Gợi ý 5 món ăn chống táo bón để tránh bị trĩ sau sinh hiệu quả

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần

Phó Giám đốc Chuyên môn

Tổ chức Chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em thống kê có hơn 72% tỷ lệ phụ nữ mắc bệnh trĩ trong giai đoạn mang thai và sau sinh. Điều này gây ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống của chị em. Bên cạnh việc cải thiện chế độ sinh hoạt, chị em có thể tham khảo thêm một số món ăn chống táo bón để tránh bị trĩ sau sinh được gợi ý dưới đây.

Gợi ý 5 món ăn chống táo bón để tránh bị trĩ sau sinh dễ thực hiện

Các chuyên gia dinh dưỡng hàng đầu khuyến nghị, phụ nữ sau sinh nên sử dụng thức ăn mềm, những thực phẩm có lợi cho đường tiêu hóa, thực phẩm giàu cellulose như hoa quả tươi, rau xanh, khoai lang. Bên cạnh đó nên hạn chế những loại đồ ăn có nhiều gia vị, thực phẩm có tính kích thích như tiêu, ớt, cà phê, trà, rượu, thuốc lá,…

Gợi ý một số món ăn chống táo bón để tránh bị trĩ sau sinh
Sản phụ nên ăn nhiều hoa quả tươi, rau xanh để ngăn ngừa chứng táo bón

Ngoài ra, cần lựa chọn món ăn bài thuốc phù hợp để ngăn chặn tình trạng táo bón ở cả mẹ và bé. Nếu tình trạng táo bón xuất hiện trong thời gian dài, chị em nên khám chuyên khoa để tránh nguy cơ mắc bệnh viêm đại tràng, trĩ hay do ung thư trực tràng gây nên.

Đọc thêm: Khám bệnh trĩ như thế nào? Quy trình khám và thông tin cần biết

Dưới đây là một số món ăn chị em có thể lựa chọn để sử dụng và làm đa dạng thực đơn ăn uống, cụ thể là:

1. Món cháo cá chép giúp an thai, lợi tiêu hóa

Y học cổ truyền cho rằng, cá chép là loại thực phẩm có vị ngọt, bổ dưỡng có tác dụng an thai, thông sữa, lợi tiêu hóa, tiêu phù thũng, có tác dụng rất tốt với hệ tiêu hóa. 

Để thực hiện món cháo này, bạn cần chuẩn bị nguyên liệu như sau:

  • 1 con cá chép 500g (nên chọn cá còn tươi, sống).
  • 100g gạo tẻ loại ngon
  • 30g hạt sen
  • 30g nhục thung dung
  • 10g sa nhân
  • Gia vị: hành ngò, tiêu, mắm, hạt nêm,…

Các bước thực hiện: 

  • Sơ chế cá chép, đem đi rửa sạch, cạo bỏ phần vảy và nội tạng bên trong.
  • Vo gạo sạch, để sẵn.
  • Giã dập sa nhân, sau đó cho nhục thung dung, sa nhân và 1 lít nước vào nấu khoảng 15 phút.
  • Lọc lấy phần nước thuốc, sau đó cho cá, gạo và hạt sen vào nấu đến khi chín, nêm gia vị cho vừa ăn.
  • Chia cháo thành 2 lần sử dụng và ăn  hết trong ngày để giúp hệ tiêu hóa làm việc tốt hơn. 

Ngoài ra, cháo cá chép còn được biết đến với công dụng cải thiện tình trạng ăn ngủ và chống táo bón cho phụ nữ sau sinh rất tốt.

Tham khảo thêm: Cách chữa bệnh trĩ mới bịtại nhà – An toàn, không cần thuốc

2. Chống táo bón cho phụ nữ sau sinh với món cháo khoai lang

Khoai lang cung cấp cho hệ tiêu hóa một lượng cellulose, vitamin, chất xơ cần thiết nhờ vậy mà khả năng làm mềm phân và đào thải ra ngoài cũng dễ dàng hơn. Hơn nữa, món cháo khoai lang cũng rất dễ ăn và khá phù hợp với phụ nữ mang thai và sau sinh.

Chuẩn bị: 

  • 200g khoai lang
  • 10g nghệ
  • 50g đường đỏ
Chống táo bón cho phụ nữ sau sinh với món cháo khoai lang
Món cháo khoai lang cho mẹ bầu chống táo bón và phòng tránh bị trĩ sau sinh

Hướng dẫn thực hiện:

  • Rửa sạch khoai lang, thái thành từng miếng nhỏ và cho vào nồi. Tương tự, nghệ cũng được làm sạch và giã nhuyễn.
  • Cho nước ngập khoai lang, đun nhỏ lửa để nấu cho nhừ, sau đó khuấy đều và cho đường đỏ vào.
  • Chia cháo thành 2 lần ăn và sử dụng hết trong ngày, khi bụng đói.
  • Có thể dùng món cháo này cho đến khi thấy triệu chứng táo bón mất hẳn.

3. Phụ nữ sau sinh đừng bỏ qua món cháo mè đen

Đối với phụ nữ mang thai và sau sinh, cháo mè đen là món ăn rất bổ dưỡng. Không chỉ cung cấp lượng lớn vitamin, dưỡng chất có lợi cho sự phát triển của thai nhi, mè đen còn mang lại nguồn chất xơ phong phú cho hệ tiêu hóa của mẹ. Đây cũng là món ăn được các mẹ bầu ưa chuộng và thường xuyên sử dụng.

Chuẩn bị nguyên liệu:

  • 100g gạo tẻ
  • 50g nếp
  • 100g thịt nạc heo
  • 30g gạo tẻ
  • 30g mè đen
  • Gia vị

Hướng dẫn thực hiện:

  • Gạo và mè đen đem đi xay nhỏ, để riêng 1 bên.
  • Thịt heo đem đi băm nhuyễn, ướp gia vị cho thấm và đem đi xào chín, cho nước vào nấu sôi.
  • Cho nước vào nấu sôi, sau đó cho gạo, mè đen xay nhuyễn vào khuấy đều và chờ cháo sôi lại thì nêm gia vị cho vừa ăn.
  • Ngày ăn 2-3 lần vào lúc bụng đói. Kiên trì sử dụng cháo mè đen 3-5 ngày.

Gợi ý: Người Bị Bệnh Trĩ Nên Ăn Gì, Kiêng Gì Để Mau Hồi Phục Bệnh

4. Món cháo cật heo có cải thiện được chứng táo bón?

Chuẩn bị nguyên liệu:

  • 250g cật heo
  • 100g gạo tẻ
  • 10g nghệ vàng
  • Gia vị

Hướng dẫn thực hiện:

  • Nghệ đem rửa sạch, giã nhỏ.
  • Cật heo đem đi rửa sạch, thái miếng vừa ăn, ướp gia vị và đem nướng trên than hồng.
  • Trộn nếp và gạo đem vo kỹ, nấu với 1 lít nước cho đến khi sôi.
  • Sau đó xay nhuyễn cật heo và cho hỗn hợp này vào cháo, để với lửa nhỏ cho chín thì nêm gia vị.
  • Ngày ăn 1 lần, kiên trì sử dụng 2 – 3 ngày để cải thiện chứng táo bón.

5. Thử ngay với món cháo cà rốt để cải thiện chứng táo bón cho sản phụ

Chuẩn bị:

  • 200g cà rốt
  • 100g bắp cải
  • 100g gạo tẻ
  • 100g thịt nạc heo
  • Gia vị
Thử ngay với món cháo cà rốt để cải thiện chứng táo bón cho sản phụ
Cháo cà rốt cho mẹ bầu táo bón

Thực hiện: 

  • Thịt nạc heo đem đi rửa sạch, băm nhuyễn và ướp gia vị.
  • Cà rốt rửa sạch, gọt bỏ vỏ và mài nhỏ đi. Bắp cải đem rửa sạch, thái nhỏ.
  • Thịt nạc heo đem xào chín, sau đó cho nước và gạo đã vo sạch vào nấu với lửa nhỏ.
  • Đến khi cháo sôi thì cho bắp cải vào nấu cho chín và nêm gia vị.
  • Chia cháo thành các lần ăn nhỏ và sử dụng hết trong ngày. Ăn liên tiếp 3 – 5 ngày chứng táo bón sẽ thuyên giảm.

Trên đây là một số món ăn chống táo bón để tránh bị trĩ sau sinh mà các chị em nên biết. Hy vọng những thông tin này có thể giúp ích cho chị em trong việc ngăn ngừa và phòng tránh bệnh trĩ sau sinh.

Bài viết liên quan: 

Chia sẻ:
Cắt trĩ bằng laser ai nên thực hiện? Chi phí, quy trình & lưu ý
Cắt trĩ bằng laser là phương pháp điều trị ngoại khoa được áp dụng khá phổ biến, mang lại hiệu quả điều trị cao và có thể áp dụng cho…
Đi ngoài ra máu tươi nhưng không thấy đau là bệnh gì?

Đi ngoài ra máu tươi nhưng không đau có thể là dấu hiệu tổn thương của bộ phận nào đó…

Điều trị bệnh trĩ tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Những yếu tố làm nên uy tín và chất lượng

Điều trị bệnh trĩ tại Trung tâm Thuốc dân tộc là sự lựa chọn đúng đắn. Đây là điều mà…

7 Loại Thảo Dược Trị Bệnh Trĩ Hiệu Quả, Dễ Kiếm Nhất

Thảo dược trị bệnh trĩ được sử dụng để kiểm soát các triệu chứng trĩ, chẳng hạn như sưng, viêm,…

Khoai tây chữa bệnh trĩ có thực sự hiệu quả không?

Dùng khoai tây chữa bệnh trĩ là phương pháp tự nhiên, được nhiều người bệnh tin tưởng áp dụng để…

Bệnh trĩ ngoại và chế độ dinh dưỡng để khắc phục

Chế độ dinh dưỡng cho người bệnh trĩ ngoại là vấn đề rất nhiều người quan tâm. Ăn uống thiếu…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua