Khó đi ngoài – Nguyên nhân và cách chữa trị hữu hiệu nhất

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần

Phó Giám đốc Chuyên môn

Khó đi ngoài là tình trạng về tiêu hóa phổ biến, có thể bắt gặp ở cả trẻ em và người lớn. Việc nắm rõ nguyên nhân sẽ giúp bạn đưa ra được các giải pháp chữa trị hữu hiệu nhất.

Nguyên nhân gây khó đi ngoài

Khó đi ngoài là tình trạng rất phổ biến trong số những bất thường liên quan đến đường tiêu hóa. Khi gặp hiện tượng này, số lần đại tiện của bạn có thể sẽ không giảm. Tuy nhiên, thường phân sẽ không ra hay ra rất ít, kèm theo cảm giác đau tức ở vùng bụng dưới.

khó đi ngoài
xác định được nguyên nhân khó đi ngoài sẽ giúp bạn phòng ngừa và điều trị tình trạng này hiệu quả

Tình trạng khó đi ngoài thường liên quan trực tiếp đến chế độ ăn uống hoặc một số vấn đề về sức khỏe, đặc biệt là ở đường tiêu hóa. Bao gồm:

  • Nhu động ruột hoạt động kém: Thường xảy ra ở những người ít vận động, nhịn đại tiện, khiến nhu động ruột suy giảm và phân khó di chuyển.
  • Ăn không đủ chất xơ: Chế độ ăn ít rau củ quả dẫn đến thiếu chất xơ. Điều này gây áp lực lên hệ tiêu hóa và khiến việc đi ngoài trở nên khó khăn.
  • Uống không đủ nước: Thiếu nước khiến cho chất thải cứng lại và khó di chuyển qua đường ruột, làm tăng nguy cơ táo bón, khó đi ngoài.
  • Bệnh về hậu môn – trực tràng: Các vấn đề như bệnh trĩ nội, nứt kẽ hậu môn, polyp hậu môn, tắc ruột,… có thể gây cản trở cho quá trình đại tiện, làm bạn gặp khó khăn khi đi cầu.
  • Tác dụng phụ của thuốc Tây: Một số loại thuốc như thuốc chống trầm cảm, thuốc thần kinh, thuốc kháng sinh có thể làm giảm hoạt động của hệ tiêu hóa và gây táo bón, khó đại tiện.
  • Rối loạn thần kinh vận động: Trạng thái này ảnh hưởng đến khả năng điều khiển cơ bắp trong quá trình đại tiện dẫn đến khó đi ngoài. Người bệnh cũng gặp nhiều hạn chế khi thực hiện các hoạt động hàng ngày.
  • Các nguyên nhân khó đi cầu khác: Ăn thực phẩm khó tiêu, rối loạn tuyến giáp, bệnh tiểu đường,…
Nguyên nhân khó đi ngoài
Khó đi ngoài có thể là tác dụng phụ của một số loại thuốc Tây

Tham khảo thêm: Táo bón đi ngoài ra máu – Nguyên nhân, cách xử lý & khắc phục tận gốc

7 Cách chữa khó đi ngoài hiệu quả

Tình trạng khó đi ngoài nếu chỉ diễn ra trong một vài ngày và có thể tự hết thì thường không đáng quan ngại. Tuy nhiên, nếu nó kéo dài kèm theo nhiều triệu chứng khó chịu khác thì bạn cần chú ý bởi đây có thể là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý cần được thăm khám và điều trị bằng y tế.

Dưới đây là một số cách giúp khắc phục nhanh chứng khó đi ngoài:

1. Điều chỉnh chế độ ăn uống

Đây là vấn đề quan trọng mà bạn cần thực hiện đầu tiên ngay khi gặp chứng khó đi ngoài. Bởi nó chính là yếu tố có sự liên quan trực tiếp. Khi xây dựng chế độ ăn hàng ngày, bạn cần lưu ý:

  • Bổ sung thêm chất xơ cho cơ thể từ những thực phẩm lành mạnh. Đặc biệt là từ rau củ quả và ngũ cốc nguyên cám.
  • Uống đủ 2 – 2,5 lít nước mỗi ngày để giúp cho hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru hơn.
  • Cân bằng lại lượng chất béo và protein tiêu thụ.
  • Hạn chế các loại thực phẩm khó tiêu, gây áp lực cho hệ tiêu hóa. Điển hình như thức ăn chế biến sẵn, đồ chiên xào nhiều dầu mỡ, đồ chua hay lên men…

Xem thêm: Người bị táo bón nên ăn gì để dễ đi ngoài?

