Người nôn nao, khó chịu là bị gì, làm sao hết?

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần

Phó Giám đốc Chuyên môn

Cảm giác trong người nôn nao khó chịu có thể xảy ra do say tàu xe, tác dụng phụ khi sử dụng thuốc, mang thai hoặc do các bệnh lý như viêm loét dạ dày, hội chứng GERD, viêm ruột thừa cấp. Để khắc phục tình trạng này, bạn có thể áp dụng các biện pháp tại nhà hoặc tìm gặp bác sĩ trong một số trường hợp cần thiết.

nôn nao khó chịu
Cảm giác nôn nao khó chịu có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân

Người bị nôn nao khó chịu do đâu?

Nôn nao khó chịu là triệu chứng thường gặp ở cả người lớn, trẻ nhỏ và người cao tuổi. Triệu chứng này thường xảy ra khi có yếu tố kích thích não bộ, làm phát sinh triệu chứng buồn nôn nhưng không nôn được, đi kèm với cảm giác khó chịu và mệt mỏi.

Cảm giác ôn nao khó chịu trong người có thể xảy ra do các nguyên nhân sinh lý nhưng cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý tiềm ẩn. Trong trường hợp bạn thường xuyên cảm thấy hiện tượng này, cần cân nhắc các khả năng có thể xảy ra sau đây:

1. Sử dụng nhiều rượu bia 

Rượu bia là các loại đồ uống lên men có chứa cồn và một số chất kích thích khác. Lạm dụng những thức uống này quá mức là nguyên nhân gây ra tình trạng nôn nao, khó chịu, uể oải và mệt mỏi.

Trong trường hợp uống quá nhiều rượu, bạn có thể nhận thấy triệu chứng nghiêm trọng khác như ngủ lịm, sợ ánh sáng, nhạy cảm với tiếng ồn, tiêu chảy, lo lắng, đầy hơi, ói mửa,…

nguyên nhân khiến người nôn nao khó chịu do uống nhiều bia rượu
Uống rượu bia là một trong những nguyên nhân khiến cơ thể mệt mỏi, nôn nao khó chịu và uể oải

Nguyên nhân làm phát sinh các triệu chứng trên là do rượu làm tăng quá trình bài tiết nước tiểu, khiến cơ thể mất cân bằng điện giải và rơi vào trạng thái mệt mỏi, chóng mặt, khát nước và kém tập trung. Ngoài ra cồn và các chất kích thích trong rượu còn kích thích dạ dày sản sinh dịch vị, gây ra cảm giác nôn nao và đau thượng vị.

2. Dấu hiệu mang thai

Khi xảy ra hiện tượng thụ thai, cơ thể nữ giới sẽ xuất hiện các thay đổi đột ngột – đặc biệt là nồng độ hormone. Tình trạng này khiến cho nữ giới thường xuyên cảm thấy nôn nao, mệt mỏi, chóng mặt, ăn không ngon và khó chịu trong thời gian đầu của thai kỳ.

Khi cơ thể quen dần với những thay đổi bên trong, các triệu chứng này sẽ có xu hướng thuyên giảm dần.

Đừng bỏ quaBuồn nôn khi mang thai là như thế nào? Làm sao để ăn uống?

3. Say tàu xe

Say tàu xe là một trong những nguyên nhân phổ biến gây ra hiện tượng khó chịu, nôn nao, chóng mặt và đau đầu. Chứng bệnh này có liên quan đến tình trạng rối loạn hoạt động của hệ tiền đình.

người nôn nao khó chịu do say tàu xe
Say tàu xe xảy ra do rối loạn tiền đình và làm phát sinh triệu chứng buồn nôn, chóng mặt, nôn nao, mệt mỏi,..

Say tàu xe là tình trạng thường gặp và có thể thuyên giảm mà không cần điều trị. Tuy nhiên chứng bệnh này thường gây khó khăn khi di chuyển bằng xe buýt, máy bay, xe hơi hay tàu lửa.

4. Người nôn nao do viêm ruột thừa

Viêm ruột thừa là tình trạng ruột thừa (cơ quan liền kề với manh tràng và ruột non) bị nhiễm trùng do tắc nghẽn lòng ruột. Biểu hiện đầu tiên của bệnh là triệu chứng đau ở vùng bụng dưới bên phải, sau đó cơn đau có xu hướng tăng lên khi có các tác động như đi lại, ho,…

Bên cạnh đó, bệnh còn gây ra cảm giác khó chịu, nôn nao, buồn nôn nhưng không nôn được, tiêu chảy,… Viêm ruột thừa cấp là một dạng cấp cứu nghiêm trọng. Nếu không phẫu thuật kịp thời, ruột thừa có thể bị vỡ gây nhiễm trùng phúc mạc.

Xem thêm: Triệu Chứng Bệnh Viêm Ruột Thừa Giúp Phát Hiện Và Điều Trị Bệnh Sớm

5. Viêm loét dạ dày tá tràng

Viêm loét dạ dày tá tràng là tình trạng niêm mạc ở dạ dày và phần đầu của ruột non (tá tràng) bị viêm, loét do nhiều nguyên nhân khác nhau. Hiện tượng viêm ở niêm mạc có thể gây ra cảm giác đau thượng vị, buồn nôn, ói mửa, khó chịu,… sau khi ăn.

người nôn nao do viêm loét dạ dày tá tràng
Cảm giác nôn nao khó chịu, buồn nôn, đầy bụng,… xảy ra sau khi ăn là các dấu hiệu đặc trưng của loét dạ dày tá tràng

Đặc biệt, sau khi người bệnh uống rượu bia, nước ngọt có gas, đồ ăn cay nóng,… dạ dày có thể tăng tiết dịch vị và gây ra cảm giác nôn nao, khó chịu.

6. Trào ngược dạ dày thực quản

Trào ngược dạ dày thực quản (GERD) xảy ra khi van đóng ở thực quản bị suy yếu, dẫn đến tình trạng dịch vị ở dạ dày trào ngược lên vùng cổ họng. Các triệu chứng của GERD bao gồm: Buồn nôn, ợ hơi, ợ chua, đầy bụng, đau họng, nôn nao, hôi miệng,…

Các dấu hiệu của trào ngược dạ dày thực quản thường có xu hướng bùng phát sau khi ngủ dậy hoặc sau khi ăn các loại thực phẩm và đồ uống kích thích.

Tìm hiểu thêm: Bệnh trào ngược dạ dày thực quản có nguy hiểm không? [BS Giải đáp]

7. Các nguyên nhân khác gây nôn nao

Ngoài ra, cảm giác nôn nao và khó chịu có thể xảy ra do những nguyên nhân sau:

nguyên nhân nôn nao
Không dung nạp lactose trong sữa có thể gây nôn nao, đau bụng, tiêu chảy, buồn nôn và đầy bụng
  • Căng thẳng thần kinh: Hệ thần kinh trung ương bị chèn ép quá mức có thể gây ra hiện tượng rối loạn thần kinh ruột và làm phát sinh triệu chứng nôn nao, khó chịu. Ở những người bị stress kéo dài, dạ dày và đường ruột có thể bị rối loạn và dẫn đến các triệu chứng như đau thượng vị, tiêu chảy, táo bón, đầy bụng, chán ăn,…
  • Không dung nạp lactose: Chứng bệnh này xảy ra ở những người không có đủ lactase – enzyme trong tá tràng có khả năng chuyển hóa và hấp thu lactose có trong sữa. Lượng lactose không được hấp thu sẽ di chuyển xuống ruột già và bị các vi khuẩn phân hủy thành khí, gây ra tình trạng đầy hơi, khó chịu, nôn nao và tiêu chảy.
  • Tác dụng phụ khi sử dụng thuốc: Sử dụng kháng sinh, thuốc an thần, thuốc chống viêm, thuốc tránh thai,… có thể gây ra tác dụng phụ là cảm giác nôn nao, mệt mỏi và khó chịu.
  • Nhiễm trùng: Nhiễm trùng có thể khiến cơ thể tăng thân nhiệt, mệt mỏi, chóng mặt, buồn nôn, khó chịu và mệt mỏi. Đây là hệ quả do hoạt động chống lại vi khuẩn và virus gây hại của hệ miễn dịch.
  • Ngộ độc thực phẩm: Ngộ độc thực phẩm là tình trạng thực phẩm được thu nạp chứa các vi khuẩn, nấm và virus có hại. Sau khi xâm nhập, các tác nhân này có thể làm phát sinh một số triệu chứng như đau đầu, sốt, buồn nôn, đau bụng, nôn nao, mệt mỏi,…

Cách khắc phục triệu chứng nôn nao khó chịu

Tình trạng nôn nao khó chịu kéo dài có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống. Để làm giảm triệu chứng này, bạn có thể áp dụng một số biện pháp sau đây:

cách điều trị nôn nao khó chịu
Ăn nhẹ có thể giảm kích thích ở dạ dày, cung cấp năng lượng cho cơ thể và cải thiện tình trạng nôn nao khó chịu
  • Bổ sung nước là điều cần thiết khi xuất hiện cảm giác nôn nao và khó chịu – đặc biệt là sau khi uống rượu bia và nôn ói. Nước giúp cân bằng điện giải, trung hòa dịch vị dạ dày và giảm cảm giác mệt mỏi.
  • Có thể ăn nhẹ bằng bánh mì, súp hoặc cháo để giảm kích thích ở dạ dày và cung cấp năng lượng cho cơ thể.
  • Uống trà chanh, trà gừng, trà bạc hà và nước ép trái cây nhằm cung cấp chất lỏng, vitamin và khoáng chất cho cơ thể. Các thành phần này giúp bù nước, tăng cường đề kháng và giảm cảm giác nôn nao hiệu quả.
  • Khi có cảm giác khó chịu và nôn nao, bạn nên dành thời gian nghỉ ngơi để giảm áp lực lên hệ thần kinh. Chỉ sau khoảng 30 phút nghỉ ngơi, bạn sẽ nhận thấy tình trạng được cải thiện đáng kể.
  • Nếu cảm giác nôn nao khó chịu do mang thai, bạn nên điều chỉnh chế độ ăn uống và sinh hoạt điều độ nhằm ổn định nồng độ hormone và kiểm soát các triệu chứng ốm nghén.
  • Tránh ngửi các mùi mạnh như thuốc lá, hóa chất, nước hoa,… Vì các mùi hương này có thể kéo dài cảm giác nôn nao và gây ói mửa.
  • Người bị chứng không dung nạp lactose nên hạn chế các chế phẩm từ sữa.
  • Trong trường hợp nguyên nhân gây nôn nao, khó chịu là do sử dụng thuốc, bạn nên trao đổi với bác sĩ để sử dụng phối hợp với các loại thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày.

Các biện pháp này chỉ có tác dụng với những trường hợp nôn nao và khó chịu do say tàu xe, uống rượu bia, GERD, viêm loét dạ dày, căng thẳng thần kinh, tác dụng phụ của thuốc điều trị,… Nếu nguyên nhân do ngộ độc thực phẩm, viêm ruột thừa cấp hoặc các vấn đề y tế nghiêm trọng khác,  bạn nên đến bệnh viện để được xử lý, điều trị kịp thời.

Tham khảo thêmCảm giác buồn nôn ở cổ họng – Nguyên nhân và cách xử lý

Người nôn nao khó chịu – Khi nào cần gặp bác sĩ

Trong một số trường hợp, cảm giác nôn nao khó chịu có thể là dấu hiệu cảnh báo của các bệnh lý tiềm ẩn. Do đó bạn nên chủ động tìm gặp bác sĩ nếu nhận thấy xuất hiện thêm các biểu hiện sau:

nôn nao khó chịu
Nên tìm gặp bác sĩ nếu nhận thấy nôn mửa kéo dài quá 12 giờ, nôn ra máu, đau bụng dữ dội,…
  • Mệt mỏi, hoa mắt và chóng mặt
  • Đau đầu dữ dội
  • Nôn ra máu
  • Đi ngoài ra máu đen
  • Sốt cao
  • Bị chuột rút
  • Đau bụng dữ dội
  • Nôn mửa kéo dài hơn 12 giờ đồng hồ
  • Lờ đờ
  • Lú lẫn

Cảm giác nôn nao, khó chịu có thể xảy ra do nhiều yếu tố khác nhau. Nếu nhận thấy các triệu chứng có mức độ nghiêm trọng, bạn nên đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Tham khảo thêm:

Ngày đăng 11:00 - 23/04/2024 - Cập nhật lúc: 13:43 - 23/04/2024
Chia sẻ:
xuất huyết dạ dày nên uống thuốc gì Bị xuất huyết dạ dày nên uống thuốc gì?

Khi bị xuất huyết dạ dày, bệnh nhân nên uống thuốc gì? Các loại thuốc thường được khuyến nghị bao…

Bệnh sán chó có lây không là thắc mắc của nhiều người Bệnh sán chó có lây không – Người sang người & chó sang người?

Bệnh sán chó hay còn gọi là giun chó toxocara là một bệnh có thể gặp phải ở trẻ em…

Ợ nóng có thể xuất hiện ở mọi đối tượng, mọi độ tuổi nhưng phổ biến là ở trẻ sơ sinh, người trung niên và người cao tuổi Ợ Nóng Là Gì? Nguyên Nhân, Dấu Hiệu và Cách Điều Trị

Ợ nóng là hiện tượng thường gặp, có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân và là dấu hiệu của…

Các triệu chứng đau bao tử nặng cần nhận biết sớm để chữa trị

Đau dạ dày là một triệu chứng phổ biến ở cả người lớn và trẻ em. Hầu hết các cơn…

NSND Trần Nhượng chữa bệnh dạ dày tại Thuốc dân tộc Chia sẻ của NSND Trần Nhượng về chất lượng điều trị tại Trung tâm Thuốc dân tộc

Là một trong những bệnh nhân đã điều trị thành công bệnh dạ dày tại Trung tâm Thuốc dân tộc,…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua