Bệnh lậu có chữa khỏi được không?
Bệnh lậu là một trong những căn bệnh xã hội nguy hiểm do vi khuẩn Neisseria gonorrhoeae gây ra. Liệu bệnh lậu có thể chữa khỏi được không hay sẽ dai dẳng bám theo người bệnh suốt cuộc đời? Lắng nghe ý kiến từ bác sĩ trước vấn đề này không qua bài viết sau đây.
Bệnh lậu có chữa khỏi được không? Bác sĩ nói gì?
Bệnh lậu là một bệnh lý lây nhiễm qua đường tình dục rất thường gặp có thể khởi phát ở cả nam giới và phụ nữ. Căn bệnh này thường gây ra một số triệu chứng phổ biến như:
- Đau rát khi đi tiểu
- Âm đạo hay niệu đạo tiết dịch mủ
- Vùng kín sưng viêm
Ngoài ra bệnh còn có thể gây ra triệu chứng ở các vị trí khác. Điển hình nhất là ở trực tràng, mắt, họng và thậm chí là các khớp xương.
Khi nhắc đến các bệnh lây qua đường tình dục, nhiều người thường có quan điểm là các bệnh lý này chỉ có thể được ức chế và khắc phục chứ không thể điều trị dứt điểm. Vậy liệu bệnh lậu có chữa khỏi được không?
Trước vấn đề này, các chuyên gia cho biết:
“Bệnh lậu là căn bệnh khá phức tạp và gây ra nhiều khó khăn cho việc điều trị nếu không phát hiện sớm. Rất nhiều bệnh nhân lo lắng rằng căn bệnh này sẽ không chữa khỏi được. Tuy nhiên, thực tế cho thấy rằng, lậu là bệnh lý có thể điều trị dứt điểm nếu bạn nghiêm túc thực hiện phác đồ từ bác sĩ.
Việc phát hiện bệnh muộn không chỉ khiến cho việc điều trị trở nên khó khăn mà còn tiềm ẩn nguy cơ phát sinh nhiều vấn đề nguy hiểm. Thường gặp nhất là gây vô sinh ở cả nam và nữ, tình trạng nhiễm trùng lây lan, làm tăng nguy cơ nhiễm HIV…
Chính vì vậy, bạn cần phải luôn chủ động trong phát hiện và điều trị căn bệnh này. Hãy sớm thăm khám khi cơ thể xuất hiện bất cứ triệu chứng khác thường nào nghi ngờ là của bệnh lậu.
Đối với căn bệnh này, bác sĩ thường sẽ chỉ định một số loại kháng sinh đặc trị để ức chế và tiêu diệt vi khuẩn Neisseria gonorrhoeae. Sau đây là một số kháng sinh thông dụng:
- Ceftriaxone
- Azithromycin
- Vibramycin
- Gentamicin
Sự kết hợp các loại kháng sinh nói trên tùy thuộc vào mức độ bệnh cũng như thể trạng cơ địa của người bệnh. Bạn cần theo dõi sát sao quá trình điều trị, đồng thời thường xuyên tái khám để kiểm soát tốt hiện trạng bệnh.”
Phương pháp ngăn ngừa nguy cơ lây nhiễm bệnh lậu
Sau khi đã được điều trị dứt điểm, bệnh lậu vẫn có khả năng tái nhiễm rất cao. Để tránh gặp phải hiện trạng này, bạn cần nghiêm túc thực hiện các biện pháp ngăn ngừa dưới đây:
- Sử dụng bao cao su khi giao hợp: Cần thực hiện tốt khuyến nghị này dù bạn thực hiện hành vi quan hệ tình dục bằng bất cứ con đường nào. Nếu đang trong quá trình điều trị bệnh, tốt nhất bạn nên hạn chế việc giao hợp.
- Cần thăm khám và điều trị cho cả bạn tình nếu bạn đang mắc bệnh lậu. Bởi đây là bệnh lý có mức độ lây nhiễm rất nhanh, nhiều trường hợp bệnh vẫn có thể lây lan khi bạn dùng bao cao su lúc quan hệ.
- Tránh sử dụng chung các loại đồ chơi tình dục với người khác, nhất là những người đang bị bệnh. Khi dùng xong, cần vệ sinh các thiết bị hay máy rung sạch sẽ.
- Ít nhất 7 ngày sau khi kết thúc việc điều trị bệnh, bạn nên tránh hoàn toàn việc quan hệ tình dục không an toàn để ngăn ngừa bệnh tái nhiễm.
- Tìm hiểu tiền sử bệnh xã hội của bạn tình, không nên giao hợp với những đối tượng xuất hiện vấn đề bất thường, nghi ngờ là triệu chứng của bệnh lậu.
- Thăm khám thường xuyên để sàng lọc bệnh lậu, nhất là khi bạn đang dưới 25 tuổi.
Bệnh lậu mặc dù là căn bệnh dễ lây nhiễm và tái phát nhưng hoàn toàn có thể chữa khỏi. Khi cơ thể có những triệu chứng bất thường, hãy sớm tìm đến sự chăm sóc y tế để được can thiệp kịp thời. Điều quan trọng là bạn cần thực hiện tốt phác đồ từ bác sĩ cũng như chú ý đến các biện pháp dự phòng để ngăn ngừa nguy cơ bệnh tái phát.
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!