10 loại trái cây trị táo bón cực đỉnh có đầy ngoài chợ
Bổ sung các loại trái cây trị táo bón như chuối, lê, táo, bơ, kiwi… vào trong bữa ăn chính là một cách đơn giản để cải thiện tình trạng khó đi cầu. Những loại quả này không chỉ thơm ngon, giàu chất xơ và vitamin mà còn cực kỳ tốt cho sức khỏe đường tiêu hóa.
10 loại trái cây trị táo bón tốt nhất mà bạn nên biết
Để cải thiện chứng táo bón, bạn nên tăng cường bổ sung trái cây tươi vào trong khẩu phần ăn. Chúng có khả năng nhuận tràng tự nhiên và thúc đẩy tiêu hóa. Vậy bị táo bón nên ăn quả gì?
1. Chuối
Chuối đứng đầu bảng trong danh sách các loại trái cây chữa táo bón cực đỉnh mà người bệnh không thể bỏ qua. Trong quả đặc biệt giàu kali, acid folic, vitamin B6, pectin và chất xơ.
Chúng rất tốt cho hệ tiêu hóa, có tác dụng kích thích co bóp đường ruột, làm mềm phân, kích thích đi ngoài, tống chất thải dư thừa ra ngoài cơ thể dễ dàng hơn.
Cả người lớn và trẻ nhỏ bị táo bón đều có thể sử dụng chuối để hỗ trợ điều trị. Tuy nhiên, tốt nhất nên ăn 2 quả chuối mỗi ngày khi bụng đói, ăn quá nhiều sẽ không tốt cho hệ tiêu hóa.
Xem thêm: Ăn chuối gì trị táo bón? Tại sao có người càng ăn càng nặng?
2. Quả lê
Trung bình một quả lê có 100 calo, 5g chất xơ và cực kỳ giàu vitamin C. Lượng chất xơ trong quả lê bằng ¼ lượng chất xơ cần trong một ngày theo tiêu chuẩn dinh dưỡng của Viện dinh dưỡng.
Để chữa trị và ngăn ngừa táo bón, mỗi ngày bạn nên ăn 1 quả lê là tốt nhất. Khi ăn lê, không nên bỏ vỏ vì vỏ là bộ phận chứa nhiều chất xơ nhất trong quả lê. Ngoài ra, bạn có thể thử uống nước ép hoặc sinh tố lê để giúp giảm táo bón nhanh hơn.
Đừng bỏ qua: 5 Loại Nước Ép Trị Táo Bón Nhanh Hơn Cả Thuốc
3. Bị táo bón nên ăn quả táo
Táo là loại trái cây trị táo bón nổi tiếng. Trong quả giàu kali, sắt, photpho, magie, lưu huỳnh, mangan… Đặc biệt, táo còn cực kỳ giàu chất xơ hòa tan và không hòa tan, giúp cải thiện và ngăn ngừa chứng táo bón hiệu quả.
Cách sử dụng:
- Người lớn: Ăn 1 – 2 quả táo mỗi ngày.
- Trẻ nhỏ: Cho 1 quả táo, 50g thì là và 100ml nước vào máy xay sinh tố xay nhuyễn. Dùng rây lọc nước, bỏ bã, cho bé uống trong ngày.
4. Kiwi
Kiwi giàu vitamin K, vitamin C, vitamin E, kali, folate, actinidin, pectin… Trong đó actinidin là một enzyme có khả năng cải thiện lưu lượng các chất đi qua đường tiêu hóa, còn pectin có tác dụng giúp làm mềm phân để phân dễ thoát ra ngoài hơn.
Không chỉ vậy, kiwi còn tạo môi trường cho các lợi khuẩn đường ruột phát triển. Mỗi ngày bạn có thể ăn 1 – 2 quả kiwi để tăng cường hệ miễn dịch cho đường ruột và đẩy lùi bệnh táo bón một cách an toàn.
5. Quả bơ
Bơ không chỉ là loại trái cây giúp đẹp da, giữ dáng mà còn là thực phẩm ăn dặm vàng trong chế độ dinh dưỡng của bé vì dễ ăn, thơm mềm. Loại quả này cũng cung cấp một nguồn chất xơ phong phú, giúp nhuận tràng, cải thiện tình trạng khó đi cầu ở bệnh nhân bị táo bón.
Người lớn có thể ăn từ 1 – 2 quả bơ mỗi ngày để chữa táo bón. Riêng với trẻ em bị táo bón, mẹ nghiền nhuyễn bơ rồi thêm vài vào hạt muối giúp trẻ dễ ăn hơn. Không nên thêm đường hoặc sữa khi ăn bơ bởi chất ngọt có thể khiến phân cứng và làm tình trạng táo bón thêm nghiêm trọng hơn.
Tham khảo thêm: Trẻ 4 tuổi bị táo bón – Cách trị và phòng ngừa
6. Quả sung trị táo bón
Quả sung giàu canxi, chất chống oxy hóa các vitamin và khoáng chất. Đặc biệt, chất xơ trong quả sung giúp nuôi dưỡng, thúc đẩy chuyển động của nhu động ruột và hoạt động như một loại thuốc nhuận tràng tự nhiên.
- Cách 1: Mỗi ngày ăn từ 3 – 5 quả sung chín hoặc lấy 9g sung tươi sắc với nước để uống đến khi hết táo bón.
- Cách 2: Lấy 120g quả sung tươi ninh nhừ với 500g móng giò lợn, ăn nhiều lần trong ngày giúp lợi sữa, dễ đi cầu. Phương pháp này phù hợp với các mẹ bị táo bón sau sinh.
7. Quả đu đủ
Đu đủ là thực phẩm giàu chất xơ, chứa enzyme papain có tác dụng cải thiện chứng táo bón, thúc đẩy tiêu hóa thức ăn và đào thải chất cặn bã trong cơ thể. Không chỉ vậy, loại quả này còn giúp ngăn ngừa tích tụ các protein đang bị tiêu hóa dở dang trong đại tràng.
Cách thực hiện:
- Cách 1: Lấy vài miếng đu đủ, xay nhuyễn ở tốc độ cao để uống, có thể thêm một ít muối nhưng tuyệt đối đừng thêm đường.
- Cách 2: Hầm đu đủ với giò heo hoặc làm thành các món rau trộn với đu đủ ăn mỗi ngày đến khi các triệu chứng táo bón giảm hẳn.
Xem thêm: Những thức ăn trị táo bón dễ chế biến mà cực hiệu quả
8. Quả bưởi
Bưởi giàu vitamin c, chất chống oxy và còn chứa lycopene có tác dụng chống ung thư. Ngoài ra, múi bưởi còn giàu chất xơ giúp cải thiện chứng táo bón ở cả người lớn và trẻ nhỏ hiệu quả.
Bạn có thể ăn bưởi hoặc uống nước ép bưởi đều có thể chữa táo bón tốt. Tuy nhiên, không dùng bưởi cho trẻ dưới 6 tháng tuổi. Với trẻ từ 7 tháng tuổi trở đi thì có thể ăn cả múi bưởi.
Khi làm nước ép bưởi, nên pha loãng cho dễ uống và không thêm mật ong hay đường. Tốt nhất nên để nước bưởi nguyên chất sẽ tốt hơn.
9. Quả mọng
Các loại loại quả mọng như dâu tây, mâm xôi, việt quất… có tác dụng tốt trong việc giảm táo bón do có khả năng giúp phân đi qua đường tiêu hóa dễ dàng. Mâm xôi nhiều vitamin C, giàu dưỡng chất, có khả năng ngăn ngừa táo bón.
Trong khi đó, quả việt quất có thể điều trị các triệu chứng rối loạn đường tiêu hóa, hỗ trợ chữa bệnh trĩ, đau nửa đầu. Mỗi ngày cho vài quả mâm xôi và một ít việt quất vào sữa chua hoặc chế biến thành sinh tố sẽ rất tốt cho người bị táo bón.
10. Cam
Cam rất tốt cho sức khỏe và sắc đẹp của con người. Ngoài giàu vitamin C, A, canxi, chất xơ… cam còn giúp giảm lượng đường trong máu và hỗ trợ điều trị nhanh chứng táo bón ở người già, trẻ em, phụ nữ mang thai và sau sinh bằng cách uống nước cam hoặc ăn cam như một món tráng miệng.
Tham khảo thêm: Bà bầu bị táo bón có nên rặn khi đại tiện không?
Những lưu ý khi dùng trái cây trị táo bón để đạt kết quả tốt nhất
Để trái cây phát huy tối đa tác dụng trị táo bón, cần phải biết cách sử dụng đúng cách. Dưới đây là một số lưu ý quan trọng khi dùng trái cây để đạt được hiệu quả cao:
- Chọn các loại trái cây giàu chất xơ để hỗ trợ tiêu hóa.
- Ưu tiên ăn trái cây tươi vì chúng giữ lại nhiều nước và chất xơ.
- Hạn chế ăn trái cây quá ngọt như xoài chín, nho khô… để tránh làm táo bón trầm trọng hơn.
- Ăn trái cây nguyên vỏ (nếu có thể) để bổ sung thêm chất xơ không hòa tan.
- Uống đủ nước (2 – 2,5 lít mỗi ngày) để giúp trái cây phát huy hiệu quả.
- Chia nhỏ lượng trái cây ăn trong ngày để tránh đầy bụng, khó tiêu…
- Tránh ăn trái cây có tính axit như cam, bưởi, dứa… khi đói để bảo vệ dạ dày.
- Kết hợp trái cây với chế độ ăn uống giàu chất xơ và vận động thể dục đều đặn.
- Kiên trì ăn trái cây trong thời gian dài để thấy được hiệu quả rõ rệt.
- Theo dõi phản ứng của cơ thể và ngừng ăn loại trái cây gây khó chịu.
Phòng tránh táo bón bằng cách nào?
Việc phòng ngừa táo bón có thể dễ dàng thực hiện tại nhà thông qua các thay đổi nhỏ trong thói quen ăn uống và sinh hoạt hàng ngày, dưới đây là một số biện pháp đơn giản:
- Tăng cường chất xơ trong chế độ ăn bằng rau xanh, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt…
- Uống từ 2 – 2,5 lít nước mỗi ngày để làm mềm phân và hỗ trợ tiêu hóa.
- Tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày như đi bộ, yoga… để kích thích nhu động ruột.
- Không nhịn đi vệ sinh khi có nhu cầu để tránh làm phân khô cứng.
- Bổ sung chất xơ và nước từ từ để tránh rối loạn tiêu hóa.
- Thiết lập thói quen đi vệ sinh vào một thời điểm cố định trong ngày.
- Tránh các thực phẩm gây táo bón như đồ chiên, thức ăn nhanh, thực phẩm nhiều đường…
- Tăng cường men vi sinh hoặc ăn sữa chua để hỗ trợ hệ vi khuẩn đường ruột.
- Giảm căng thẳng bằng cách tập thiền, yoga, các phương pháp thư giãn khác…
- Ăn thực phẩm giàu magiê như rau lá xanh, hạt, các loại đậu…
Tham khảo thêm: Trẻ ăn dặm bị táo bón – Nguyên nhân và cách khắc phục
Táo bón khi nào nên gặp bác sĩ?
Táo bón thường có thể được cải thiện bằng cách thay đổi chế độ ăn uống và lối sống, cũng có thể sử dụng trái cây trị táo bón, nhưng có một số tình huống mà bạn nên gặp bác sĩ để được tư vấn và điều trị kịp thời, cụ thể:
- Táo bón kéo dài hơn 3 tuần mà không cải thiện.
- Đau bụng dữ dội hoặc dai dẳng kèm theo táo bón.
- Có máu trong phân hoặc phân có màu đen bất thường.
- Giảm cân đột ngột mà không rõ nguyên nhân.
- Phân thay đổi kích thước hoặc hình dạng bất thường (nhỏ, dẹt như bút chì…).
- Cảm giác không đi hết phân sau khi đi vệ sinh.
- Bụng chướng và không thể đi ngoài hoặc xì hơi.
- Tiền sử bệnh lý tiêu hóa.
Trái cây là một trong những phương pháp tự nhiên, an toàn và hiệu quả để hỗ trợ trị táo bón nhờ vào hàm lượng chất xơ, nước và các dưỡng chất cần thiết. Tuy nhiên, để đạt kết quả tốt nhất, cần chọn đúng loại trái cây trị táo bón và kết hợp với một lối sống lành mạnh thông qua chế độ ăn uống khoa học, uống đủ nước, vận động thường xuyên… Nếu trường hợp không cải thiện, việc thăm khám là điều cần thiết để có biện pháp xử lý phù hợp hơn.
Có thể bạn quan tâm:
- 10 cách trị táo bón tại nhà đơn giản – hiệu quả – không cần thuốc
- Táo bón uống thuốc gì? 5 loại thuốc được bác sĩ khuyên dùng
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!