Mổ hội chứng ống cổ tay bao lâu thì lành? Quy trình & chăm sóc
Nếu bạn đang chuẩn bị mổ hội chứng ống cổ tay thì nên tham khảo một số thông tin trước khi tiến hành phẫu thuật. Bài viết này tổng hợp một số thông tin về quy trình mổ, thời gian hồi phục, chi phí và cách chăm sóc sau phẫu thuật hội chứng ống cổ tay.
Các phương pháp mổ hội chứng ống cổ tay
Hiện tại có hai phương pháp mổ hội chứng ống cổ tay chính là mổ truyền thống và mổ nội soi. Trong các hai trường hợp, bác sĩ có thể tiến hành cắt dây chằng xung quanh cổ tay để giảm áp lực cho hệ thống thần kinh và làm các triệu chứng bệnh. Sau phẫu thuật, các dây chằng sẽ được nối lại để thực hiện các chức năng bình thường.
- Phẫu thuật truyền thống: Bác sĩ thực hiện tạo một vết cắt lớn có kích thích lên đến 2 inch từ cổ tay đến lòng bàn tay và thực hiện các thủ thuật điều trị.
- Phẫu thuật nội soi: Bác sĩ phẫu thuật tạo một vết cắt nhỏ khoảng 0.5 inch ở cổ tay. Kế đến bác sĩ đặt thiết bị chuyên dụng vào vết cắt và cắt dây chằng thông qua hình ảnh phản chiếu trên máy vi tính.
Phẫu thuật nội soi gây ra các tổn thương nhỏ hơn nên lành nhanh, ít đau và hạn chế tối đa các nguy cơ biến chứng. Trao đổi với bác sĩ về nguyện vọng điều trị cũng như tình hình kinh tế của bạn để lựa chọn loại phẫu thuật thích hợp.
Mổ hội chứng ống cổ tay bao lâu lành?
Sau phẫu thuật vết thương ở cổ tay sẽ được băng bó lại và người bệnh có thể cần một thời gian để hồi phục lại bình thường. Thông thường sau 1 – 2 tuần vết thương sẽ bắt đầu lành. Tuy nhiên, có thể mất đến 10 – 12 tuần để người bệnh có thể hoạt động tay với toàn bộ sức mạnh.
Quá trình hồi phục cụ thể như sau:
- Khoảng 1 tuần sau phẫu thuật: Người bệnh có thể di chuyển các ngón tay cũng như thực hiện các bài tập vật lý trị liệu để cải thiện quá trình cứng khớp.
- Sau 2 – 4 tuần: Người bệnh có thể tiến hành các hoạt động nhẹ ở bàn tay. Các cơn đau sẽ giảm dần.
- Sau 4 tuần: Lúc này người bệnh có thể thực hiện các động tác phức tạp hơn như viết, vẽ lái xe… Tuy nhiên, cần tránh các việc tạo áp lực lên cổ tay.
- Sau 6 – 8 tuần hoặc 10 – 12 tuần, người bệnh có thể hoạt động lại bình thường với toàn bộ sức mạnh ở tay. Tuy nhiên, đôi khi người bệnh vẫn có thể cảm nhận được các cơn đau ở cổ tay hoặc bàn tay.
Sức mạnh cổ tay có thể trở lại trong 2 – 3 tháng sau phẫu thuật. Tuy nhiên để cổ tay hồi phục hoàn toàn, người bệnh có thể cần nhiều thời gian hơn. Sau 1 năm quá trình hồi phục được cho là hoàn tất. Lúc này người bệnh có thể sử dụng tay một cách tự do mà không sợ các biến chứng.
Quy trình phẫu thuật hội chứng ống cổ tay
Mổ hội chứng ống cổ tay là một phẫu thuật tương đối đơn giản. Phẫu thuật có thể được thực hiện ngoại khoa, có nghĩa là người bệnh không cần nằm viện. Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh lý và nguyện vọng của người bệnh mà bác sĩ có thể đề nghị các loại phẫu thuật khác nhau. Tuy nhiên, về cơ bản quy trình mổ hội chứng ống cổ tay như sau:
- Đầu tiên người bệnh sẽ được gây tê cục bộ (làm tê cổ tay hoặc bàn tay ). Đôi khi người bệnh cũng có thể được sử dụng một số loại thuốc an thần để giữ bình tĩnh trong phẫu thuật. Nếu bạn cảm thấy lo lắng, sợ hãi hãy trao đổi với bác sĩ để được gây mê toàn thân khi phẫu thuật.
- Bác sĩ tiến hành phẫu thuật giải phóng áp lực lên các dây thần kinh gây tê tay và ngứa ngáy. Thông thường mổ hội chứng ống cổ tay được thực hiện rất nhanh. Bởi vì ở cổ tay có rất nhiều tĩnh mạch và động mạch chính. Vì vậy, phẫu thuật nhanh để ngăn chảy máu và các biến chứng khác.
- Khi phẫu thuật kết thúc bác sĩ sẽ khâu kín các vết thương và băng cổ tay lại. Điều này giữ cổ tay khỏi các tổn thương và tránh việc sử dụng tay.
- Sau khi thuốc tê (hoặc thuốc mê) hết tác dụng, người bệnh có thể ra về. Hiếm khi việc mổ hội chứng ống cổ tay cần nhập viện theo dõi.
Mổ hội chứng ống cổ tay bao nhiêu tiền?
Hiện tại, chi phí mổ hội chứng ống cổ tay cũng không quá cao. Chi phí phục thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh, nơi thực hiện phẫu thuật và loại hình phẫu thuật mà người bệnh lựa chọn. Chi phí mổ hội chứng ống cổ tay dao động từ 2 – 3 triệu đồng cho một ca mổ thường, khoảng 5 triệu đồng cho một ca mổ nội soi. Trường hợp người bệnh có bảo hiểm y tế, bảo hiểm có thể trả từ 30 – 80% tùy tuyến và danh mục điều trị.
Để biết chính xác chi phí phẫu thuật, người bệnh vui lòng liên hệ trực tiếp bệnh viện dự định phẫu thuật để được tư vấn.
Mổ hội chứng ống cổ tay ở đâu?
Hiện tại rất nhiều bệnh viện và phòng khám uy tín đều có thể thực hiện chẩn đoán và điều trị hội chứng ống cổ tay. Tuy nhiên, người bệnh nên tìm hiểu kỹ thông tin trước khi chọn nơi phẫu thuật để tránh các rủi ro và biến chứng. Một số nơi mổ hội chứng ống cổ tay uy tín trên địa bàn cả nước như sau:
– Tại Hà Nội:
Bệnh viện Đại học Y Hà Nội:
- Địa chỉ: Số 1 Tôn Thất Tùng, Phường Trung Tự, Quận Đống Đa, Hà Nội
- Số điện thoại tổng đài: 19006422
Bệnh viện Châm cứu Trung ương:
- Địa chỉ: Số 49 Thái Thịnh, Đống Đa, Hà Nội
- Điện thoại: 024 3 562 745
Bệnh viện Việt – Pháp:
- Địa chỉ: Số 1 – Phương Mai – Đống Đa – Hà nội
- Điện thoại: 024 3 5771 100
– Tại Đà Nẵng:
Bệnh viện Đà Nẵng:
- Địa chỉ: 124 HảI Phòng – Quận Hải Châu – TP Đà Nẵng
- Điện thoại :0511 3 821 118
– Tại Thành phố Hồ Chí Minh:
Bệnh viện Chấn Thương Chỉnh Tình TP.HCM:
- Địa chỉ: Số 929 Trần Hưng Đạo, Phường 1, quận 5, Tp.HCM
- Điện thoại: 028 3 923 5791 – 028 3 9237 007
Bệnh Viện Chợ Rẫy:
- Địa chỉ: Số 01B Nguyễn Chí Thanh, Phường 12, Quận 5, Tp.HCM
- Điện thoại: 028 3 855 4137 – 028 3 855 4138
Bệnh viện Đại học Y Dược Tp.HCM:
- Địa chỉ: Số 215 Hồng Bàng, Phường 11, Quận 5, TP. HCM
- Điện thoại: 028 3 950 6126
Chăm sóc sau khi mổ hội chứng ống cổ tay
Mổ hội chứng ống cổ tay thường không nguy hiểm và không gây ra các biến chứng nguy hiểm nào. Để đẩy nhanh quá trình hồi phục, người bệnh có thể bổ sung đầy đủ các dưỡng chất và vitamin sau phẫu thuật. Thêm protein, vitamin, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt vào khẩu phần ăn hàng ngày.
Ngoài ra, không thực hiện các hoạt động mạnh gây ảnh hưởng đến cổ tay. Chú ý đến các hoạt động hàng ngày để tránh làm nhiễm trùng vết mổ. Ngoài ra, người bệnh cũng cần tránh việc duỗi, gập cổ tay hoặc sử dụng máy vi tính, điện thoại thông minh.
Bên cạnh đó, người bệnh có thể tiến hành thực hiện một số bài tập sau khi mổ hội chứng ống cổ tay để tăng khả năng hồi phục. Các bài tập cơ bản như sau:
- Đối với cơ ngửa cẳng tay các bài tập bao gồm ngửa bàn tay và quay ngửa thanh gỗ. Người bệnh có thể sử dụng một thành gỗ luyện tập sau đó luyện tập các động tác xoay thanh gỗ.
- Bài tập trượt gân nhằm làm tăng tuần hoàn máu ở cổ tay và bàn tay. Điều này có thể làm giảm hiện tượng sưng phù và kích thích các mô, gân, dây chằng hoạt động tốt hơn.
- Bài tập xoay nhanh bàn tay để làm bàn tay, cổ tay linh động hơn. Thực hiện bài tập thường xuyên, đều đặn để cải thiện các triệu chứng.
Sau khi mổ hội chứng ống cổ tay cần một thời gian nhất định để hồi phục khả năng như bình thường. Do đó, người bệnh nên lưu ý một số thông tin về việc chăm sóc và luyện tập để tăng khả năng hồi phục. Trao đổi với bác sĩ khi có bất cứ câu hỏi hoặc thắc mắc nào trong quá trình điều trị và hồi phục.
Tham khảo thêm:
- Gợi ý 9 bài tập chữa hội chứng ống cổ tay đơn giản, dễ tập tại nhà
Bình luận (3)
Chao bs e đag bau 24 tuan mà bi hoi chung ô co tay vat ly tri lieu dc 1 thgian ma ko thay bot nay tay sưng đau lan len vai. Gio ko biet phai lam sao. Sợ mổ ảnh huong e be a.
Chao BS Nguyễn Thị Tuyết Lan,
Thua Bac si, co nen mo noi soi truong hop bi hoi chung ong co tay khong? Cam on bac si.
Chao a chi . E muốn ? Các a chi là e mổ cổ tay ko biết bao lâu có thể tập luyện cổ tay nhỉ . E cảm ơn