Bệnh lậu mãn tính có chữa được không, bằng cách nào?

Bác sĩ phụ trách

Bác Sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan

Giám đốc Chuyên môn

Bệnh lậu là căn bệnh xã hội nguy hiểm có tốc độ lây nhiễm khá nhanh và con đường truyền nhiễm chủ yếu là đường tình dục. Khi bệnh phát triển sang giai đoạn mãn tính sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm đến sức khoẻ và gây khó khăn trong việc điều trị. Vậy bệnh lậu mãn tính có chữa khỏi được không và chữa bằng cách nào? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp được thắc mắc ở trên.

Bệnh lậu mãn tính có chữa khỏi được không?
Bệnh lậu mãn tính có chữa khỏi được không?

Bệnh lậu mãn tính là gì?

Bệnh lậu là bệnh nhiễm trùng sinh mủ do vi khuẩn lậu Neisseria gonorrhoeae gây ra. Chúng lây nhiễm sang người khác bằng cách xâm nhập vào cơ quan sinh sản của phụ nữ như cổ tử cung, tử cung, ống dẫn trứng và niệu đạo ở cả nam nữ . Bên cạnh đó, bệnh còn có thể lây lan sang các bộ phận khác gây nhiễm trùng ở niêm mạc miệng, cổ họng, mắt và trực tràng….

Bệnh lậu được chia làm hai loại là bệnh lậu cấp tính và bệnh lậu mãn tính. Bệnh lậu mãn tính là giai đoạn sau của lậu cấp tính nên chúng sẽ nguy hiểm và khó chữa trị hơn giai đoạn cấp tính.

Bệnh lậu mãn tính thường có những triệu chứng không rõ rệt và có khả năng tái phát nhiều lần. Lúc này vi khuẩn lậu cầu khuẩn đã phát triển mạnh, gây tổn thương tới bộ phận sinh dục và nguy cơ gây vô sinh ở cả nam và nữ. Bệnh lậu mãn tính nếu xuất hiện ở mắt và miệng rất dễ gây ra mù lòa, ung thư vòm họng ảnh hưởng đến sinh hoạt của người bệnh, gia tăng nguy cơ rối loạn thần kinh và tử vong nếu không được điều trị kịp thời.

Các triệu chứng của bệnh lậu mãn tính 

Các biểu hiện của bệnh lậu mãn tính thường có sự khác nhau giữa nam và nữ. Thông thường, các triệu chứng ở nam giới sẽ cụ thể và rõ ràng hơn so với nữ giới.

Triệu chứng bệnh lậu mãn tính ở nam giới 

Ở nam giới, các biểu hiện của bệnh lậu mãn tính thường nhẹ hơn nhiều so với lậu cấp tính, đa số nam giới đều âm thầm chịu đựng và không tiến hành điều trị khiến bệnh kéo dài.

  • Tiểu buốt nhẹ, đi tiểu khó, bị tiểu rắt, tiểu buốt hoặc nổi hạch ở bẹn. Khi đi tiểu thì có hiện tượng bị bỏng rát hoặc kèm theo mủ đặc dính máu trắng hoặc màu vàng.
  • Dương vật bị đau khi cương cứng và cường dương, có triệu chứng xuất tinh về đêm.
  • Niệu đạo bị sưng tấy và thường có mủ chảy ra ở lỗ sáo, buổi sáng sớm sẽ xuất hiện mủ trong như nhựa chuối.
  • Lậu mãn tính ở nam giới sẽ kèm thao các triệu chứng như đau lưng, mất cảm giác ở phần sinh dục, bị xuất tinh về đêm, trong tinh dịch kèm theo lẫn máu.

Bệnh lậu mãn tính gây tổn thương đến niệu đạo, gây nên cảm giác buốt khi xuất tinh, tinh dịch sẽ có thể lẫn máu hoặc là có mủ. Nếu như bệnh không được phát hiện và điều trị sớm sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng sinh sản và sức khỏe của nam giới.

Song cầu khuẩn lậu Neisseria gonorrhoeae là tác nhân chín gây ra bệnh lậu mãn tính
Song cầu khuẩn lậu Neisseria gonorrhoeae là tác nhân chín gây ra bệnh lậu mãn tính

Triệu chứng bệnh lậu mãn tính ở nữ giới

Các triệu chứng bệnh lậu giai đoạn mãn tính ở nữ giới thường không rõ ràng như ở nam giới. Thông thường chỉ có xuất hiện hiện tượng ra khí hư màu vàng hoặc mất cảm giác ở vùng sinh dục, nhiều trường hợp còn không có bất kỳ triệu chứng bất thường nào. Vì vậy, phụ nữ nên chú ý đến tình trạng sức khỏe của bản thân để có thể nhận biết bản thân bị nhiễm lậu ngay từ ban đầu khi thấy xuất hiện những dấu hiệu dưới đây:

  • Vùng kín tiết dịch bất thường, chất lỏng có màu trắng hoặc vàng nhạt.
  • Khi đi tiểu hoặc quan hệ tình dục thì cảm thấy đau buốt.
  • Hay bị đau bụng và đau lưng.
  • Chảy máu bất thường khi không hành kinh.
  • Những trường hợp bệnh nặng sẽ có dấu hiệu sốt cao.

Lậu mãn tính ở phụ nữ nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe và khả năng sinh sản của người bệnh như viêm cổ tử cung, viêm nội mạc tử cung, viêm vùng chậu, mang thai ngoài tử cung, vô sinh,…

Bệnh lậu mãn tính có điều trị được không?

Theo các chuyên gia y tế, bệnh lậu cấp tính vẫn có thể điều trị khỏi nếu người bệnh phát hiện sớm và tuân thủ theo hướng dẫn điều trị của bác sĩ chuyên khoa. Những trường hợp bệnh kéo dài chuyển sang giai đoạn mãn tính, tùy thuộc vào biểu hiện và mức độ bệnh trạng bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp với từng bệnh nhân. Tuy nhiên, nếu bệnh lậu đã chuyển biến sang giai đoạn mãn tính thì quá trình điều trị sẽ khó khăn hơn, tốn kém thời gian và chi phí cho việc điều trị.

Bên cạnh đó, bệnh lậu mãn tính để có thể điều trị khỏi thì yêu cầu người bệnh cần phải kiên trì thực hiện theo phác đồ điều trị bác sĩ đưa ra. Đồng thời, trong quá trình điều trị người bệnh không được hoạt động quan hệ tình dục. Nếu thấy bản thân có bất kỳ biểu hiện bất thường nào, người bệnh nên thông báo cho bác sĩ phụ trách điều trị để có biện pháp can thiệp kịp thời và điều chỉnh phác đồ sao cho phù hợp, tránh trường hợp phác đồ điều trị không phù hợp với bệnh nhân.

Phác đồ điều trị bệnh lậu mãn tính

Không giống như bệnh lậu ở giai đoạn cấp tính, việc điều trị bệnh lậu mãn tính thường diễn ra khó khăn và phức tạp hơn. Vì vậy, tốt nhất bạn nên thực hiện thăm khám tại các cơ sở y tế chuyên khoa uy tín, tiến hành xét nghiệm và chẩn đoán mức độ bệnh trạng để đưa ra phác đồ điều trị phù hợp cho mỗi người.

Bệnh lậu giai đoạn mãn tính gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho người bệnh nếu không điều trị
Bệnh lậu giai đoạn mãn tính gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho người bệnh nếu không điều trị

Xét nghiệm chẩn đoán bệnh lậu mãn tính

Một số biện pháp xét nghiệm để chẩn đoán bệnh lậu mãn tính thường được bác sĩ chuyên khoa áp dụng là:

  • Nhuộm Gram phát hiện song cầu Gram-âm ở bạch cầu
  • Nuối cấy vi khuẩn để tiến hành làm kháng sinh đồ
  • PCR (Polymerase Chain Reaction).
  • Làm các xét nghiệm phân biệt với các bệnh khác như nhiễm Chlamydia, trùng roi, giang mai, nhiễm HIV.

Phương pháp điều trị bệnh lậu mãn tính

Hiện nay phương pháp điều trị bệnh lậu chủ yếu đó là sử dụng thuốc kháng sinh, tuy nhiên phương pháp này chỉ mang lại hiệu quả tốt nhất đối với những tường hợp bệnh lậu cấp tính. Khi bệnh lậu chuyển sang giai đoạn mạn tính thì việc điều trị bằng thuốc thường mang lại hiệu quả thấp hơn, người bệnh cần phải kết hợp với nhiều biện pháp khác nhau để nâng cao hiệu quả điều trị.

– Điều trị bằng thuốc

Tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe và mức độ bệnh trạng của mỗi người, bác sĩ chuyên khoa sẽ tiến hành kê đơn thuốc điều trị phù hợp với từng trường hợp. Bác sĩ thường sẽ kê đơn điều trị đồng thời Chlamydia với các thuốc sau:

  • Azithromycin 1g liều duy nhất.
  • Hoặc doxycyclin 100mg x 2 lần/ngày, sử dụng liên tục trong 7 ngày.
  • Hoặc tetracyclin 500mg x 4 lần/ngày, sử dụng liên tục trong 7 ngày.
  • Hoặc erythromycin 500mg x 4 lần/ngày, sử dụng liên tục trong 7 ngày.
  • Hoặc clarithromycin 250mg x 2 lần/ngày, sử dụng liên tục trong 7 ngày.

Khi bệnh lậu mãn tính gây ra những biến chứng, bác sĩ sẽ tiến hành kê đơn kết hợp điều trị với các loại thuốc sau:

  • Biến chứng sinh dục tiết niệu: Kết hợp điều trị với Ceftriaxon 1g/ngày x 5 , sử dụng liên tục trong 7 ngày
  • Biến chứng nhiễm lậu toàn thân, viêm màng não: Cần tiến hành cho người bệnh điều trị nội trú, sử dụng kết hợp Ceftriaxon 1 – 2 g/ngày, tiêm bắp hoặc tĩnh mạch x 10 liên tục trong 14 ngày.

Việc điều trị bằng thuốc đối với bệnh lậu mãn tính chỉ có tác dụng ngăn chặn sự phát triển của virus gây bệnh và không thể chữa lành những vết thương do bệnh gây ra. Lúc này, người bệnh cần phải kiên trì và tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ để có thể mang lại hiệu quả tích cực.

Trong quá trình điều trị người bệnh cần tuân theo phác đồ điều trị của bác sĩ chuyên khoa
Trong quá trình điều trị người bệnh cần tuân theo phác đồ điều trị của bác sĩ chuyên khoa

– Điều trị bằng phương pháp DHA

Điều trị bệnh lậu bằng kháng sinh chủ yếu được áp dụng cho bệnh nhân ở giai đoạn đầu. Còn đối với trường hợp lậu mãn tính thì việc điều trị bằng kháng sinh sẽ trở nên khó khăn hơn rất nhiều và bệnh có nguy cơ tái phát rất cao.

Điều trị bệnh lậu mãn tính bằng phương pháp DHA là áp dụng những công nghệ hiện đại và tiên tiến vào quá trình điều trị bệnh. Cơ chế của phương pháp này là áp dụng sóng ngắn tác động vào khu vực nhiễm bệnh, giúp loại bỏ tình trạng viêm nhiễm, thúc đẩy qua trình lưu thông máu để tái tạo tế bào mới. Đây là phương pháp có tác dụng tiêu diệt toàn bộ vi khuẩn gây bệnh ra khỏi cơ thể một cách nhanh chóng và an toàn.

Điều trị bệnh lậu mãn tính bằng phương pháp DHA được chuyên gia đánh giá cao về hiệu quả mang lại, đây là phương pháp được áp dụng rất nhiều tại các phòng khám chuyên khoa uy tín và chất lượng.

Lưu ý khi điều trị bệnh lậu mãn tính

Để quá trình điều trị bệnh lậu mãn tính mang lại hiệu quả tốt nhất, bạn cần phải lưu ý đến một số điều dưới đây:

  • Lựa chọn địa chỉ khám chữa bệnh xã hội uy tín, chất lượng với bác sĩ chuyên khoa giàu kinh nghiệm để đảm bảo an toàn trong quá trình điều trị. Cơ sở điều trị được đầu tư hệ thống trang thiết bị hiện đại, kỹ thuật tiên tiến giúp nâng cao hiệu quả điều trị.
  • Lựa chọn phương pháp điều trị tiên tiến và áp dụng các công nghệ hiện đại giúp quá trình loại bỏ mầm bệnh diễn ra nhanh chóng và an toàn hơn. 
  • Nên phát hiện và tiến hành điều trị bệnh sớm, tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe và khả năng sinh sản. Trong quá trình điều trị cần phải tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ chuyên khoa để đảm bảo hiệu quả mang lại.
  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt hợp lý, bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể, tăng cường luyện tập thể dục thể thao giúp nâng cao sức đề kháng của cơ thể, có khả năng chống chịu với sự tấn công của vi khuẩn gây hại.
Xây dựng chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt hợp lý giúp nâng cao sức đề kháng để cơ thể
Xây dựng chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt hợp lý giúp nâng cao sức đề kháng để cơ thể

Địa chỉ điều trị bệnh lậu mãn tính uy tín hiện nay

Dưới đây là một số địa chỉ khám điều trị bệnh lậu mãn tính uy tín, được nhiều bệnh nhân tin tưởng bạn có thể tham khảo:

Điều trị tại Hà Nội

– Trung tâm chăm sóc sức khoẻ sinh sản Hà Nội

  • Địa chỉ: 38 Cảm Hội, Đống Mác, Hai Bà Trưng, Hà Nội
  • Thời gian làm việc: Thứ Hai – Thứ Sáu: 07:30 – 16:30

