Bị ngứa cửa mình là bệnh gì? Cách chữa khỏi đơn giản
Ngứa cửa mình có thể liên quan đến nhiều nguyên nhân khác nhau, chẳng hạn như nhiễm trùng, viêm da hoặc do các bệnh lây qua đường tình dục, như lậu, giang mai.
Bị ngứa cửa mình có thể là do bệnh gì gây ra?
Khi gặp triệu chứng ngứa cửa mình, việc xác định nguyên nhân kích hoạt là bước đầu tiên quan trọng để lựa chọn liệu pháp điều trị phù hợp. Điều này giúp người bệnh thăm khám sớm và có phác đồ điều trị hợp lí.
Các nguyên nhân chính và yếu tố nguy cơ gây ngứa bao gồm:
- Rận mu: Rận mu là loài côn trùng nhỏ sống và sinh sản ở vùng da lông mu, gây ngứa và nốt mẩn đỏ.
- Nhiễm vi khuẩn, vi nấm: Vi khuẩn và vi nấm thường gây ngứa khi vùng kín ẩm ướt hoặc không vệ sinh sạch sẽ. Loại phổ biến là nấm candida và vi khuẩn, gây viêm âm đạo, viêm cổ tử cung.
- Nhiễm trùng roi: Trùng roi Trichomonas vaginalis kí sinh ở vùng ẩm ướt, gây ngứa, huyết trắng, nóng rát, và lở loét.
- Sùi mào gà: Bệnh do virus HPV, có thể gây ngứa, mụn đỏ, và khi nặng có thể xuất hiện sùi mào gà.
- Mụn rộp sinh dục: Bệnh Herpes sinh dục, lây qua quan hệ tình dục, gây ngứa, mụn nước, và tổn thương da.
- Viêm nang lông: Viêm nang lông gây ngứa, tổn thương da ở vùng lông, có thể dẫn đến tổn thương nghiêm trọng.
- Chàm sinh dục: Dạng của bệnh chàm xuất hiện ở vùng sinh dục, gây ngứa, nổi mẩn, và khi nặng có thể đóng vảy, bong tróc.
- Bệnh ghẻ: Bệnh nhiễm trùng da gây ngứa rát, nổi mẩn đỏ, và có thể phát triển thành lở loét nếu không điều trị.
Tham khảo thêm: Ngứa rát và nổi mẩn đỏ quanh vùng kín phải làm sao?
Cách điều trị tình trạng ngứa cửa mình đơn giản
Dưới đây là một số phương pháp điều trị phổ biến cho từng nhóm nguyên nhân:
- Nếu là nhiễm vi nấm hoặc vi khuẩn: Bác sĩ có thể đề xuất sử dụng các loại thuốc kháng khuẩn hoặc kháng nấm. Các loại thuốc này có thể được sử dụng qua đường uống hoặc dạng thuốc tại chỗ, tùy thuộc vào tình trạng cụ thể của bạn.
- Đối với mụn rộp sinh dục: Thuốc kháng virus thường là lựa chọn hàng đầu. Chúng có tác dụng ức chế hoạt động của virus để giảm các triệu chứng ngứa và mụn rộp.
- Với rận mu và bệnh ghẻ: Các loại kem bôi hoặc thuốc mỡ thường được sử dụng để giảm triệu chứng. Tăng cường vệ sinh cá nhân cũng là một phần quan trọng của quá trình điều trị.
- Đối với các bệnh ngoài da khác: Các loại thuốc kháng Histamine hoặc kem bôi steroid có thể được sử dụng để giảm triệu chứng. Trong các trường hợp nặng hơn, các loại thuốc kháng ciêm cũng có thể được áp dụng.
- Đối với sùi mào gà: Sử dụng các loại thuốc bôi tại chỗ thường là lựa chọn phổ biến, và trong một số trường hợp nặng, phẫu thuật cũng có thể được cân nhắc.
Biện pháp ngăn ngừa ngứa cửa mình
Để ngăn ngừa tình trạng ngứa cửa mình phát sinh, chị em nên tuân thủ các biện pháp sau:
- Vệ sinh vùng kín đúng cách mỗi ngày và sử dụng khăn sạch để lau khô
- Thay đổi quần áo lót thường xuyên và tránh mặc đồ lót quá chật chội hoặc ẩm ướt
- Giặt quần áo cẩn thận, tránh sử dụng xà phòng có chất kích ứng mạnh
- Nên phơi quần áo ở nơi thoáng đãng, có ánh nắng mặt trời
- Thỉnh thoảng, giặt quần lót bằng nước nóng để tiêu diệt vi khuẩn và nấm
- Không chia sẻ đồ dùng cá nhân, đặc biệt là quần áo và khăn tắm với người khác
- Sử dụng các sản phẩm vệ sinh vùng kín dịu nhẹ, ưu tiên loại không mùi
- Hạn chế quan hệ tình dục khi đang điều trị các bệnh lý gây ngứa cửa mình
Ngứa cửa mình thường phát sinh khi bạn vệ sinh vùng kín không đúng cách hoặc do các bệnh phụ khoa gây ra. Cần thăm khám bác sĩ khi triệu chứng này kéo dài hoặc đi kèm với các vấn đề khác.
Tham khảo thêm:
- Cách điều trị mụn rộp sinh dục tại nhà nào hiệu quả?
- Cách trị huyết trắng bằng nha đam có thực sự có hiệu quả?
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!