Mổ nội soi thai ngoài tử cung và thông tin cần biết

Bác sĩ phụ trách

Bác Sĩ Đỗ Thanh Hà

Trưởng khoa Phụ Sản

Mổ nội soi thai ngoài tử cung là một trong những kỹ thuật điều trị thai ngoài tử cung chưa vỡ hoặc đã vỡ. Ưu điểm của phương pháp này là đem lại hiệu quả cao, ít xâm lấn trên da thịt nên ít đau đớn, vết mổ nhỏ có tính thẩm mỹ cao và sớm hồi phục sức khỏe hơn so với kỹ thuật mổ truyền thống. 

Mang thai ngoài tử cung – Nỗi sợ hãi của nhiều chị em phụ nữ

Mang thai ngoài tử cung là một những nỗi sợ hãi của bất kỳ phụ nữ mang thai nào. Thông thường, sau khi trứng được thụ tinh sẽ di chuyển theo vòi trứng vào bên trong buồng tử cung và làm tổ tại đây. Tuy nhiên, vì một lý do nào đó mà phôi thai bị “kẹt lại” và bám vào vòi trứng để làm tổ hoặc tại nhiều cơ quan khác như buồng trứng, cổ tử cung, ổ bụng, vết sẹo mổ thành tử cung, ổ phúc mạc hoặc nguy hiểm hơn là phôi thai bám vào vị trí nối giữa vòi trứng và tử cung hay còn được gọi là tình trạng thai góc sừng.

Mổ nội soi thai ngoài tử cung
Mang thai ngoài tử cung là bệnh lý sản khoa xảy ra phổ biến hiện nay

Tuy nhiên, đây là tình trạng bất thường khiến thai không thể phát triển được, thậm chí gây nguy hiểm đến sức khỏe, tính mạng của người mẹ. Vì trên thực tế, chỉ có tử cung mới là vị trí thích hợp nhất để phôi thai phát triển trong suốt 9 tháng 10 ngày cho đến khi chào đời, còn bất kỳ nơi nào khác đều không thể làm được điều này. 

Tại Việt Nam, mang thai ngoài tử cung là bệnh lý rất phổ biến và tỷ lệ mắc bệnh ngày càng cao. Nguyên nhân chủ yếu là tình trạng nạo phá thai ngày càng nhiều cũng như sự thiếu hiểu biết về biện pháp quan hệ tình dục an toàn và cách chăm sóc sức khỏe sinh sản định kỳ. 

Những điều cần biết về mổ nội soi thai ngoài tử cung

Mổ nội soi thai ngoài tử cung là biện pháp điều trị đảm bảo sự an toàn và sức khỏe cho ngườ phụ nữ cũng như bảo toàn chức năng sinh sản về sau. 

1. Khi nào nên mổ nội soi thai ngoài tử cung?

Khi xuất hiện các dấu hiệu mang thai bình thường như tắt kinh, ốm nghén, mệt mỏi, khó ngửi mùi lạ… và sử dụng que thử thai cho kết quả 2 vạch, tốt nhất chị em nên thăm khám lại tại bệnh viện để được chẩn đoán kết quả chính xác nhất. Trường hợp kết quả xét nghiệm nồng độ beta hCG trong nước tiểu cho kết quả mang thai nhưng siêu âm không thấy phôi thai trong buồng tử cung thì nguy cơ thai nằm ngoài tử cung là rất cao. 

Tùy vào tình trạng kích thước khối thai mà bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp, hiệu quả. Trong đó, mổ nội soi thai ngoài tử cung là một trong những phương pháp được ưu tiên hàng đầu trong điều trị phẫu thuật thai ngoài tử cung.

Mổ nội soi thai ngoài tử cung
Mổ nội soi thai ngoài tử cung thường được chỉ định trong trường hợp kích thước khối thai lớn nhưng chưa vỡ và bảo tồn chức năng sinh sản về sau

Phương pháp này thường được chỉ định thực hiện trong những trường hợp:

  • Khối thai có kích thuốc đã phát triển to nhưng chưa vỡ.
  • Những phụ nữ chưa sinh con hoặc mong muốn có thêm con trong tương lai.

Tuy nhiên, không phải lúc nào mổ thai ngoài tử cung cũng là hướng điều trị duy nhất. Trường hợp, khối thai còn nhỏ, chỉ vừa hình thành, các triệu chứng cũng chưa quá nặng nề, chưa biến chứng nghiêm trọng thì sẽ được chỉ định điều trị thai ngoài tử cung bằng thuốc. Lúc này, bác sĩ sẽ tiêm thuốc Methotrexate trong vòng 4 – 6 tuần nhằm ngăn cho khối thai không phát triển được và sau đó tự tiêu biến đi. 

2. Ưu và nhược điểm của phương pháp mổ nội soi thai ngoài tử cung

Ưu điểm

  • Mổ nội soi thai ngoài tử cung là phương pháp mổ kín nhằm loại bỏ khối thai nhanh chóng, hiệu quả nhưng vẫn đảm bảo ít gây đau đớn, vết mổ nhỏ có tính thẩm mỹ cao và hạn chế tối đa việc sử dụng thuốc kháng sinh dự phòng. 
  • Thời gian nằm viện ngắn chỉ khoảng 24 – 48 tiếng là có thể xuất viện được và thời gian phục hồi nhanh giúp sớm có thai trở lại. 
  • Mổ nội soi thai ngoài tử cung còn giúp phòng ngừa một số biến chứng nguy cơ rủi ro trong phẫu thuật chẳng hạn như tắc dính ruột sau mổ.

Nhược điểm

  • Mổ nội soi thai ngoài tử cung là một kỹ thuật mổ phức tạp và khó. Vì vậy đòi hỏi người bác sĩ thực hiện phải vững chuyên môn và có kinh nghiệm, được đào tạo bài bản. 
  • Phương pháp này chỉ được áp dụng thực hiện trong trường hợp thai ngoài tử cung chưa vỡ. 
  • Chi phí mổ nội soi thai ngoài tử cung khá cao. 

3. Chi tiết quy trình mổ nội soi thai ngoài tử cung

Mổ nội soi thai ngoài tử cung chỉ được áp dụng cho những trường hợp mang thai ngoài tử cung nhưng chưa bị xoắn vỡ. Quy trình thực hiện nhanh hay chậm còn phụ thuộc vào mức độ phức tạp của ca phẫu thuật và trình độ của người bác sĩ thực hiện. 

Mổ nội soi thai ngoài tử cung
Mổ nội soi thai ngoài tử cung đem lại hiệu quả cao, ít xâm lấn, ít đau đớn, vết mổ có tính thẩm mỹ cao và thời gian phục hồi nhanh

Trước khi mổ nội soi thai ngoài tử cung

Trước khi thực hiện mổ nội soi thai ngoài tử cung, người bệnh sẽ được theo dõi tình trạng sức khỏe tổng thể như:

  • Bị đau bụng nhiều hay ít, tần suất đau bụng có thường xuyên không
  • Có xuất hiện cảm giác thốn nặng trong hậu môn hay có muốn đi đại tiện không. 
  • Theo dõi sát các chỉ số huyết áp, mạch, nhịp tim, nhịp thở… để có phương án điều trị an toàn và tốt nhất. 

Đồng thời, người bệnh được tư vấn kỹ càng về lý do thực hiện phẫu thuật, các nguy cơ biến chứng sinh sản sau mổ về sau và hướng dẫn các biện pháp phòng tránh thai nên áp dụng để tránh tái phát chửa ngoài tử cung. Cuối cùng, bệnh nhân hoặc người nhà phải ký cam đoan phẫu thuật trước khi tiến hành. 