– Bệnh viện phụ sản Trung ương

  • Địa chỉ: 43 Tràng Thi, Hàng Bông, Hoàn Kiếm, Hà Nội
  • Thời gian làm việc: Thứ 2 – thứ 6: Từ 6h30 đến 16h30, khám dịch vụ thứ 7 và chủ nhật

– Phòng khám Sản phụ khoa – Nam khoa 36 Ngô Quyền

  • Địa chỉ: 36 Ngô Quyền, Hàng Bài, Hoàn Kiếm, Hà Nội
  • Thời gian làm việc: Thứ Hai – Chủ Nhật: 07:30 – 17:30

Điều trị tại Tp. Hồ Chí Minh

– Bệnh viện Da liễu Tp. Hồ Chí Minh

  • Địa chỉ: 2 Nguyễn Thông, Phường 6, Quận 3, TP HCM.
  • Thời gian làm việc: Thứ 2 đến thứ 6: từ 6g – 11g30 và 12g30 – 16g, Thứ 7 và chủ nhật: 7g30 – 11g30

– Bệnh viện Nhiệt Đới

  • Địa chỉ: 764 Võ Văn Kiệt, phường 1, quận 5, TPHCM.
  • Thời gian làm việc: Thứ 2 đến thứ 6: từ 6g – 11g30 và 12g30 – 16g, Thứ 7 và chủ nhật: 7g30 – 11g30

– Trung tâm Y khoa Medic – BV Hòa Hảo

  • Địa chỉ : 254 Hòa Hảo, quận 10, TPHCM
  • Thời gian làm việc: Thứ 2 – thứ 7: Từ 7 giờ đến 20 giờ, ngày lễ và Chủ Nhật: Từ 7 giờ đến 12 giờ

Bệnh lậu mãn tính là căn bệnh có thể điều trị khỏi tuy nhiên việc điều trị sẽ khó khăn va phức tạp hơn rất nhiều. Vì vậy, khi có dấu hiệu bị mắc bệnh bạn nên tiến hành điều trị sớm khi đang ở giai đoạn cấp tính giúp nâng cao hiệu quả điều trị, tiết kiệm chi phí và hạn chế các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra. Hy vọng, với những thông tin trên đây sẽ giúp ích cho bạn trong việc phòng chống và có các biện pháp xử lý thật tốt khi vô tình mắc phải bệnh lậu.

Có thể bạn quan tâm: 

Chia sẻ:
Khám chữa bệnh lậu ở đâu? Top 9 địa chỉ tốt nhất hiện nay
Cơ sở vật chất cùng trình độ tay nghề của bác sĩ tại bệnh viện quyết định rất lớn đến…
Bệnh lậu lây qua đường nào? Các con đường lây nhiễm của bệnh lậu
Theo thống kê của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ năm 2015, có đến 80% phụ…
bệnh lậu có chữa được không Bệnh lậu có chữa khỏi được không?
Bệnh lậu là một trong những căn bệnh xã hội nguy hiểm do vi khuẩn Neisseria gonorrhoeae gây ra. Liệu…
Bệnh lậu – Giang mai là gì, giống hay khác nhau, chữa được không?
Lậu và giang mai là hai căn bệnh xã hội nguy hiểm thường gặp nhất hiện nay, bệnh lây truyền…
Bệnh lậu ở miệng – Triệu chứng nhận biết và cách điều trị

Bệnh lậu ở miệng là bệnh nhiễm trùng sinh dục ở vùng miệng do vi khuẩn song cầu lậu Neisseria…

Lậu cầu là gì? Hình ảnh và cách điều trị khi nhiễm lậu cầu

Lậu cầu là căn bệnh xã hội do vi khuẩn cầu lậu Neisseria gonorrhoeae gây ra. Bệnh còn có khả…

Bệnh lậu ở nam giới: Nguyên nhân và cách điều trị

Bệnh lậu ở nam giới là một căn bệnh xã hội nguy hiểm, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời…

Bệnh lậu có thể gây vô sinh ở cả nam giới và nữ giới. Bị lậu có vô sinh không, làm sao để có con?

Bệnh lậu có thể gây vô sinh ở cả nam giới và nữ giới nếu người bệnh không phát hiện…

Các loại thuốc điều trị bệnh lậu và phác đồ tham khảo

Sử dụng thuốc điều trị bệnh lậu là phương pháp được nhiều người ưu tiên lựa chọn nhờ sự tiện…

Bình luận (1)

  1. Trần đình Quang
    Trần đình Quang says: Trả lời

    E bị mắc bệnh lậu và chlamydia cách đây 1 năm.nhưng hiện tại cảm giác bệnh tái phát lại

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua