5 Bài Tập Chữa Rối Loạn Tiền Đình Đơn Giản Và Hiệu Quả
Bài tập chữa rối loạn tiền đình có thể giúp giảm bớt các triệu chứng như chóng mặt, buồn nôn, ù tai, mất thăng bằng. Tập luyện thường xuyên cũng giúp cải thiện tâm trạng và nâng cao sức khỏe tổng thể.
Vì sao người bệnh rối loạn tiền đình nên tập thể dục?
Rối loạn tiền đình là tình trạng hệ thống tiền đình bị ảnh hưởng, dẫn đến các triệu chứng như chóng mặt, quay cuồng, mất thăng bằng, buồn nôn, đau đâu, hoa mắt.
Việc tập thể dục mang lại nhiều lợi ích cho người rối loạn tiền đình, chẳng hạn như:
- Cải thiện khả năng thăng bằng: Các bài tập giúp tăng cường sức mạnh cơ bắp, đặc biệt là cơ ở mắt cá chân, giúp cải thiện khả năng giữ thăng bằng và giảm nguy cơ té ngã.
- Giảm triệu chứng chóng mặt: Tập thể dục giúp tăng cường lưu thông máu, cung cấp oxy cho não, giúp giảm bớt các triệu chứng chóng mặt, hoa mắt.
- Nâng cao sức khỏe tinh thần: Tập thể dục giúp giải phóng endorphin, một loại hormone giúp cải thiện tâm trạng, giảm căng thẳng, lo âu, và bớt trầm cảm.
- Tăng cường sức khỏe tổng thể: Tập thể dục giúp tăng cường sức khỏe tim mạch, giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, tiểu đường, béo phì, và cải thiện chất lượng giấc ngủ.
Tham khảo thêm: Rối Loạn Tiền Đình Thường Gặp Ở Độ Tuổi Nào? Tại Sao?
Hướng dẫn 5 bài tập chữa rối loạn tiền đình hiệu quả
Sau đây là 5 bài tập chữa rối loạn tiền đình đơn giản dễ tập và hiệu quả người bệnh có thể áp dụng ngay tại nhà:
1. Bài tập Brandt – Daroff chữa rối loạn tiền đình
Bài tập này giúp giảm triệu chứng chóng mặt, hoa mắt và đau đầu. Bài tập còn giúp máu lưu thông lên não và làm cho cơ thể thích nghi với cảm giác chóng mặt do rối loạn tiền đình.
Cách thực hiện bài tập:
- Ngồi ở mép giường, nhìn thẳng về phía trước.
- Khi cảm thấy chóng mặt, nằm xuống sao cho đầu nghiêng sang một bên, tạo góc 45 độ.
- Giữ nguyên tư thế này khoảng 30 giây hoặc cho đến khi chóng mặt giảm đi, sau đó từ từ ngồi dậy.
- Quay lại tư thế ban đầu, sau đó nghiêng sang bên kia và thực hiện lại tương tự khoảng 5-6 lần cho mỗi bên.
Lưu ý: Nếu bạn cảm thấy chóng mặt hơn hoặc không thoải mái khi thực hiện bài tập, hãy dừng lại và thư giãn.
2. Bài tập chữa rối loạn tiền đình Romberg
Bài tập Romberg là một phương pháp tập luyện đơn giản và hiệu quả để cải thiện sự cân bằng và ổn định của cơ thể, giúp giảm chóng mặt, hoa mắt, và đau đầu – các triệu chứng thường gặp của rối loạn tiền đình.
Cách thực hiện bài tập:
- Đứng thẳng, hai chân gần nhau, hai tay thả lỏng ôm vào cơ thể.
- Nhắm mắt lại và giữ yên trong 30 giây.
- Thực hiện động tác này lặp đi lặp lại cho đến khi đã quen. Sau đó, nâng cấp bằng cách đưa hai tay về phía trước, song song với mặt sàn trong tư thế đứng thẳng.
3. Bài tập dậm chân tại chỗ cho người rối loạn tiền đình
Bài tập chữa rối loạn tiền đình này là một phương pháp hiệu quả để giảm triệu chứng của rối loạn tiền đình thông qua việc cải thiện sự thăng bằng của cơ thể.
Cách thực hiện:
- Bắt đầu dậm chân tại chỗ như đang đi hành quân, đảm bảo nhấc chân cao, đặt chân vuông góc với mặt sàn, và đánh tay sang hai bên để duy trì thăng bằng.
- Thực hiện liên tục trong khoảng 3 phút.
- Kết thúc và nghỉ ngơi.
Tham khảo thêm: Khám Rối Loạn Tiền Đình Ở Khoa Nào? Gồm Những Gì?