Quá trình mổ nội soi thai ngoài tử cung

Bước 1: Chuẩn bị

  • Tiến hành thụt tháo, vệ sinh kỹ lưỡng vùng bụng và âm hộ, thông tiểu và sát khuẩn sạch sẽ thành bụng ngay tại vị trí sẽ mổ. 
  • Sản phụ được gây mê nội khí quản. 

Bước 2:  Tiến hành phẫu thuật

  • Bơm CO2
  • Chọc Trocar
  • Đánh giá ổ bụng và tiểu khung: Hút hết máu, rửa ổ bụng, đánh giá toàn bộ ổ bụng và tiểu khung, đặc biệt là vị trí, tình trạng khối chửa và vòi tử cung ở bên đối diện.
  • Phẫu thuật: tùy thuộc vào tổn thương có thể cắt vòi tử cung triệt để 130 hoặc chỉ cắt vòi tử cung từ eo đến loa hoặc ngược lại.
  • Rửa ổ bụng và kiểm tra lần cuối
  • Bảo tồn vòi tử cung
  • Mở vòi tử cung
  • Lấy thai ra khỏi vòi tử cung
  • Kết thúc ca phẫu thuật

Sau khi mổ nội soi thai ngoài tử cung

Sau khi hoàn thành ca mổ nội soi thai ngoài tử cung, sản phụ có thể về nhà ngay trong ngày hoặc sau 48 tiếng nếu các chỉ số sức khỏe đều ổn định. Kỹ thuật nội soi không gây ra vết mổ quá lớn nên đa số chị em sau mổ đều có thể đi lại được ngay. Đặc biệt, sức khỏe của sản phụ thường rất yếu nên cần được chăm sóc kỹ lưỡng. Sau khoảng 1 tháng vết thương sẽ hoàn toàn hồi phục. 

Mổ nội soi thai ngoài tử cung
Sản phụ sau khi mổ nội soi thai ngoài tử cung sẽ được theo dõi tại bệnh viện và có thể xuất viện ngay trong ngày nếu không xảy ra bất thường
  • Sau mổ nên ưu tiên ăn những món ăn dễ tiêu hóa được chế biến dạng lỏng, mềm như cháo, súp, canh, sữa… 
  • Hạn chế tối đa vận động mạnh sau khi mổ, tuy nhiên vẫn nên đi lại nhẹ nhàng để kích thích tuần hoàn máu trong cơ thể, phòng ngừa tích tụ sản dịch. 
  • Chăm sóc vệ sinh vùng kín kỹ càng, sạch sẽ vì sau khi mổ bỏ thai ngoài tử cung sẽ có máu kèm theo tiết dịch. Nếu tiết dịch nhiều có thể dùng băng vệ sinh, tránh thụt rửa sâu và sử dụng các loại dung dịch vệ sinh có chất tẩy rửa mạnh. 
  • Kiêng quan hệ tình dục ít nhất trong vòng 6 tuần đầu tiên sau mổ nội soi thai ngoài tử cung để tránh gây ảnh hưởng đến vết mổ cũng như quá trình phục hồi sức khỏe. Bên cạnh đó, khi có thể quan hệ lại phải dùng các biện pháp phòng tránh thai an toàn để tránh việc mang thai sớm trong khi cơ quan sinh sản chưa hoàn toàn hồi phục. Thời gian có thể mang thai lại ít nhất là 6 tháng kể từ khi mổ thai ngoài tử cung. 

Một số biến chứng có thể xảy ra sau mổ nội soi thai ngoài tử cung

Sau khi mổ nội soi thai ngoài tử cung, có thể gây ra một số biến chứng như:

  • Chảy máu: Trong lúc gỡ khối thai ra ngoài nhưng thực hiện thao tác cầm máu không tốt vô tình làm tổn thương mạc treo vòi tử cung, các nhánh nối giữa động mạch buồng trứng và động mạch tử cung. 
  • Tổn thương ruột: Do khối thai lớn và dính nhiều bề mặt tiếp xúc nên chảy máu nhiều.
  • Gây chấn thương các cơ quan khác: Do khối thai nằm ngoài tử cung dính với một phần hay toàn bộ cơ quan ruột, thành chậu hông.
  • Tồn tại nguyên bào nuôi: Trường hợp nhân viên y tế không lấy hết bệnh phẩm ra ngoài, khiến chúng rơi vào bụng và tiếp tục phát triển gây bệnh. 

Vì vậy, sau mổ nội soi thai ngoài tử cung nếu có biểu hiện như chảy máu ồ ạt kéo dài, vết mổ nhiễm trùng kèm theo sốt cao, nên nhanh chóng đến bệnh viện để được thăm khám, chẩn đoán và xử lý kịp thời. 

Chi phí mổ nội soi thai ngoài tử cung 

Hiện nay, mổ nội soi thai ngoài tử cung là phương pháp phổ biến và được nhiều chị em phụ nữ ưu tiên chọn lựa vì có nhiều ưu điểm nổi trội như không đau, có tính thẩm mỹ cao vì vết sẹo không lớn. Tuy nhiên, cũng vì lẽ đó nên chi phí mổ nội soi thai ngoài tử cung không hề rẻ. 

Trên thực tế, không có một con số chính xác nào về chi phí mổ nội soi thai ngoài tử cung cho tất cả các trường hợp. Vì việc định giá bất kỳ một phương pháp nào còn tùy thuộc vào rất nhiều yếu tố như:

  • Tình trạng sức khỏe của người bệnh, yếu tố này quyết định mức độ phức tạp của ca phẫu thuật
  • Cơ sở y tế hay bệnh viện mà người bệnh chọn để điều trị.
  • Chất lượng dịch vụ thường hay cao cấp trong quá trình điều trị
  • Số lần thăm khám sàng lọc, xét nghiệm…
  • Có sử dụng bảo hiểm y tế hay không…
Mổ nội soi thai ngoài tử cung
Chi phí mổ nội soi thai ngoài tử cung phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau

Thông thường, chi phí thực hiện mổ nội soi thai ngoài tử cung sẽ dao động trong khoảng từ 25.000.000 – 28.000.000 VNĐ. Đồng thời, dựa vào các yếu tố chi phí vừa kể trên bạn có thể ước tính con số chi phí tổng. Nếu muốn biết chính xác có thể đến bệnh viện để được tư vấn mức phí dự trù. 

Trên đây là những thông tin chi tiết về phương pháp mổ nội soi thai ngoài tử cung. Hy vọng những kiến thức bổ ích này sẽ giúp chị em phụ nữ hiểu thêm về cách điều trị mang thai ngoài tử cung an toàn và hiệu quả. Tốt nhất chị em nên đến bệnh viện, cơ sở y tế chuyên khoa để được tư vấn cụ thể hơn. 

Có thể bạn quan tâm

Chia sẻ:
Bầu 3 tháng đầu nên ăn gì, kiêng gì tốt cho con?

Phụ nữ mang bầu 3 tháng đầu nên ăn gì mới tốt cho sự phát triển của con yêu trong…

Tiền sản giật là gì? Cách điều trị và phòng ngừa

Tiền sản giật là căn bệnh nguy hiểm ở phụ nữ mang thai, nếu không được điều trị kịp thời,…

nhịp đập lạ ở bụng có phải mang thai không Có nhịp đập lạ ở bụng có phải dấu hiệu mang thai?

Có nhịp đập lạ ở bụng có phải mang thai không? Đây là câu hỏi mà nhiều chị em phụ…

dấu hiệu mang thai đôi Dấu hiệu mang thai đôi, ba…sớm nhất – Mẹ nên biết

Dấu hiệu mang thai đôi, ba... thường có nhiều điểm đặc trưng hơn so với những trường hợp mang thai…

bụng dưới to có phải có thai không Bụng dưới to có phải có thai không? Cách nhận biết

Bụng dưới đột nhiên lớn bất thường là dấu hiệu khiến nhiều chị em lo lắng mang thai. Tuy nhiên…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua