Mụn nhọt ở đầu – Cảnh báo điều gì, làm sao chữa trị?
Mụn nhọt ở đầu rất dễ gây nhầm lẫn với các loại mụn thông thường khác nên người bệnh thường tự ý nặn, dẫn đến hệ quả các nốt nhọt bị nhiễm trùng và gây biến chứng nghiêm trọng.
Nguyên nhân gây mụn nhọt ở đầu
Khác với mụn trứng cá, sần trứng cá hay bọc trứng cá hay gặp ở thanh thiếu niên tuổi dậy thì, mụn nhọt là những khối viêm cấp tính, có khối mủ ở giữa do tụ cầu hoặc liên cầu khuẩn gây nên. Theo bác sĩ da liễu Purvisha Patel , MD đang công tác tại Advanced Dermatology & Skin Cancer Associates ở Memphis cho biết, giống như trên mặt và các bộ phận khác, mụn nhọt ở đầu hình thành khi nang lông bị tắc nghẽn do dầu hoặc bụi bẩn bị mắc kẹt, tạo điều kiện cho vi khuẩn Staphylococus xâm nhập. Khi đó, vi khuẩn sẽ đi vào bên trong cơ thể và gây nhiễm trùng, làm hoại tử lỗ chân lông và tạo nhọt.
Ngoài ra, nguyên nhân gây mụn nhọt ở đầu cũng có thể là do:
- Người bệnh không thường xuyên gội đầu
- Sử dụng thuốc nhuộm tóc, dầu gội gây kích ứng
- Bên cạnh đó, mụn nhọt ở đầu cũng có thể phát triển ở vùng da đầu bị trầy xước, viêm nhiễm.
Những đối tượng dễ mắc bệnh mụn nhọt ở đầu
Mụn nhọt ở đầu có thể gặp ở bất kỳ đối tượng nào nhưng vẫn hay gặp nhất là ở trẻ em. Ngoài ra, bệnh cũng thường gặp ở các đối tượng sau:
- Người có sức đề kháng, hệ miễn dịch suy yếu
- Tuyến mồ hôi dưới da đầu hoạt động mạnh dẫn đến ra mồ hôi nhiều
- Người già
- Bệnh nhân có cơ địa nhạy cảm, mắc các bệnh dị ứng như dị ứng thực phẩm, phấn hoa, hóa chất
- Người mắc bệnh tiểu đường
Biểu hiện của mụn nhọt ở đầu
Mụn nhọt ở đầu xuất hiện với biểu hiện nhận biết ban đầu như nổi nốt đỏ trên da, gây sưng, đau hoặc nóng ở ngay vị trí mọc. Những nốt mụn đỏ này lúc đầu nhỏ giống như vết muỗi đốt nhưng sau đó lớn dần và có kích thước như hạt đỗ hoặc hạt ngô, đôi khi lớn như quả trứng gà. Bên trong mụn có chứa nhiều mủ và sau khoảng thời gian các nốt mụn vỡ. Lúc này, mủ chảy ra ngoài và vết sưng viêm sẽ tự tiêu.
Một số triệu chứng kèm theo của bệnh mụn nhọt ở đầu như:
- Ngứa
- Chán ăn
- Khó ngủ hoặc ngủ chập chờn
- Khi mụn sưng tấy có thể gây sốt cao
- Đau nhức ở vị trí mụn xuất hiện
Ở trẻ em, mụn nhọt ở đầu có thể gây nên các biểu hiện như:
- Trẻ quấy khóc
- Bỏ ăn
- Không chịu ngủ
Biến chứng của mụn nhọt ở đầu
Mụn nhọt ở đầu nếu không được điều trị kịp thời có thể gây biến chứng nhiễm trùng máu nguy hiểm. Ngoài ra, nổi mụn nhọt ở đầu cũng có thể gây viêm màng não mủ, viêm mủ màng phổi, mủ màng tim hoặc viêm phổi do tụ cầu,… Những biến chứng này khi chuyển nặng gây ảnh hưởng đến tính mạng với các biểu hiện như sốt cao, mất ý thức, hôn mê, nói sảng,… Vì vậy, người bệnh tuyệt đối không tự ý nặn hoặc điều trị mụn nhọt khi không có sự chỉ định của bác sĩ.
Cách xử lý mụn nhọt ở đầu
Một trong những nguyên tắc điều trị bệnh là nên tránh xa các loại thức ăn chứa chất ngọt hoặc chất béo không no. Đặc biệt là người bệnh mắc bệnh đường huyết hay mỡ máu cao, để giảm nguy cơ nhiễm trùng. Bên cạnh đó, bệnh nhân cũng nên kiêng sử dụng các loại chất kích thích như rượu, bia và nên ngưng hút thuốc lá.
Bên cạnh đó, để giảm thiểu khả năng lây nhiễm sang vùng da lành là bệnh nhân không nên dùng tay sờ trực tiếp hoặc chích nốt mụn nhọt. Người bệnh chỉ nên sử dụng thuốc bôi ngoài da để sát trùng như Betadine, cồn lode 3% hoặc sử dụng thuốc kháng sinh kê đơn từ bác sĩ. Nếu nốt mụn nhọt ở đầu sắp vỡ ra, bệnh nhân nên đến bệnh viện để được nhân viên y tế sát trùng và chích nhọt, loại bỏ mủ và điều trị bằng kháng sinh. Trong trường hợp mụn nhọt ở đầu gây sốt cao hoặc có nhiễm khuẩn, bên cạnh dùng thuốc kháng sinh liều cao, bệnh nhân cần điều trị bệnh tại bệnh viện.
Chữa mụn nhọt ở đầu theo dân gian
Người bệnh có thể điều trị mụn nhọt ở đầu bằng các cách sau:
- Sử dụng tinh bột nghệ: Nhờ chứa hoạt chất curcumin, nghệ được xem như chất kháng sinh tự nhiên mạnh mẽ có tác dụng làm giảm sưng đỏ ở mụn và giúp làm lành sẹo, vết thâm. Người bệnh chỉ cần hòa tan 1 muỗng cà phê tinh bột nghệ với nửa cốc sữa và uống khi còn ấm. Uống hỗn hợp này 3 lần mỗi ngày và uống liên tục 4 – 5 ngày, giúp cải thiện bệnh
- Dùng tinh dầu trà xanh: Với đặc tính kháng khuẩn, kháng nấm và chống viêm, các hoạt chất chiết xuất từ trà xanh có tác dụng làm giảm đau và viêm sưng do mụn nhọt ở đầu gây nên. Bệnh nhân lấy bông tăm thấm tinh dầu trà xanh và bôi đều lên nốt mụn. Mỗi ngày bôi 5 – 6 lần và chỉ sau vài lần, nốt mụn nhọt sẽ giảm sưng dần.
- Sử dụng dầu thầu dầu: Tinh dầu thảo dược này có tác dụng khử trùng và hút độc, giúp điều trị bệnh mụn nhọt. Người bệnh sử dụng một ít dầu thầu dầu bôi lên vị trí các nốt nhọt trên đầu. Kiên trì thực hiện vài ngày, triệu chứng bệnh sẽ giảm dần.
⇒ Lưu ý: Các cách chữa mụn nhọt ở đầu bằng dân gian giúp làm giảm sưng và tiêu mủ, xẹp mụn. Tuy nhiên, không phải ai áp dụng cũng đều mang lại hiệu quả vì bài thuốc còn tùy vào cơ địa của mỗi người. Vì vậy, để tránh lây nhiễm và ngăn ngừa biến chứng, tốt nhất bệnh nhân vẫn nên đến bệnh viện để bác sĩ khám và theo dõi bệnh.
Biện pháp phòng ngừa mụn nhọt ở đầu chuyển biến xấu
Trong quá trình điều trị mụn nhọt ở đầu, người bệnh nên thường xuyên vệ sinh da đầu sạch sẽ, đặc biệt là vào mùa hè. Bên cạnh đó, bệnh nhân cũng nên lưu ý những điều này:
- Không nên sử dụng dầu gội có chứa chất gây kích ứng da đầu
- Luôn giữ đầu khô ráo
- Tuyệt đối không sử dụng bất kỳ loại hóa chất nào trên da đầu như thuốc nhuộm tóc, thuốc kích thích mọc tóc,…
- Không nên gãi hoặc nặn chích mụn nhọt, bởi hành động này sẽ làm tổn thương hàng rào bảo vệ, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập vào máu và gây nhiễm trùng máu
- Bổ sung đầy đủ dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể, nhất là vitamin và khoáng chất
Như vậy, khi thấy mụn nhọt ở đầu xuất hiện, cách tốt nhất để ngăn ngừa lây nhiễm và tránh biến chứng xấu là bệnh nhân nên đến ngay bệnh viện để kiểm và điều trị.
→Có thể bạn quan tâm: Mụn nhọt ở mông – Nguyên nhân và cách điều trị
Bình luận (1)
e chào bác sĩ ạ