4. Bài tập lắc lư cải thiện rối loạn tiền đình
Bài tập lắc lư nhẹ nhàng là một phương pháp hiệu quả để cải thiện các triệu chứng của rối loạn tiền đình và hỗ trợ cơ thể trong việc duy trì thăng bằng.
Bài tập lắc lư trước sau:
- Đứng thẳng, đôi chân rộng bằng vai, hai tay buông thẳng xuống.
- Hơi ngả người ra phía sau để dồn trọng lực xuống ngón và gót chân rồi đổ ngược về phía trước. Đảm bảo không giơ ngón và gót chân lên và giữ cho hông, vai di chuyển đồng thời, giữ lưng thẳng.
- Thực hiện động tác này 20 lần. Nâng cấp độ khó bằng cách tăng biên độ và tốc độ di chuyển, mở mắt ra trong lúc tập.
Bài tập lắc lư sang hai bên:
- Đứng thẳng, đôi chân rộng bằng vai, tay buông thẳng xuống.
- Dùng lực nghiêng cả thân người, gồm cả vai và hông, sang trái, sau đó sang phải. Trụ lên chân trái khi nghiêng sang trái và trụ lên chân phải khi nghiêng sang phải. Đảm bảo rằng ngón chân và gót chân không nhấc lên.
- Lặp lại động tác này 20 lần, tăng độ khó bằng cách tăng tốc độ và mở mắt ra trong lúc tập.
5. Bài tập mắt cho người rối loạn tiền đình
Bài tập mắt giúp cải thiện tầm nhìn và khả năng tập trung vào vật thể cố định, giúp người bị rối loạn tiền đình phục hồi khả năng thăng bằng và giảm triệu chứng bệnh.
Cách thực hiện bài tập:
- Ngồi thẳng trên một bề mặt phẳng, đặt một vật dụng cách xa mắt với khoảng cách bằng với sải tay của bạn.
- Di chuyển vật dụng từ trái sang phải và nhìn theo chuyển động của nó bằng mắt.
- Thực hiện bài tập này trong khoảng 1 phút để não bộ có thời gian thích ứng. Nếu cảm thấy chóng mặt, hãy làm chậm lại.
- Tập 3-5 lần mỗi ngày, mỗi lần trong vài phút để đạt hiệu quả tốt nhất.
Ngoài ra, người bệnh có thể tham khảo một số bài tập chữa rối loạn tiền đình khác, chẳng hạn như:
- Bài tập xoay người: Đứng hai chân rộng bằng vai, xoay người sang trái, sang phải.
- Bài tập đi bộ: Đi bộ chậm rãi, tập trung vào điểm đến.
- Bài tập yoga: Một số bài tập yoga nhẹ nhàng như bài chào mặt trời, bài con mèo, bài con bò…
- Bài tập tai chi: Các động tác tai chi nhẹ nhàng giúp cải thiện khả năng thăng bằng và giảm triệu chứng chóng mặt.
Lưu ý khi thực hiện các bài tập chữa rối loạn tiền đình
Để đạt hiệu quả tốt từ các bài tập trị rối loạn tiền đình, người bệnh cần lưu ý những điều sau:
- Bắt đầu từ các bài tập dễ dàng và tăng dần độ khó.
- Tập từ từ và kiên nhẫn, không nên quá sức.
- Thực hiện các bài tập một mình để làm quen và sau đó tăng độ khó và tần suất.
- Tập luyện ít nhất 3-5 lần mỗi tuần, mỗi lần từ 20-30 phút.
- Khởi động kỹ trước khi tập để tránh gây tổn thương.
- Giữ nhịp tim trong khoảng 60-85% tối đa khi tập.
- Chọn môi trường yên tĩnh, mát mẻ và sạch sẽ để tập luyện.
- Duy trì kiên nhẫn và đều đặn, tập luyện hàng ngày hoặc ít nhất 5 lần mỗi tuần.
- Kết hợp với chế độ ăn uống khoa học và đảm bảo giấc ngủ đủ.
Nên thực hiện các bài tập chữa rối loạn tiền đình thường xuyên và kiên trì để đạt hiệu quả tốt nhất. Ngoài ra, người bệnh cần ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, bổ sung nhiều rau xanh, trái cây, ngủ đủ giấc và tránh các chất kích thích để hỗ trợ phục hồi sức khỏe.
Có thể bạn quan tâm
- Bị Rối Loạn Tiền Đình Nên Ăn Gì, Kiêng Gì Nhanh Khoẻ?
- Định tâm An thần thang nhờn thuốc hay không? Giải đáp từ bác sĩ và trải nghiệm người dùng
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!