2. Uống nước chanh ấm trị khó đi ngoài

Nước chanh ấm thường có tác dụng kích thích nhu động ruột nên có thể làm mềm phân và giúp bạn đi tiêu một cách dễ dàng hơn. Nếu thường xuyên gặp tình trạng táo bón khó đi cầu thì bạn nên cân nhắc đến thói quen bắt đầu ngày mới với một ly nước chanh ấm.

Cách trị khó đi ngoài
Uống nước chanh ấm vào buổi sáng có thể giúp kích thích nhu động ruột

Thực hiện:

  • Cần có 1 thìa cà phê nước cốt chanh và 240ml nước ấm
  • Hòa tan nước cốt chanh trong nước ấm và uống trực tiếp
  • Nên uống vào buổi sáng ngay khi thức dậy

**Lưu ý: Với những người đang mắc chứng viêm loét dạ dày tá tràng hay bệnh trào ngược dạ dày thì không nên áp dụng cách này khi bụng rỗng. Lượng acid quá dồi dào trong nước cốt chanh có thể làm cho triệu chứng của bệnh trở nên nặng nề hơn.

3. Mẹo chữa khó đi ngoài bằng dung dịch muối Epsom

Muối Epsom từ lâu đã được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ cho phép sử dụng tương tự như một chất nhuận tràng trong thời gian ngắn. Cách này có thể sẽ giúp cho bạn đi tiêu chỉ trong vòng từ 30 phút đến 6 tiếng.

Thực hiện:

  • Cần có 1 – 2 thìa cà phê muối Epsom và 240ml nước ấm.
  • Hòa tan muối trong nước rồi uống trực tiếp.
  • Chú ý đọc kỹ thông tin trên bao bì muối Epsom để đảm bảo dùng đúng liều lượng.

Ngoài ra, bạn có thể thử cách ngâm mình vào bồn tắm có pha muối Epsom để hỗ trợ điều trị chứng khó đi ngoài. Chỉ cần tích đầy nước ấm vào trong bồn tắm và thêm vào đó một cốc muối Epsom. Các thành phần trong muối có thể dễ dàng hấp thu từ từ vào cơ thể thông qua da và phát huy tác dụng tích cực trên đường tiêu hóa.

4. Uống nước ép mận giúp dễ đi ngoài

Mận là một loại trái cây có công dụng kích thích đại tiện rất tốt. Cả việc dùng nước ép tươi hay ăn trực tiếp mận sấy khô đều có thể đem lại kết quả tốt. Tuy nhiên, sử dụng nước ép mận tươi được cho là hữu ích hơn.

Hàm lượng chất xơ dồi dào trong loại quả này còn có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa, làm mềm phân. Đồng thời, giảm áp lực cho đường ruột khi bạn dung nạp nhiều protein và chất béo.

Chỉ cần dùng 2 quả mận cỡ vừa để xay lấy nước uống là bạn đã có thể cải thiện được tình trạng khó đi ngoài. Còn trường hợp bị chứng táo bón mãn tính thì bạn nên thử cách dùng nước ép mận kết hợp với nước ép táo.

Thực hiện:

  • Chuẩn bị 2 trái mận cỡ vừa và 2 trái táo.
  • Mận và táo ép lấy nước, phần bã bỏ đi.
  • Vào buổi sáng khi dạ dày còn rỗng nên uống nước ép mận trước và sau đó 5 phút thì uống luôn nước ép táo.

5. Vận động nhẹ

Vận động nhẹ nhàng cũng là một liệu pháp rất tốt để kích thích hoạt động của hệ tiêu hóa. Việc tăng mức vận động sẽ thúc đẩy quá trình hô hấp cũng như tăng nhịp tim. Điều này góp phần kích thích sự co bóp tự nhiên của cơ trơn trong ruột và giúp cho bạn đại tiện dễ dàng hơn.

cách chữa khó đi ngoài
Đi bộ nhẹ nhàng có thể giúp hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả hơn

Nếu đang gặp cảm giác khó chịu vì chứng khó đi ngoài thì bạn cũng không nên ngồi hay nằm một chỗ. Đứng dậy và đi bộ một vòng là ý kiến hay có thể giúp bạn thoát khỏi hiện tượng này.

6. Sử dụng thuốc làm mềm phân trị khó đi ngoài

Nhóm thuốc làm mềm phân dùng theo đường uống cũng chính là thuốc nhuận tràng nhẹ. Nếu thỉnh thoảng bạn bị khó đi ngoài thì đây là lựa chọn tương đối thích hợp.

Một số loại thuốc làm mềm phân điển hình như Docusate sẽ hoạt động bằng cách làm tăng lượng nước được hấp thụ vào phân. Nhờ đó mà phân sẽ trở nên mềm hơn và dễ dàng di chuyển ra ngoài.

Bạn nên uống loại thuốc này mỗi ngày 1 lần vào buổi tối trước lúc đi ngủ và tuân thủ đúng liều lượng mà bác sĩ chỉ định. Khoảng từ 1 – 3 ngày sau thì thuốc đã có thể phát huy tốt tác dụng.

Với nhóm thuốc làm mềm phân, tuyệt đối không sử dụng quá 7 ngày, trừ khi nhận được chỉ định từ bác sĩ. Tránh lạm dụng quá mức gây phản tác dụng.

Bạn cần biết: Táo bón uống thuốc gì? 5 loại thuốc được bác sĩ khuyên dùng

7. Điều trị khó đi cầu thuốc nhuận tràng

Đây là phương án tức thì có thể giúp bạn thoát khỏi sự khó chịu của chứng khó đi ngoài. Thông thường thuốc nhuận tràng thẩm thấu là được sử dụng phổ biến hơn cả. Chúng sẽ giúp các chất cặn bã di chuyển qua ruột già một cách dễ dàng hơn.  Các thuốc nhuận tràng thẩm thấu thường dùng bao gồm:

  • Ma-giê citrat
  • Polyethylene glycol
  • Lactulose

Khi dùng thuốc nhuận tràng bạn cần chú ý bởi có thể gặp các tác dụng phụ, nhất là dùng kéo dài. Điển hình như mất cân bằng điện giải, nhịp tim bất thường, mệt mỏi… Dùng lâu có thể làm giảm chức năng của ruột hay dẫn đến tình trạng lệ thuộc thuốc.

Việc nhận biết và hiểu rõ các nguyên nhân gây ra tình trạng khó đi ngoài sẽ giúp bạn đề ra phương pháp điều trị và phòng ngừa hiệu quả. Thông qua việc điều chỉnh lối sống, chế độ ăn uống và tìm kiếm sự giúp đỡ từ bác sĩ khi cần thiết, bạn hoàn toàn có thể kiểm soát và cải thiện chức năng đi cầu, góp phần nâng cao sức khỏe đường tiêu hóa.

THAM KHẢO THÊM

Ngày đăng 08:24 - 20/03/2024 - Cập nhật lúc: 10:03 - 24/05/2024
Chia sẻ:
Cách chữa táo bón cho trẻ sơ sinh bằng mật ong đúng cách hiệu quả

Cách chữa táo bón cho trẻ sơ sinh bằng mật ong là phương pháp được sử dụng khá phổ biến.…

Bà bầu bị táo bón có nên rặn không là thắc mắc chung của nhiều mẹ bầu Bà bầu bị táo bón có nên rặn khi đại tiện không?

Bà bầu bị táo bón không nên cố gắng rặn mạnh khi đi đại tiện. Hành động này tiềm ẩn…

Bà bầu bị táo bón 3 tháng đầu: Cách trị & điều cần biết

Bà bầu bị táo bón 3 tháng đầu không chỉ gây khó chịu mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe…

Cách massage bụng cho trẻ sơ sinh bị táo bón dễ đi cầu

Cách massage bụng cho trẻ sơ sinh bị táo bón không chỉ là phương pháp hỗ trợ hiệu quả giúp…

Cách dùng mận chữa táo bón (nước mận và mận khô)

Ăn quả mận khô hay uống nước ép mận chữa táo bón là phương pháp đang được nhiều bệnh nhân…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua