Chữa bệnh xương khớp bằng thuốc Đông y

Đau mỏi xương khớp là bệnh lý phổ biến ở mọi đối tượng, thường gặp nhất ở người già, người lao động nặng hoặc có tiền sử chấn thương xương khớp. Bệnh xương khớp gây ảnh hưởng đến chức năng vận động và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Bên cạnh các phương pháp điều trị hiện đại, bệnh nhân hoàn toàn có thể tham khảo và áp dụng cách chữa bệnh xương khớp bằng thuốc Đông y theo chỉ định.

Theo thuật ngữ Đông y, đau nhức xương khớp được gọi là chứng Tý – một dạng không lưu thông khiến cho mạch máu bị tắc nghẽn và gây ra biểu hiện đau nhức khớp xương, sưng, nóng, tê bì khớp,…
Triệu chứng đau nhức này xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, vì vậy để điều trị bệnh phù hợp thì bệnh nhân cần được chẩn đoán cụ thể tình trạng.
Tham khảo bài thuốc Đông y chữa bệnh xương khớp
Đau nhức xương khớp không phải là bệnh của tuổi già mà hầu như đối tượng nào cũng có khả năng mắc phải nếu sức đề kháng của cơ thể không đảm bảo. Các biểu hiện đau mỏi còn tác động đến các kinh lạc ở cơ, khớp và một số bộ phận liên quan. Hậu quả của việc vận hành quá mức này làm cho khí huyết bị tắc nghẽn, xương khớp đau nhức, tê mỏi, đặc biệt là ở các vị trí khớp lớp như lưng, cổ, khớp tay, chân,…
Ngoài ra, cũng có một số trường hợp mắc bệnh đau mỏi xương khớp do chính khí hư suy, khí huyết giảm sút, không có khả năng nuôi dưỡng được mạch máu.
Dựa trên những nguyên nhân này, Đông y đã gợi ý một số bài thuốc hướng đến việc lưu thông mạch máu, cải thiện triệu chứng đau nhức và đưa các yếu tố phong hàn, thấp nhiệt ra ngoài cơ thể, đồng thời ngăn ngừa chúng tái phát về sau.
– Bài 1:
Thành phần gồm có:
- Phòng phong
- Hoàng cầm
- Ngưu tất
- Xuyên quy
- Đỗ trọng
- Cẩu tích
- Mộc qua
- Độc hoạt
- Đương quy
- Ý dĩ
- Xuyên khung
- Quế thanh
- Bạch linh
- Bạch thược
- Thương truật
- Trạch tả
- Hoàng kỳ
- Cát căn
- Cam thảo
Chữa bệnh xương khớp bằng thuốc Đông y – Hình ảnh minh họa
Công dụng: Khu phong, tán hàn, trừ thấp, thanh nhiệt giải độc, sơ thông kinh lạc, bổ thận, kiện tì, ích khí, kết hợp dưỡng âm, làm mạnh gân cốt, bổ khí huyết. Ngoài ra, bài thuốc còn giúp tái tạo và nuôi dưỡng sụn khớp, tăng cường lượng chất nhầy để bảo vệ đầu khớp, tăng cường độ dẻo dai.
Nhờ vậy mà khí huyết được lưu thông đến các chi và ngăn ngừa được chứng thoái hóa sụn khớp, duy trì chức năng vận động.
– Bài 2:
Thành phần:
- 16g ý dĩ
- 16g đại táo
- 16g cát căn
- 12g thược dược
- 12g quế chi
- 8g ma hoàng
Cách thực hiện: Sắc thuốc với 4 chén nước, cho đến khi còn 1 chén thì chắt uống. Mỗi ngày, sử dụng một thang cho đến khi bệnh được cải thiện.
Lưu ý: Để đạt được tác dụng tối ưu, bệnh nhân nên kết hợp việc sử dụng thuốc và điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ.
– Bài 3:
Nguyên liệu cần:
- 20g cẩu tích
- 12g uy linh tiên
- 12g tang ký sinh
- 12g đương quy
- 12g ngưu tất
- 12g phòng phong
- 10g tần giao
- 10g độc hoạt
- 10g phục linh
- 8g tế tân
- 6g chích thảo
Thực hiện: Mỗi ngày sắc 1 thang theo liều lượng được chỉ định trên và uống mỗi ngày 3 lần.
– Bài 4:
Nguyên liệu:
- 16g cát căn
- 12g đương quy
- 12g hoàng cầm
- 12g quế chi
- 10g phòng phong
- 10g xích linh
- 10g tần giao
- 6g cam thảo
- 3 lát sinh khương
Thuốc Đông y hiệu quả trong điều trị bệnh xương khớp
Thực hiện: Thực hiện theo các liều lượng trên, mỗi ngày sắc 1 thang, chia thành 3 lần/ngày. Liệu trình thực hiện khoảng 2 – 3 tuần.
– Bài 5:
Nguyên liệu cần có:
- 200g ngải cứu phơi khô
- 1 vỏ bưởi khô 1kg chanh khô bỏ hạt
- 200g đường phèn
- 2 lít rượu
Thực hiện:
- Mang ngải cứu, bưởi, chanh đem đi sao vàng.
- Sau đó cho vào bình để ngâm với rượu và đường phèn.
- Khoảng 1 tuần có thể mang ra dùng, mỗi ngày nên sử dụng 1 ly nhỏ rượu thuốc để chấm dứt cơn đau nhức.
LƯU Ý: Các bài thuốc Đông y kể trên đã được ứng dụng từ lâu có thể không đem lại hiệu quả như mong muốn trong điều trị. Để khắc phục hạn chế này, các bài thuốc Y học cổ truyền được nghiên cứu, thử nghiệm bài bản dựa trên cơ địa của số đông người bệnh hiện nay sẽ tối ưu được hiệu quả điều trị.
Trên đây là một số bài thuốc chữa bệnh xương khớp bằng thuốc Đông y bạn đọc có thể tham khảo. Tuy nhiên trước khi sử dụng thuốc, người bệnh cần tiến hành thăm khám để được bác sĩ tư vấn cụ thể nhất. Từ đó sẽ giúp quá trình điều trị đạt được hiệu quả như mong đợi.
Có thể bạn quan tâm:
- Danh sách 10 cây thuốc nam chữa bệnh đau nhức xương khớp hiệu quả
