Khô họng là triệu chứng của bệnh gì? Làm sao khỏi?
Khô họng khiến người bệnh cảm thấy vô cùng mệt mỏi, khó chịu, nuốt nghẹn ở cổ họng. Vậy đây là triệu chứng của bệnh gì? Làm thế nào giúp cải thiện nhanh tình trạng bệnh? Bài viết sẽ giúp bạn giải đáp được vấn đề này.
Khô họng là triệu chứng của bệnh gì?
Khô họng là triệu chứng khá phổ biến, rất thường hay gặp ở nhiều người. Tuy nhiên, ít ai biết rằng, đây là triệu chứng tiềm ẩn nguy cơ mắc rất nhiều bệnh lý khác nhau, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người bệnh. Dưới đây là một số bệnh lý, bệnh nhân có nguy cơ mắc phải khi có triệu chứng khô họng.
1. Cảm cúm
Những bệnh nhân mắc bệnh cúm đều thường gặp phải tình trạng khô họng, đau họng do căn bệnh này ảnh hưởng đến hệ hô hấp. Nguyên nhân gây ra bệnh lý này là do các siêu vi khuẩn tấn công, khiến cổ họng bị khô. Ngoài khô họng, người bệnh còn gặp phải hàng loạt các triệu chứng khác như sốt, đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, cơ thể mệt mỏi,…
2. Mononucleosis
Căn bệnh này được gọi là bạch hầu đơn nhân. Bệnh do siêu vi khuẩn gây ra và truyền từ người này sang người khác thông qua tuyến nước bọt. Không phải bệnh nhân nào cũng nhận biết được bệnh bởi bệnh phát triển chậm.
Nếu người bệnh có cảm giác bị khô cổ họng thì nên cảnh giác với bệnh Mononucleosis. Vì bệnh lý này rất dễ lây lan nên người bệnh cần phải chú ý trong việc tiếp xúc với những người xung quanh.
3. Dị ứng hoặc sốt
Nếu chẳng may mắc phải bệnh dị ứng hoặc sốt, bệnh nhân cũng sẽ rất dễ đối diện với triệu chứng khô họng. Thông thường, những bệnh lý này là do hệ miễn dịch suy yếu, thời tiết thay đổi hoặc tác nhân của môi trường xung quanh.
Khi mắc phải những bệnh lý này, rất nhiều người bệnh chủ quan, không tiến hành điều trị kịp thời khiến cho các triệu chứng ngày càng nặng hơn.
4. Cảm lạnh
Bệnh lý này khiến cho bệnh nhân thường xuyên bị khô họng, sốt, đau đầu, hắt hơi, chảy mũi, đau rát họng,… Bên cạnh đó, cổ họng của người bệnh còn bị ngứa, khó chịu. Bệnh cảm lạnh thường do virus gây ra và dễ dàng lây truyền cho người khác nếu bệnh nhân hắt hơi. Người bệnh nên bảo vệ sức khỏe, nếu sốt quá cao, cần tiến hành thăm khám bác sĩ gấp.
5. Mất nước
Những bệnh nhân bị mất nước cũng rất dễ bị đau và khô ở cổ họng. Thông thường, khi người bệnh bị mất nước sẽ không thể tiết ra được tuyến nước bọt và tạo cảm giác khô họng. Tình trạng mất nước kéo dài sẽ càng khiến bệnh nhân mệt mỏi, nuốt vướng, khô họng. Bên cạnh đó, các cơ quan trong cơ thể sẽ dễ dàng bị trì trệ hoạt động nếu lượng nước không được đảm bảo.
6. Viêm amidan
Đây là căn bệnh liên quan đến hệ hô hấp và vòm họng. Khối amidan sau khi bị viêm nhiễm sẽ nhanh chóng sưng to, chèn ép cổ họng, khiến người bệnh thường xuyên bị khô cổ, nuốt vướng, niêm mạc đỏ và đau rát ở họng. Nguyên nhân gây ra bệnh là do vi khuẩn, virus, ô nhiễm môi trường, viêm lợi, viêm xoang, thực phẩm kém an toàn,…
7. Viêm họng
Căn bệnh này cũng là một trong những nguyên nhân khiến người bệnh bị viêm họng. Một khi vi khuẩn, liên cầu khuẩn xâm nhập sẽ khiến bệnh nhân bị đau rát cổ họng nhiều hơn.
Trường hợp nhẹ, người bệnh sẽ bị đau rát họng, khô họng. Nếu không tiến hành chữa trị kịp thời, người bệnh sẽ đối diện với hàng loạt các biến chứng phức tạp khác như viêm tai giữa, viêm mũi xoang,…
8. Ngủ mở miệng
Trong quá trình ngủ, nếu bệnh nhân thường xuyên mở miệng thì sẽ đứng trước nguy cơ bị khô miệng. Ban đêm, không khí bên ngoài nhanh chóng tràn vào cổ họng, khiến cho tuyến nước bọt trong miệng nhanh chóng bị khô. Tình trạng này kéo dài sẽ khiến bệnh nhân vô cùng mệt mỏi sau khi ngủ dậy, sức khỏe giảm sút.
9. Trào ngược dạ dày thực quản
Khi mắc bệnh lý này, người bệnh sẽ gặp phải tình trạng các chất dịch axit dư thừa ở dạ dày nhanh chóng trào ngược thực quản. Người bệnh có dấu hiệu bị ợ nóng, ợ hơi, hôi miệng, khàn tiếng, khô rát cổ họng.
Trào ngược dạ dày thực quản biểu hiện rõ nhất là khi người bệnh ngủ. Nếu không được kiểm soát kịp thời, người bệnh sẽ rất dễ đối diện với tình trạng mắc phải một số bệnh lý nghiêm trọng ở cổ họng, ảnh hưởng đến sức khỏe.
Làm gì để bệnh khô họng nhanh khỏi?
Khi bị khô họng, bệnh nhân cần phải tiến hành chữa trị để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe. Tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh, bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị thích hợp nhất. Bên cạnh đó, người bệnh nên áp dụng một số biện pháp dưới đây để dễ dàng cải thiện tình trạng bệnh.
- Áp dụng phương pháp tắm hơi để cung cấp độ ẩm cho niêm mạc màng nhầy đang bị khô, giúp cho vòm họng đỡ bị khô.
- Sử dụng máy xông hơi để trong phòng hoặc cạnh giường ngủ để tạo cảm giác thoải mái, thư giãn, giúp người bệnh dễ dàng đi vào giấc ngủ hơn, ngăn ngừa khô họng.
- Thường xuyên súc miệng bằng nước muối. Đây là cách giúp bệnh nhân tiêu diệt các loại vi khuẩn gây hại ở miệng. Mỗi ngày, người bệnh nên xúc nước muối hai lần để giảm đau rát ở cổ họng.
- Ngậm mật ong pha với nước ấm loãng để kháng khuẩn và giúp vùng cổ dễ chịu hơn.
- Súc miệng bằng dung dịch giấm táo cũng là cách làm giảm đau rát họng.
- Dùng viên ngậm để giúp kích thích tuyến nước bọt, làm dịu cổ họng
- Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, bổ sung cho cơ thể các dưỡng chất thiết yếu, nhất là thành phần vitamin từ trái cây và rau xanh.
- Hạn chế sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá,… vì chúng sẽ gây ảnh hưởng đến quá trình điều trị bệnh.
- Uống đủ nước để giúp giảm tình trạng khô, nghẹn cổ họng. Đây cũng là cách giúp người bệnh có thể duy trì được các hoạt động của các cơ quan trong cơ thể. Ngoài nước lọc, bệnh nhân có thể bổ sung nước ép trái cây để bệnh nhanh chóng khỏi.
- Rửa mũi bằng nước muối sinh lý vì một số trường hợp người bệnh bị khô ở vùng mũi dẫn đến khô cổ họng.
- Nếu thời tiết lạnh, người bệnh cần phải giữ ấm cơ thể để giảm khô họng.
- Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao để tăng sức đề kháng cho cơ thể.
Nếu chẳng may bị khô họng, bạn không nên quá chủ quan mà hãy nhanh chóng chữa trị bệnh kịp thời. Điều này sẽ giúp cho bệnh nhân tránh được các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra. Bên cạnh đó, người bệnh cũng không nên tự ý mua thuốc điều trị mà không có sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
Có thể bạn quan tâm
- Bị khô cổ họng khi ngủ do đâu? Cách phòng tránh
- Bị đờm ở cổ họng lâu ngày mãi không khỏi phải làm sao?
Bình luận (1)
Cho con hỏi mỗi ngày nên uống bao nhiêu lít nước vậy