Lòi Dom Là Gì? Các Thông Tin Cần Biết Về Lòi Dom
Lòi dom thực chất là tên gọi theo dân gian của bệnh trĩ, một vấn đề sức khỏe không mấy dễ chịu và thường gặp trong cộng đồng. Mặc dù được biết đến rộng rãi, nhưng kiến thức chung về nguyên nhân, cách điều trị và phòng ngừa bệnh vẫn còn mơ hồ đối với nhiều người. Hiểu được các vấn đề này sẽ giúp quá trình thăm khám, điều trị trở nên hiệu quả hơn.
Lòi dom là gì?
Bệnh lòi dom (hay còn gọi là bệnh trĩ) là một tình trạng liên quan đến bệnh lý của hậu môn và trực tràng, khi một phần hoặc toàn bộ niêm mạc hậu môn bị lồi ra bên ngoài mà không thể co lại được.
Điều này thường do áp lực từ vùng ổ bụng gây ra sự co giãn của niêm mạc hậu môn, dẫn đến việc trực tràng bị đẩy ra ngoài. Thường thì mỗi búi trĩ có kích thước từ 2 – 4 cm, bao gồm cả búi trĩ nội và ngoại.
Bệnh gây ra nhiều phiền toái và ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống sinh hoạt của người bệnh, bên cạnh cũng gây ra nhiều hạn chế đối với chất lượng tình dục.
Bệnh lòi dom có nguy hiểm không?
Bệnh tương tự như trĩ, có ảnh hưởng gần giống nhưng nặng hơn và được xem như giai đoạn cuối của bệnh trĩ.
Mặc dù bệnh thường không nguy hiểm đến tính mạng, nhưng nếu không được chữa trị kịp thời, có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như viêm nhiễm hậu môn, tắc nghẽn, tụ mủ, viêm loét, thậm chí là ung thư.
Đối tượng nào thường mắc bệnh lòi dom?
Theo báo cáo Y tế, tỷ lệ người mắc căn bệnh này chiếm khoảng 35% và đang có xu hướng tăng lên, đặc biệt là ở người già và trẻ em:
- Đối với trẻ em, đặc biệt là những trẻ suy dinh dưỡng trong độ tuổi từ 1 – 4 tuổi, mỡ xung quanh trực tràng tiêu biến gây lỏng lẻo niêm mạc trực tràng, dẫn đến hiện tượng lòi dom. Những trẻ có tiền sử bệnh đường tiêu hóa như kiết lỵ, táo bón, nhiễm giun… cũng có nguy cơ cao.
- Phụ nữ mang thai có thể chiếm đến 50% số ca mắc bệnh. Áp lực từ sự phát triển của thai nhi và sự thay đổi về tiết tố trong cơ thể tăng khả năng co giãn của trực tràng, dẫn đến hiện tượng này.
- Người già thường gặp vấn đề về sức khỏe và bệnh lý. Niêm mạc và tĩnh mạch hậu môn dễ thoái hóa khiến cho niêm mạc dễ bị lòi ra ngoài, làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
Tham khảo thêm: Dấu Hiệu Bệnh Trĩ Nặng Và Cách Chữa Hiệu Quả Nhất
Nguyên nhân gây hiện tượng lòi dom
Nguyên nhân gây bệnh bao gồm các tĩnh mạch xung quanh vùng hậu môn – trực tràng giãn nở quá mức, khiến niêm mạc hậu môn rơi ra ngoài. Bên cạnh đó, còn có các nguyên nhân sau:
- Ngồi lâu và ít vận động: Việc ngồi quá lâu dẫn đến căng cứng các tĩnh mạch vùng hậu môn và giảm khả năng lưu thông máu, tạo điều kiện cho búi trĩ xuất hiện và gây lòi dom khi gặp áp lực.
- Chế độ ăn uống không hợp lý: Chế độ ăn uống không cân đối có thể gây ra các vấn đề về đường tiêu hóa.
- Tiền sử bệnh táo bón: Táo bón là nguyên nhân phổ biến gây bệnh do việc rặn mạnh khi đại tiện có thể làm niêm mạc hậu môn căng giãn quá mức và sa ra ngoài.
- Vệ sinh hậu môn không đảm bảo: Việc vệ sinh không sạch sẽ có thể gây nhiễm khuẩn và làm tăng nguy cơ phát triển bệnh.
Các triệu chứng lòi dom thường gặp
Người mắc bệnh thường gặp cảm giác khó chịu, đau rát và bất tiện khi đi ngoài. Họ có thể luôn cảm thấy mệt mỏi và thiếu tự tin. Các triệu chứng giúp nhận biết mức độ bệnh bao gồm:
Búi trĩ sa ra ngoài hậu môn
- Giai đoạn nhẹ: Búi trĩ sa ra khi đi đại tiện hoặc khi có áp lực tác động lên hậu môn – trực tràng, nhưng sau đó có thể tự co lại. Tuy nhiên, với thời gian, các búi trĩ không còn tự co lại và người bệnh cần phải tự đặt vào.
- Giai đoạn nặng: Búi trĩ sa ra ngoài và ngày càng lớn dần, không thể tự đặt trở lại được. Điều này có thể dẫn đến viêm nhiễm, lở loét, gây đau đớn và khó chịu mỗi khi đi đại tiện.
Đại tiện ra máu
Ban đầu, khi người bệnh có triệu chứng đại tiện ra máu, máu thường chỉ chảy nhỏ giọt hoặc lẫn trong phân khó nhận thấy.
Tuy nhiên, ở giai đoạn nặng hơn, khi đại tiện, máu có thể bắn thành tia hoặc chảy thành dòng rất khó kiểm soát. Nếu tình trạng này tiếp tục, có thể gây nguy cơ thiếu máu.
Chứng đau rát, ê buốt hậu môn
Đối với người mắc bệnh, mỗi lần đi đại tiện đều gây cảm giác đau đớn nặng nề, làm cho việc đứng lên hoặc ngồi xuống trở nên khó khăn. Đây là một trong những dấu hiệu mà ai mắc chứng lòi dom đều phải trải qua.
Các phương pháp điều trị bệnh lòi dom có thể áp dụng
Bệnh gây nhiều ảnh hưởng đến cuộc sống và sức khỏe của người mắc. Đây là một loại bệnh có tốc độ phát triển nhanh, nếu không được khắc phục kịp thời từ giai đoạn đầu, các búi trĩ có thể tăng kích thước và khó điều trị.
Vì vậy, cần tìm hiểu các phương pháp chữa bệnh sớm để ngăn chặn sự lan rộng của bệnh và tăng cơ hội phục hồi cho bệnh nhân.
Tham khảo thêm: Cách điều trị trĩ nội độ 2 – [Không cần phẫu thuật]
Chữa bệnh theo phương pháp khoa học
Sử dụng thuốc tây y là phương pháp an toàn, hiệu quả, thường được ưa chuộng để giảm các triệu chứng khó chịu của bệnh trĩ và cải thiện sức khỏe của thành mạch, đặc biệt hiệu quả ở giai đoạn nhẹ.
Phẫu thuật điều trị bệnh trĩ là phương pháp duy nhất có thể điều trị bệnh một cách dứt điểm và mang lại hiệu quả lâu dài. Tuy nhiên, vì đòi hỏi nhiều thời gian và chi phí, thường chỉ áp dụng cho các trường hợp nặng không thể điều trị bằng cách khác.
Áp dụng các phương pháp dân gian chữa bệnh lòi dom
Ngoài sử dụng thuốc tây y và phẫu thuật, bệnh nhân có thể áp dụng các biện pháp chữa lòi dom đơn giản tại nhà ngay dưới đây nếu tình trạng bệnh không quá nghiêm trọng.
Rau diếp cá
Theo nghiên cứu, rau diếp cá chứa nhiều dưỡng chất có lợi cho sức khỏe, đặc biệt là phù hợp cho bệnh nhân lòi dom. Ngoài việc cung cấp các vitamin A, B, protein, canxi, kali… rau diếp cá còn chứa các dưỡng chất hỗ trợ chữa điều trị bệnh hiệu quả, bao gồm:
- Chất xơ: Rau diếp cá giàu chất xơ, giúp kiểm soát cholesterol và ngăn ngừa táo bón, làm giảm nguy cơ mắc bệnh.
- Chất sắt: Sắt trong rau diếp cá hỗ trợ quá trình tạo máu, giúp bù máu cho những người mắc bệnh và giảm thiểu tình trạng thiếu máu do đại tiện ra máu.
Để điều trị bằng rau diếp cá, người bệnh có thể thực hiện các phương pháp sau:
- Bổ sung rau diếp cá vào các bữa ăn hằng ngày, giúp giảm đau, sưng tấy và ngăn chặn sự phát triển của bệnh.
- Đun sôi rau diếp cá để xông hơi hậu môn, giúp các búi trĩ co lại và giảm đau hiệu quả.
- Giã nát rau diếp cá và đắp trực tiếp lên búi trĩ, giúp kháng khuẩn, hạn chế viêm nhiễm và giảm đau nhức hiệu quả.
Tham khảo thêm: 10+ bài thuốc xông chữa bệnh trĩ tốt nhất và cách dùng
Cây thiên lý
Thiên lý cũng có tác dụng chữa bệnh lòi dom hiệu quả, thường được các bà mẹ sau sinh lựa chọn:
- Giã lá thiên lý với ít muối, sau đó vắt lấy nước và đắp lên búi trĩ bằng bông gòn. Thực hiện hàng ngày trong khoảng 1 tuần để giảm sưng đau hiệu quả.
- Sử dụng hoa thiên lý chế biến thành món ăn, có tác dụng loại bỏ các triệu chứng của bệnh trĩ một cách hiệu quả.
Ngoài ra, có một số nguyên liệu tự nhiên khác như cây sống đời, cây trinh nữ, cây lộc vừng, cây nhọ nồi,… cũng rất tốt cho việc chữa trị bệnh. Bên cạnh đó, bệnh nhân cần lưu ý đến các vấn đề thiết yếu sau để hỗ trợ cho việc trị bệnh:
- Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý và khoa học.
- Vận động thường xuyên.
- Hạn chế sử dụng các thực phẩm và đồ uống có hại.
- Vệ sinh vùng hậu môn đúng cách.
- Hạn chế mặc quần quá chật chội.
Tóm lại, để có cơ hội phục hồi, bệnh nhân lòi dom không nên chủ quan với các triệu chứng hoặc thay đổi bất thường của cơ thể. Đặc biệt, cần chủ động tìm cách khắc phục và theo dõi chuyển biến, nếu bệnh trạng trở nên nghiêm trọng, cần tìm đến bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Có thể bạn quan tâm:
- Bệnh trĩ kiêng gì trong sinh hoạt, ăn uống? Muốn khỏi phải biết
- Bệnh trĩ thường gặp ở độ tuổi nào? Người trẻ có bị không?
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!