Dùng Lá Húng Quế Chữa Sâu Răng – Mẹo Hay Dân Gian

Bác sĩ phụ trách

BÁC SĨ PHAN ĐÌNH LONG

Cố vấn Chuyên môn

Dùng lá húng quế chữa sâu răng là mẹo trị bệnh dựa theo kinh nghiệm dân gian. Loại thảo dược này có mùi thơm đặc trưng với khả năng sát khuẩn, chống viêm tự nhiên giúp giảm đau răng, ê buốt, khử mùi hôi miệng… do sâu răng gây ra hiệu quả. 

Dùng lá húng quế chữa sâu răng
Chữa sâu răng bằng lá húng quế là mẹo trị bệnh hiệu quả theo kinh nghiệm dân gian

Công dụng của lá húng quế để chữa bệnh sâu răng

Húng quế là loại rau thơm quen thuộc trong những bữa ăn hàng ngày. Loại rau này còn được gọi bằng nhiều cái tên như cây húng chó, é tía, cây hương thái…, tên khoa học là Ocimum basilicum, thuộc họ bạc hà. Loại rau này thường được dùng để ăn sống hoặc thêm vào các món ăn để tăng thêm hương vị. 

Bên cạnh đó, trong Đông y ghi nhận lá húng quế có tính hàn, ấm, vị cay, mùi thơm nhẹ với công dụng thanh nhiệt, giải độc, thông tiện, giả biểu, chỉ thống, khu phong, lợi cổ họng, được sử dụng nhiều trong các bài thuốc chữa chứng ho khan, đau răng, đau mắt đỏ, sưng đau cổ họng… 

Còn theo các nghiên cứu hiện đại, lá húng quế có chứa 0.02 – 0.06% tinh dầu với nhiều hoạt chất như 25% cineol, 60% linalool, estragol methyl 60%, 70% chavicol có lợi cho sức khỏe. Đem lại một số công dụng như:

Dùng lá húng quế chữa sâu răng
Trong lá húng quế chứa nhiều hoạt chất có lợi giúp sát khuẩn, giảm viêm và đẩy lùi các triệu chứng sâu răng
  • Tốt cho hệ tiêu hóa, cải thiện các triệu chứng khó chịu như chướng bụng, đầy hơi, buồn nôn, tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa…;
  • Uống nước sắc lá húng quế giúp hạ sốt nhanh chóng; 
  • Các hoạt chất trong lá húng quế giúp kiểm soát lượng axit uric trong máu, hỗ trợ khử độc thận và hỗ trợ điều trị bệnh sỏi thận; 
  • Hợp chất eugenol có khả năng chống oxy hóa, tăng cường bảo vệ sức khỏe tim mạch, ổn định lượng cholesteol trong cơ thể;
  • Giảm stress, đau đầu do mắc các bệnh viêm xoang, cảm lạnh, dị ứng; 
  • Chống rụng tóc, làm đẹp da; 
  • Cải thiện các bệnh lý đường hô hấp, giảm ho, long đờm; 
  • … 

Đặc biệt, dùng lá húng quế chữa sâu răng là mẹo dân gian hiệu quả được nhiều người áp dụng. Các hoạt chất có lợi cùng hàm lượng cao các loại vitamin, khoáng chất khi tiếp xúc với men răng sẽ tạo ra phản ứng tẩy sạch mảng bám, cao răng, ức chế sự phát triển của vi khuẩn, cải thiện các triệu chứng sâu răng như đau nhức, sưng nướu, chảy máu chân răng… Đồng thời, ngăn ngừa sâu viêm, bảo vệ chức năng ăn nhai và đem lại hàm răng trắng sáng, hơi thở thơm mát tự nhiên. 

Hướng dẫn 4 cách dùng lá húng quế trị sâu răng hiệu quả

Lá húng quế rất dễ tìm kiếm vì là loại rau quen thuộc trong các bữa ăn hàng ngày. Kinh nghiệm dân gian truyền lại 4 cách sử dụng lá húng quế trị sâu răng như sau:

1. Nhai sống lá húng quế

Sử dụng lá húng quế tươi để chữa sâu răng là cách đơn giản nhất được nhiều người áp dụng. Trong lúc nhai, các tinh chất từ lá húng quế được tiết ra thẩm thấu vào các mô răng, nướu giúp xoa dịu tình trạng sưng viêm, làm sạch các mảng bám, ức chế sự phát triển của vi khuẩn và cải thiện mức độ sâu răng. 

Bên cạnh cách này, người bệnh cũng có thể dùng lá húng quế để ăn kèm với các món ăn hàng ngày hoặc uống nước ép lá húng quế cũng là những cách đơn giản bạn không nên bỏ qua. 

2. Súc miệng lá húng quế

Đun sôi lá húng quế là cách hiệu quả giúp các tinh chất tự nhiên tiết ra, hòa vào nước để sử dụng. Dùng hỗn hợp nước lá quế này giúp cải thiện tình trạng sưng lợi, sâu răng, viêm nướu, chảy máu chân răng, hôi miệng…

Dùng lá húng quế chữa sâu răng
Súc miệng nước lá húng quế hàng ngày giúp xoa dịu sưng nướu, giảm đau răng và khử mùi hôi miệng

Cách thực hiện

  • Rửa sạch một nắm lá quế tươi qua nước muối pha loãng. 
  • Cho vào nồi đun sôi cùng 500ml nước trong vòng 5 – 7 phút. 
  • Phần nước thu được dùng để súc miệng nhiều lần trong ngày, tốt nhất là sau mỗi bữa ăn. 

3. Lá húng quế kết hợp với tỏi trị sâu răng

Trong tỏi chứa hàm lượng cao chất Allicin hoạt động tương tự như chất kháng sinh. Chất này có khả năng kháng khuẩn, sát trùng, giảm sưng viêm. Kết hợp tỏi với lá húng quế giúp cải thiện rõ rệt các triệu chứng sâu răng như đau nhức, ê buốt, sưng nướu răng, cầm chảy máu chân răng… 

Cách thực hiện

  • Tỏi bóc sạch vỏ, lá húng quế rửa sạch qua nhiều lần nước rồi vớt ra để ráo. 
  • Giã nát tỏi và lá húng quế với nhau. 
  • Dùng hỗn hợp thu được đắp trực tiếp lên vị trí răng sâu và để yên trong vòng 15 – 20 phút. 
  • Súc miệng lại với nước sạch. Thực hiện cách này 2 – 3 lần sẽ giúp cải thiện rõ rệt các triệu chứng sâu răng. 

4. Lá húng quế + tiêu đen

Kết hợp lá húng quế và tiêu đen là mẹo chữa sâu răng đơn giản bất kỳ ai cũng có thể áp dụng. Trong đó, hạt tiêu đen có khả năng giảm viêm, sưng đau, còn lá húng quế giúp ức chế sự phát triển của các loại vi khuẩn gây sâu răng. Thường xuyên sử dụng hỗn hợp này còn giúp khử mùi hôi miệng, đem lại hơi thở thơm mát tự nhiên cho khoang miệng. 

Dùng lá húng quế chữa sâu răng
Lá húng quế kết hợp với tiêu đen giúp cải thiện rõ rệt các triệu chứng sâu răng

Cách thực hiện

  • Tiêu đen sau khi phơi khô, xay thành bột mịn. 
  • Lá húng quế rửa sạch, xay nhuyễn rồi trộn cùng với bột tiêu đen. 
  • Hỗn hợp thu được đắp trực tiếp lên vị trí răng sâu, giữ yên trong 30 phút để các tinh chất thẩm thấu. 
  • Súc miệng lại với nước sạch. 

5. Mẹo trị sâu răng bằng lá húng quế và vỏ cam 

Trong vỏ cam chứa hàm lượng axit có lợi giúp đánh bay các mảng bám trên răng. Kết hợp với lá húng quế giúp làm sạch khoang miệng và cải thiện các triệu chứng sâu răng. 

Cách thực hiện

  • Lá húng quế và vỏ cam rửa sạch, ngâm qua nước muối pha loãng rồi vớt ra cho ráo nước rồi đem phơi khô.
  • Cho các nguyên liệu vào máy xay sinh tố xay nhuyễn mịn. Hỗn hợp này cho vào lọ thủy tinh đậy kín nắp bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát. 
  • Người bị sâu răng sử dụng bột này để đánh răng như bình thường, chà nhẹ 2 – 3 phút để làm sạch các mảng bám. 
  • Súc miệng lại với nước sạch. Kiên trì áp dụng 2 – 3 lần/ ngày giúp cải thiện sức khỏe răng miệng rõ rệt. 

Lưu ý khi chữa sâu răng bằng lá húng quế

Dùng lá húng quế chữa sâu răng là mẹo dân gian hiệu quả. Tuy nhiên, trên thực tế thì mẹo này chưa được công nhận trên phương diện khoa học. Vì vậy, người bệnh cần cân nhắc kỹ trước khi thực hiện và lưu ý một số vấn đề sau:

  • Mẹo chữa sâu răng bằng lá húng quế chỉ phù hợp với những người mắc bệnh nhẹ, vừa mới chớm sâu trên bề mặt. Ngược lại với những trường hợp sâu răng nặng cần can thiệp điều trị bằng các biện pháp chuyên sâu. 
  • Sử dụng liều lượng lá húng quế vừa đủ, tránh lạm dụng quá mức vì có thể gây ra một số phản ứng phụ như ho khan, khó thở, chóng mặt, lẫn máu trong nước tiểu… Đặc biệt, chống chỉ định áp dụng mẹo này cho phụ nữ mang thai vì sẽ gây ra những cơn co thắt tử cung, làm loãng máu hoặc hạ đường huyết. 
  • Với những người không thuộc nhóm dị ứng với húng quế khi áp dụng mẹo này cần kiên trì thực hiện dài ngày mới đạt được hiệu quả như mong đợi. 
  • Trong quá trình sử dụng nếu xảy ra bất kỳ triệu chứng bất thường nào, tốt nhất nên ngưng lại và thăm khám xử lý ngay. 
  • Kết hợp vệ sinh răng miệng, súc miệng thường xuyên hàng ngày và ăn uống lành mạnh, hạn chế các thực phẩm tăng nguy cơ sâu răng. 

Chữa sâu răng bằng lá húng quế đem lại hiệu quả giảm nhẹ các triệu chứng đau nhức, ê buốt, hôi miệng… Bên cạnh đó, bạn cần kết hợp các chỉ định điều trị chuyên khoa của bác sĩ để đạt kết quả tốt nhất. 

Có thể bạn quan tâm

Chia sẻ:
Sâu răng lồi thịt Răng Sâu Lồi Thịt Là Bị Gì? Tác Hại và Giải Pháp Chữa Trị

Răng sâu lồi thịt là trường hợp sâu răng ở mức độ nặng, gây mẻ, vỡ răng và tác động…

Sâu răng nên ăn gì và kiêng gì? Sâu Răng Nên Ăn Gì và Nên Kiêng Gì Giúp Cải Thiện Bệnh?

Sâu răng và chế độ ăn uống có mối liên hệ mật thiết với nhau. Vậy sâu răng nên ăn…

Răng sữa bị sâu Răng Sữa Bị Sâu Xử Lý Sao An Toàn? Có Nên Nhổ Không?

Răng sữa bị sâu là tình trạng xảy ra khá phổ biến ở trẻ nhỏ. Nhiều bậc phụ huynh có…

Gừng chữa sâu răng 6 Cách Chữa Sâu Răng Bằng Gừng Có Hiệu Quả Khó Tin

Cách chữa sâu răng bằng gừng có thể giúp cải thiện một số biểu hiện do bệnh lý gây ra…

Trẻ bị sâu răng cần được điều trị đúng cách Cách Chữa Sâu Răng Ở Trẻ Em An Toàn Mà Hiệu Quả Cao

Sâu răng là tình trạng thường gặp ở trẻ em, có khoảng 80% trẻ trong độ tuổi từ 4 -…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua