10 + cách chữa khan tiếng, mất tiếng cấp tốc – Hiệu quả nhanh nhất
Khàn tiếng là tình trạng mà nhiều người gặp phải hiện nay, gây ảnh hưởng đến giọng nói và khả năng giao tiếp hàng ngày. Việc áp dụng các cách chữa khan tiếng cấp tốc là điều quan trọng, giúp cải thiện sức khỏe, công việc và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh, tránh những phiền toái không đáng có.
Các nguyên nhân gây khàn tiếng phổ biến
Khan tiếng là tình trạng mà giọng nói trở nên khàn đặc, thô ráp, yếu ớt và thậm chí là không thể phát ra tiếng, mất đi độ trong trẻo và rõ ràng thường ngày, ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng giao tiếp.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến khàn tiếng, trong đó phổ biến nhất là:
- Viêm hoặc nhiễm trùng dây thanh quản
- Nói quá nhiều, quá to, quá lâu
- Uống nhiều rượu, bia, cà phê, nước ngọt có gas, thức uống đá…
- Trào ngược dạ dày thực quản
- Viêm họng, viêm amidan, viêm xoang, ho…
- Ung thư thanh quản, ung thư vòm họng
- Dị ứng với các yếu tố môi trường…
Tuy khan tiếng không phải là một bệnh lý quá nghiêm trọng, nhưng nó có thể là dấu hiệu của một vấn đề sức khỏe nguy hiểm hơn. Ngoài ra, việc khàn giọng kéo dài có thể gây ảnh hưởng đến sinh hoạt, công việc, chất lượng cuộc sống, thậm chí gây ra nhiều biến chứng sức khỏe không mong muốn.
Do đó, việc thăm khám hay áp dụng các biện pháp chữa khàn giọng, mất tiếng cấp tốc tại nhà là điều cần thiết để cải thiện những tổn thương, giúp lấy độ trong trẻo, khỏe mạnh cho giọng nói.
Tham khảo thêm: Bị khàn tiếng uống gì nhanh hết, nhanh bình phục?
13 cách chữa khan tiếng cấp tốc, dễ dàng áp dụng tại nhà
Khan tiếng, mất tiếng là triệu chứng thường gặp khi bạn phải nói to, nói nhiều trong thời gian dài hoặc do mắc các bệnh lý như viêm họng, viêm thanh quản… Hãy thử áp dụng những cách dưới đây để khôi phục giọng nói của bạn:
1. Hạn chế nói chuyện
Khi bị khàn tiếng, dây thanh âm vốn đang bị kích thích nên cần được nghỉ ngơi. Chính vì vậy, việc trước tiên bạn nên làm là hạn chế nói chuyện, cố gắng bớt sử dụng giọng nói trong ít nhất 1 – 2 ngày.
Bạn cũng đặc biệt chú ý đừng nói chuyện thì thầm bởi lúc này dây thanh âm sẽ bị kéo căng hơn mức bình thường. Điều này sẽ làm cản trở tiến trình phục hồi của dây thanh quản.
2. Uống nhiều chất lỏng ấm
Dây thanh quản vị viêm thường do nhiễm virus, trong trường hợp này, nghỉ ngơi kết hợp với uống nhiều chất lỏng, đặc biệt là chất lỏng ấm sẽ giúp tổn thương nhanh lành nhất có thể. Bạn nên cố gắng uống từ 8 – 10 ly nước lớn mỗi ngày (tương đương 2 – 2,5 lít).
Các loại nước ấm như nước đun sôi, trà hay nước súp sẽ giúp làm dịu tình trạng kích thích trong cổ họng. Hãy uống nước đều đặn nhiều lần trong ngày ngay cả khi bạn không thấy khát.
Tránh sử dụng các loại nước có thể khiến tình trạng khan tiếng, mất giọng trở nên trầm trọng hơn như cà phê, trà đen, nước đá lạnh… Chúng khiến cơ thể bị mất nước và làm dây thanh quản bị khô.
3. Mật ong và chanh tươi
Cắt một lát chanh và ngâm vào trong mật ong 1- 2 giờ đồng hồ cho ngấm. Sau đó đem ngậm và từ từ nuốt nước xuống cổ họng.
Thành phần phần vitamin E trong mật ong kết hợp với vitamin C trong chanh có tác dụng kháng khuẩn, làm dịu cổ họng và dây thanh quản, đồng thời cải thiện sức đề kháng và giúp tổn thương nhanh lành hơn. Sau vài lần sử dụng, tình trạng khan tiếng, tắt tiếng sẽ thuyên giảm rõ rệt.
Tham khảo thêm: Khàn tiếng nhưng không đau họng do đâu & cách khắc phục?
4. Gừng
Gừng có tác dụng chống viêm, giảm đau tự nhiên nhưng không gây tác dụng phụ như các loại thuốc tân dược. Ngoài ra, hoạt chất Zingiberol và zingiberene có trong gừng còn kích thích lưu thông máu đến nuôi dưỡng và sữa chữa tổn thương ở thanh quản.
Cách thực hiện:
- Bạn chuẩn bị sẵn một cốc nước sôi rồi cho vào đó vài lát gừng.
- Đậy kín miệng cốc lại trong 10 phút, các hoạt chất trong gừng sẽ tiết hết ra nước khiến nước chuyển sang màu vàng nhạt.
- Thêm một ít mật ong vào và thưởng thức.
Mỗi ngày uống 3 – 4 tách trà gừng sẽ làm dịu cơn đau rát cổ họng và cải thiện tình trạng khan tiếng, giúp giọng nói của bạn trong hơn.
5. Lá hẹ
Lá hẹ chứa sunfua, saponin và odorin. Những chất này hoạt động tương tự như kháng sinh, có thể giúp ức chế tụ cầu và một số vi khuẩn gây bệnh ở thanh quản. Nhờ tác dụng này mà lá hẹ được dân gian sử dụng làm thuốc trị khan tiếng tại nhà thay vì dùng thuốc tân dược.
Cách dùng:
- Lấy 1 nắm lá hẹ rửa sạch, cắt khúc ngắn cỡ 1cm, cho vào chén.
- Thêm 3 muỗng mật ong vào trộn đều.
- Đem hỗn hợp hấp cách thủy cho đến khi lá hẹ chín nhừ.
- Chắt nước uống mỗi lần 2 thìa x 3 lần/ngày.
Lưu ý: Mỗi lần dùng nên hâm nóng lại. Nên ăn cả xác để đạt được hiệu quả tốt hơn.
6. Nước muối
Quậy một muỗng cà phê muối với 1 cốc nước ấm. Dùng hỗn hợp này để súc họng 2 – 3 lần một ngày cho đến khi giọng nói của bạn được khôi phục trở lại. Nước muối sẽ giúp sát khuẩn và chữa lành các mô bị kích thích trong cổ họng.
Lưu ý khi chữa khan tiếng, tắt tiếng bằng nước muối:
- Không pha nước muối quá mặn, điều này không chỉ khiến cơ thể bị dư thừa muối mà còn làm các tế bào ở cổ họng bị tổn thương nghiêm trọng hơn.
- Trước khi súc họng bạn nên súc miệng trước để loại bỏ vi khuẩn ẩn trú trong khoang miệng.
- Súc miệng lại bằng nước lọc sau khi dùng nước muối.
7. Tắc chưng mật ong
Dùng tắc ngâm mật ong là một trong những cách chữa khan tiếng nhanh nhất từ dân gian được nhiều người áp dụng thành công. Bạn chỉ cần lấy những quả tắc còn xanh đem cắt làm đôi và chưng với mật ong trong 20 phút, dùng vài lần trong ngày.
Nếu có thể hãy ăn cả bã tắc, tuy hơi đắng nhưng phần này cũng có công dụng tốt trong việc bổ phế, trị khan tiếng, giúp bạn nhanh khôi phục được giọng nói hơn.
Tham khảo thêm: Khan tiếng có đờm là dấu hiệu của bệnh gì?
8. Giá đỗ
Trong giá đỗ chứa nhiều thành phần tốt cho sức khỏe như sắt, vitamin B, C, glucid hay axit pantothenic… Thực phẩm này không chỉ giúp làm tăng sức đề kháng mà còn có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, làm dịu kích ứng trong cổ họng, góp phần tích cực trong việc đẩy lùi chứng khàn tiếng.
Cách sử dụng:
- Rửa sạch 100g giá đỗ, giã nát.
- Cho giá vào nồi đun sôi cùng với 1 lít nước trong 5 phút
- Lấy nước giá đỗ uống nhiều lần trong ngày. Khi dùng ngậm một ngụm nước trong miệng sau đó nuốt từ từ cho nước giá đỗ thấm vào cổ họng.
Ngoài cách trên, bạn có thể nhai sống giá đỗ và nuốt nước cũng cho hiệu quả tương tự. Tuy nhiên cần thận trọng lựa chọn nguồn giá an toàn và ngâm kỹ với nước muối để ngăn ngừa nguy cơ bị ngộ độc.
Tham khảo chi tiết: 2 cách chữa khàn tiếng bằng giá đỗ hiệu quả cao
9. Cây xạ can
Cây xạ can còn được gọi là cây rẻ quạt, có thân rễ (củ) được Đông y sử dụng làm thuốc chữa sưng đau cổ họng, viêm họng, viêm thanh quản và cả chứng mất giọng.
Cách dùng:
- Dùng một ít rễ cây xạ can giã nát cùng với vài hạt muối ăn.
- Sau đó chắt lấy nước cốt ngậm vào miệng nuốt từng chút một cho trôi xuống cổ họng.
- Áp dụng mẹo chữa khàn tiếng này 2 – 3 lần mỗi ngày để nhanh chóng khôi phục giọng nói của bạn.
10. Trà thảo dược
Một số loại trà thảo dược có đặc tính kháng viêm, chống oxy hóa tự nhiên nên có thể giúp làm lành tổn thương trong cổ họng, giảm khan tiếng. Bạn nên dùng trà khi còn ấm là tốt nhất.
Tùy theo sở thích có thể lựa chọn một trong các loại trà sau:
- Trà cam thảo
- Trà hoa cúc
- Trà nghệ
- Trà xanh
Tuy nhiên trước khi dùng bất cứ loại trà thảo dược nào bạn cũng nên kiểm tra với bác sĩ bởi chúng có thể tương tác với thuốc điều trị mà bạn đang dùng. Mỗi ngày chỉ nên uống 2 – 3 tách trà là đủ.
Tham khảo thêm: Cách chữa khàn tiếng bằng giá đỗ đơn giản mà hiệu quả
11. Tỏi
Tỏi cũng có tác dụng chữa khan tiếng, mất giọng nhờ chứa nhiều hoạt chất kháng sinh allicin. Thực phẩm này hoạt động bằng cách chống lại sự tấn công của vi khuẩn, thúc đẩy quá trình chữa lành tổn thương trong cổ họng.
Cách sử dụng:
- Nhai 2 tép tỏi sống trong mỗi bữa ăn
- Giã tỏi lấy nước cốt và trộn chung với mật ong.
- Mỗi lần uống 1 thìa x 3 lần mỗi ngày.
12. Quả lê
Lê có tác dụng thanh nhiệt, tiêu đờm, trị ho, dưỡng âm bổ dịch. Ngoài ra, các thành phần vitamin C, PP, Photpho, Axit folic trong lê còn có tác dụng cải thiện sức khỏe, xoa dịu cổ họng và giảm tình trạng khàn tiếng.
Bạn có thể kết hợp lê với vỏ quýt chữa khàn tiếng theo cách sau:
- Chuẩn bị 2 quả lê, 20g vỏ quýt
- Lê gọt vỏ, ép lấy nước cốt. Vỏ quýt sắc kỹ với 200ml nước.
- Trộn lẫn nước lê và nước sắc vỏ quýt với nhau, chia uống 3 lần trong ngày.
13. Thuốc tân dược
Sử dụng thuốc tây chính là một trong những cách chữa khan tiếng nhanh nhất, nhưng được ưu tiên lựa chọn sau cùng khi tất cả các biện pháp tự nhiên không mang lại hiệu quả. Các loại thuốc được sử dụng là:
- Thuốc giảm đau, kháng viêm không steroid: Ibuprofen hoặc Naproxen là các thuốc được sử dụng nhiều nhất, chúng có tác dụng giảm đau, chống sưng viêm ở dây thanh âm.
- Corticosteroid: Đây là một loại thuốc có tác dụng giảm viêm mạnh. Loại thuốc này có nhiều tác dụng phụ nên chỉ được dùng trong ngắn hạn.
- Các thuốc khác: Chẳng hạn như thuốc kháng sinh, thuốc tan đàm, thuốc giảm ho…
Trên đây là những cách chữa khan tiếng đang được áp dụng phổ biến. Tùy theo mức độ nghiêm trọng của vấn đề bạn đang gặp phải mà lựa chọn phương pháp phù hợp và tích cực áp dụng để nhanh khỏi bệnh.
Khàn tiếng khi nào cần gặp bác sĩ?
Khàn tiếng là một tình trạng không quá nguy hiểm nhưng cũng không được lo là, đối với những trường hợp nhẹ, bạn có thể tự cải thiện tại nhà, nhưng nếu khàn tiếng trở nên nghiêm trọng và kèm theo nhiều dấu hiệu bất thường, thì việc thăm khám là điều cần thiết. Hãy gặp bác sĩ ngay nếu:
- Khàn tiếng kéo dài hơn 2 tuần
- Bị đau họng dữ dội và không có dấu hiệu thuyên giảm
- Khó thở
- Sốt cao, ớn lạnh
- Khó nuốt
- Mất tiếng hoàn toàn
- Buồn nôn hoặc nôn ói nhiều
Tham khảo thêm: Đau họng không nói được phải làm sao? Chữa thế nào?
Các biện pháp phòng ngừa khàn tiếng tại nhà bạn nên biết
Để bảo vệ giọng nói và phòng ngừa tình trạng khàn tiếng kéo dài, bạn có thể áp dụng những biện pháp sau đây:
- Uống đủ nước mỗi ngày để giữ ẩm cổ họng, ưu tiên nước ấm
- Không uống nhiều rượu bia, cà phê, nước ngọt có gas, nước đá lạnh…
- Không nên la hét quá to vì có thể gây ảnh hưởng đến giọng nói
- Vệ sinh nhà cửa sạch sẽ để loại bỏ các yếu tố dị ứng như bụi bẩn, khói thuốc, lông thú cưng, phấn hoa…
- Ăn uống khoa học, nhiều rau xanh, vitamin, khoáng chất, tránh đồ cay nóng, dầu mỡ, chiên xào…
- Tập luyện thể dục thường xuyên để tăng cường sức khỏe, sức đề kháng.
- Không thức khuya, ngủ đủ giấc.
Có nhiều cách chữa khan tiếng cấp tốc tại nhà, từ việc sử dụng các bài thuốc dân gian cho đến việc sử dụng các loại thuốc tân dược. Các cách này vô cùng đơn giản, dễ thực hiện, an toàn và giúp bạn lấy lại giọng nói nhanh chóng, cải thiện chất lượng cuộc sống và phòng ngừa các vấn đề về thanh quản trong tương lai.
Có thể bạn quan tâm:
- Khàn tiếng kéo dài – Nên đi khám ngay
- 5 mẹo chữa mất giọng khẩn cấp cho hiệu quả cao
Bình luận (1)
Cho em hỏi em bị khàn tiếng nặng. Hay bị mất tiếng