị cả vợ chồng và bạn tình
  • Tuân thủ theo chế độ điều trị
  • Kết hợp điều trị các nhiễm khuẩn sau lậu.
  • Tiến hành khám lâm sàng và xét nghiệm định kỳ.

Phác đồ điều trị bệnh lậu cầu

Thông thường, bác sĩ chuyên khoa sẽ chỉ định cho người bệnh dùng thuốc để điều trị dưới dạng thuốc uống, thuốc tiêm hoặc thuốc bôi. Với từng bệnh nhân, tùy thuộc vào mức độ của người bệnh mà bác sĩ sẽ kê đơn các loại thuốc với liều lượng khác nhau.

Tùy thuộc vào tình trạng bệnh của mỗi người bác sĩ sẽ kê đơn điều trị phù hợp với từng tình trạng
Tùy thuộc vào tình trạng bệnh của mỗi người bác sĩ sẽ kê đơn điều trị phù hợp với từng tình trạng

Trong quá trình điều trị lậu cầu người bệnh cần phải tuyệt đối tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Điều trị lậu cầu chưa biến chứng

  • Spectinomycine 2g: tiêm bắp liều 1 lần duy nhất.
  • Hoặc Ceftriaxone 250mg: tiêm bắp liều 1 lần duy nhất.
  • Sau đó dùng Doxycyclin 100mg x 2 viên/ngày và sử dụng liên tục trong 7 ngày.

Điều trị lậu cầu gây biến chứng

  • Ceftriaxone 1g/ngày tiêm bắp x 3, sử dụng liên tục trong 7 ngày.
  • Sau đó dùng Doxycyclin 100mg với liều lượng 2 viên/ngày, uống liên tục trong 7 ngày.
  • Các trường hợp nặng hơn gây ra các biến chứng viêm màng não, viêm nội tâm mạc thì thời gian điều trị phải kéo dài liên tục trong 4 tuần.

Biện pháp giúp hạn chế diễn tiến của lậu cầu:

  • Tuyệt đối tuân thủ theo chỉ định điều trị của bác sĩ chuyên khoa.
  • Thường xuyên thăm khám định kỳ để theo dõi diễn tiến của bệnh và có các biện pháp xử lý đúng cách.
  • Trong quá trình điều trị nếu có những dấu hiệu bất thường nào thì người bệnh nên nhanh chóng thông bào với bác sĩ phụ trách điều trị.

Các biện pháp phòng ngừa bệnh lậu cầu

Lậu cầu là căn bệnh nguy hiểm, vì vậy bạn cần phải có các biện pháp phòng nguy cơ mắc bệnh bằng các biện pháp sau đây: 

  • Quan hệ tình dục an toàn, sử dụng các biện pháp phòng tránh như bao cao su, chung thủy với bạn tình.
  • Hạn chế tiếp xúc trực tiếp với những người có nguy cơ mắc bệnh, không nên sử dụng chung đồ dùng cá nhân với người khác.
  • Tuyên truyền, giáo dục cộng đồng thông tin về các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục.
  • Nếu nghi ngờ bản thân bị nhiễm bệnh hãy đi khám để có biện pháp xử lý sớm, tránh để lâu gây ra các biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe.
  • Phụ nữ mang thai cần điều trị lậu cầu một cách triệt để, tránh lây nhiễm sang thai nhi.
Đến gặp bác sĩ chuyên khoa sớm khi bản thân có dấu hiệu quả bệnh lậu cầu
Đến gặp bác sĩ chuyên khoa sớm khi bản thân có dấu hiệu quả bệnh lậu cầu

Lậu cầu là căn bệnh rất nguy hiểm, gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe người bệnh và có khả năng lây nhiễm rất cao. Vì vậy, khi thấy bản thân có các triệu chứng của bệnh, bạn nên tới ngay các cơ sở y tế chuyên khoa uy tín để thăm khám và điều trị càng sớm càng tốt. Hy vọng, với những thông tin ở trên sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình điều trị bệnh và bảo vệ sức khỏe của bản thân một cách tốt nhất.

Có thể bạn quan tâm:

Chia sẻ:
Có nhiều cách chữa bệnh lậu tại nhà Áp dụng cách chữa bệnh lậu tại nhà nào đơn giản, hiệu quả?

Lậu là một trong những căn bệnh xã hội nguy hiểm cần được kịp thời thăm khám và điều trị.…

Cách xét nghiệm bệnh lậu như thế nào, ở đâu uy tín?

Xét nghiệm bệnh lậu là cách duy nhất và hiệu quả nhất để nhận biết một người có bị bệnh…

Bệnh lậu ở miệng – Triệu chứng nhận biết và cách điều trị

Bệnh lậu ở miệng là bệnh nhiễm trùng sinh dục ở vùng miệng do vi khuẩn song cầu lậu Neisseria…

Bệnh lậu có thể gây vô sinh ở cả nam giới và nữ giới. Bị lậu có vô sinh không, làm sao để có con?

Bệnh lậu có thể gây vô sinh ở cả nam giới và nữ giới nếu người bệnh không phát hiện…

Bệnh lậu ở nam giới: Nguyên nhân và cách điều trị

Bệnh lậu ở nam giới là một căn bệnh xã hội nguy hiểm, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua