Bệnh Trĩ Nội Và Trĩ Ngoại? Phân Biệt Các Cấp Độ Của Bệnh Trĩ

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần

Phó Giám đốc Chuyên môn

Bệnh trĩ được chia làm 2 thể gồm trĩ nội và trĩ ngoại. Việc phân biệt trĩ nội hay trĩ ngoại, phân biệt các cấp độ của bệnh trĩ giúp các bác sĩ lựa chọn được phương pháp điều trị thích hợp nhất, giúp đạt kết quả cao trong quá trình điều trị.

Trĩ nội – Trĩ ngoại là gì?

Bệnh trĩ được hình thành do táo bón lâu năm, hội chứng lỵ, tăng áp lực ổ bụng, tư thế đứng ngồi không phù hợp, U bướu hậu môn trực tràng và vùng chung quanh. Bệnh gây ra các triệu chứng phổ biến như chảy máu hậu môn, ngứa và đau vùng hậu môn, hiện tượng sa búi trĩ.

Trĩ nội - Trĩ ngoại là gì?
Trĩ nội xuất hiện bên trong đường lược, trĩ ngoại thường xuất hiện bên ngoài đường lược

SO SÁNH

TRĨ NỘI

TRĨ NGOẠI

Vị trí 

Trĩ nội hình thành bên trong ống hậu môn, trên bề mặt lớp niêm mạc

Bên ngoài ống hậu môn, bên ngoài đường lược, bề mặt là lớp biểu mô lát tầng.

Đặc điểm

Trĩ nội không có thần kinh cảm giác

Trĩ ngoại có thần kinh cảm giác

Tiến trình phát triển

Giai đoạn 1: Búi trĩ hình thành trong ống hậu môn

Giai đoạn 2: Búi trĩ sẽ ra ngoài và tự co lên được

Giai đoạn 3: Búi trĩ  sa ra ngoài lúc này người bệnh phải dùng tay mới có thể nhét vào được.

Giai đoạn 4: Búi trĩ sa hẳn ra ngoài.

Giai đoạn 1: Búi trĩ hình thành ngay bên ngoài lỗ hậu môn

Giai đoạn 2: Các búi trĩ phát triển ngày càng to kèm theo các búi tĩnh mạch ngoằn ngoèo

Giai đoạn 3: Các búi trĩ bịt kín lỗ hậu môn, gây tắc mạch, chảy máu

Giai đoạn 4: Gây ra các triệu chứng sưng đau, viêm nhiễm.

Dấu hiệu nhận biếtTình trạng chảy máu, ban đầu sẽ chảy rất ít, kín đáo thường dính vào giấy vệ sinh, càng về sau càng nhiều và kèm theo các hiện tượng sa, nghẹt búi trĩ, viêm vùng da quanh hậu môn,…Trĩ ngoại có biểu hiện là các búi tĩnh mạch ngoằn ngoằn ngoèo, các khối thịt nằm bên ngoài nhiều nếp gấp nằm bên ngoài hậu môn gây tắc mạch, nhiễm trùng vùng da hậu môn kèm theo tình trạng chảy máu đại tiện và cảm giác đau đớn, ngứa ngáy.

 

Tham khảo thêm: Dùng lá vông chữa bệnh trĩ có hiệu quả không? Bao lâu thì khỏi?

Trĩ nội và trĩ ngoại cái nào nặng hơn? Cái nào nguy hiểm hơn

Bệnh trĩ nội và trĩ ngoại có những đặc điểm và biểu hiện riêng, tuy nhiên cả 2 loại này đều tiềm ẩn những nguy hiểm khôn lường, và nguy cơ gặp biến chứng ở người bị trĩ nội và trĩ ngoại là như nhau. Chúng ta không thể nhận định trĩ nội và trĩ ngoại cái nào nặng hơn vì mức độ nghiêm trọng tùy thuộc vào việc người bệnh đang ở giai đoạn nào của bệnh.

Cả trĩ nội và trĩ ngoại đều có 4 giai đoạn. Cách nhận định các cấp độ của trĩ nội và trĩ ngoại cũng khác nhau. Nhưng nhìn chung, giai đoạn 1, 2 có thể coi là bệnh vẫn còn nhẹ. Khi bệnh đã phát triển đến giai đoạn 3 và 4 thì lúc này người bệnh cần hết sức cẩn trọng và nên điều trị ngay lập tức trước khi dẫn đến biến chứng nguy hiểm.

Các giai đoạn phát triển của bệnh trĩ

Bệnh trĩ  sẽ tiến triển qua 4 giai đoạn, mỗi giai đoạn đặc trưng bởi các cấp độ với những biểu hiện, triệu chứng khác nhau.

GIAI ĐOẠN 1: Phân biệt bệnh trĩ nội – trĩ ngoại cấp độ 1

Trĩ nội cấp độ 1: Rất khó nhận biết vì các búi trĩ đã xuất hiện ở bên trên đường lược hậu môn nhưng vẫn chưa sa ra ngoài. Người bệnh có thể phát hiện trĩ nội thông qua tình trạng chảy máu khi đi vệ sinh, máu rỉ ra thấm vào giấy vệ sinh và lẫn một chút trong phân. Ngoài ra một số bệnh nhân gặp phải tình trạng ngứa hậu môn.

GIAI ĐOẠN 1: Phân biệt bệnh trĩ nội - trĩ ngoại cấp độ 1
Bệnh trĩ nội ở cấp độ 1

Trĩ ngoại cấp độ 1: Các búi trĩ xuất hiện ở bên ngoài hậu môn, gây ngứa dữ dội và người bệnh có thể dễ dàng phát hiện.

GIAI ĐOẠN 2: Phân biệt bệnh trĩ nội – trĩ ngoại cấp độ 2

Bệnh trĩ nội cấp độ 2: Xuất hiện triệu chứng chảy máu một cách rõ rệt, các búi trĩ hậu môn có thể lòi ra khi đi cầu, sau đó có thể tự co và tụt vào bên trong hậu môn. Để khắc phục bệnh trĩ ngay từ giai đoạn này của bệnh nhân nên chú ý tăng lượng chất xơ trong khẩu phần ăn hàng ngày, không ăn các loại thức ăn cay, nóng, nhiều dầu mỡ là có thể cải thiện triệu chứng của bệnh một cách hiệu quả.

Bệnh trĩ ngoại cấp độ 2: Búi trĩ phát triển ngày càng to hơn, các cơn đau cũng xuất hiện thường xuyên và gây đau đớn cho người bệnh kèm theo hiện tượng chảy máu, ngứa dữ dội, rát và sưng phồng vùng hậu môn.

GIAI ĐOẠN 2: Phân biệt bệnh trĩ nội - trĩ ngoại cấp độ 2
Giai đoạn 1 của bệnh trĩ thường xuất hiện tình trạng đi ngoài ra máu

Gợi ý: Những biến chứng của bệnh trĩ – Phòng ngừa như thế nào? 

GIAI ĐOẠN 3: Phân biệt bệnh trĩ nội – trĩ ngoại cấp độ 3

Bệnh trĩ nội giai đoạn 3: Xuất hiện tất cả các triệu chứng như  táo bón, chảy máu, ngứa rát, đặc biệt là đến giai đoạn này các búi trĩ hậu môn một khi đã xuất hiện không thể quay trở lại vị trí ban đầu, bệnh nhân buộc phải dùng tay mới có thể đẩy chúng vào bên trong ống hậu môn gây ra sự đau đớn và phiền toái cho người bệnh.

Bệnh trĩ ngoại cấp độ 3: Các búi trĩ phát triển ngày càng to ra và gây áp lực lên vùng hậu môn khiến vùng này liên tục bị sưng, chảy dịch gây ẩm ướt khiến cho bệnh nhân luôn cảm thấy khó chịu. Giai đoạn này, bệnh nhân đặc biệt đau đớn và phải cần đến các biện pháp điều trị để giảm đau.

Xem thêm: Bệnh trĩ khi nào cần phẫu thuật? Thông tin cần biết 

GIAI ĐOẠN 4: Phân biệt bệnh trĩ nội – trĩ ngoại cấp độ 4

Bệnh trĩ nội cấp độ 4: Là giai đoạn phát triển nặng nhất của bệnh trĩ, lúc này các búi trĩ đã thò ra và không thể dùng tay để đẩy vào bên trong trực tràng như các giai đoạn trước được nữa. Lúc này, sự phát triển nhanh chóng của các búi trĩ đã bị cơ vòng hậu môn ngăn chặn, chúng sưng phồng và thâm tím, gây ra đau đớn, dễ bị chảy máu và nhiễm trùng.

Bệnh trĩ ngoại cấp độ 4: Bệnh nhân có thể nhận thấy các các triệu chứng và dấu hiệu như ngứa, rát, đau, chảy máu và sa búi trĩ đều có mặt ở giai đoạn 3 đồng loạt xuất hiện khi bệnh chuyển sang giai đoạn 4 nhưng ở nguy cơ lớn hơn, đe dọa xảy ra những biến chứng nguy hiểm hơn.

Nhận biết phân biệt bệnh trĩ nội và trĩ ngoại và phân biệt các cấp độ của bệnh trĩ là cách tốt nhất để người bệnh có thể kịp thời có sự điều chỉnh trong ăn uống, sinh hoạt, vệ sinh và tìm ra phương hướng điều trị bệnh hiệu quả. Hi vọng những thông tin trên đây đã giúp bạn hiểu rõ hơn về bệnh và giúp ích trong quá trình điều trị. Chúc bạn sớm khỏi bệnh.

Thông tin hữu ích:

Chia sẻ:
chữa bệnh trĩ bằng phèn chua Chữa bệnh trĩ bằng phèn chua được không? Cách thực hiện
Chữa bệnh trĩ bằng phèn chua là giải pháp dân gian đơn giản có thể áp dụng tại nhà. Thực tế cho thấy, cách điều trị này có thể hỗ…
Bệnh trĩ không phải là một căn bệnh lây lan, truyền nhiễm. Bệnh Trĩ Có Lây Không? Làm Sao Phòng Ngừa Hiệu Quả?

Bệnh trĩ có lây không? Người bệnh nên đến bệnh viện và rao đổi với bác sĩ để được tư…

Chữa bệnh trĩ ở Bệnh viện Y Học Cổ Truyền – Điều cần biết

Khi chữa bệnh trĩ ở bệnh viện Y Học Cổ Truyền, phương pháp điều trị có thể bao gồm dùng…

Đau bụng đi cầu ra máu – Lý do bạn cần đi khám ngay

Đau bụng đi cầu ra máu là một dấu hiệu đáng lo ngại và cần được điều trị, chăm sóc…

Mổ trĩ ở đâu tốt nhất? [10 bệnh viện chuyên trĩ ở Hà Nội & TP HCM]

Mổ trĩ ở đâu tốt nhất phụ thuộc vào nhiều yếu tố như chất lượng dịch vụ, kinh nghiệm của…

Cây xấu hổ chữa bệnh trĩ – Cách dùng và lưu ý

Cây xấu hổ chữa bệnh trĩ là bài thuốc dân gian đang được nhiều bệnh nhân áp dụng. Thảo dược…

Chia sẻ
Bỏ qua