8 tác dụng của cơm rượu với sức khỏe con người

Cơm rượu là món ăn truyền thống của ngày tết Đoan Ngọ nhưng ít ai ngờ được rằng nó mang lại rất nhiều tác dụng với sức khỏe con người. Sử dụng món ăn này đúng cách không chỉ giúp ngăn ngừa các bệnh lý về tim mạch, tiểu đường, xương khớp mà còn góp phần giảm cân, làm đẹp da. 

Cơm rượu là gì?

Cơm rượu (hay còn gọi là rượu cái) được lên men từ cơm nếp. Món ăn này được chế biến bằng cách nấu gạo nếp cho chín, sau đó để nguội và ủ với men rượu trong 3 -4 ngày cho lên men. Thành phẩm thu được là cơm rượu có vị cay nồng, ngọt, mùi thơm nồng đặc trưng của rượu và hơi ướt do cơm tiết nước ra.

cơm rượu
Cơm rượu là món ăn dân giã nhưng có nhiều tác dụng quý với sức khỏe

Tùy theo loại gạo sử dụng mà có các loại cơm rượu khác nhau như:

  • Cơm rượu nếp cẩm ( nếp than)
  • Cơm rượu nếp lứt
  • Cơm rượu nếp cái hoa vàng
  • Cơm rượu nếp trắng 

Ở nước ra, cơm rượu là món ăn không thể thiếu trong ngày tết Đoan Ngọ ( 5/5 âm lịch ). Dân gian quan niệm rằng, vào ngày nếu ăn rượu cái vào lúc sáng sớm sẽ giúp tiêu diệt sạch sâu bọ, tức giun sán và ký sinh trùng trong cơ thể nhờ vào đặc tính cay, nóng, chua của nó. Nét đẹp văn hóa này cho đến nay vẫn còn được duy trì.

Thực tế, thói quen ăn cơm rượu không chỉ có ý nghĩa về mặt tâm linh mà ngày nay món ăn này còn được sử dụng rộng rãi vào bất cứ thời điểm nào trong năm nhờ có nhiều tác dụng tuyệt vời đối với sức khỏe.

Tác dụng của cơm rượu

Ăn cơm rượu đúng cách mang lại cho bạn nhiều lợi ích như:

1. Phòng ngừa bệnh tiểu đường

Một số loại cơm rượu được làm từ gạo nếp lứt hay nếp cẩm vẫn còn nguyên lớp vỏ cám bên ngoài nên chứa nhiều chất xơ , gluxit, vitamin nhóm B, protit, lipit cùng nhiều loại khoáng tố khác. Chúng giúp bồi bổ sức khỏe, làm giảm lượng đường trong máu, ngăn ngừa bệnh tiểu đường.

2. Giảm cholesterol xấu, ngăn ngừa các vấn đề về tim mạch

Nghiên cứu cho thấy, dùng cơm rượu nếp cẩm có thể giúp giảm đáng kể lượng cholesterol có hại trong máu. Điều này rất có lợi trong việc ổn định huyết áp ở những bệnh nhân mắc chứng cao huyết áp.

Ngoài ra, cơm rượu còn bổ sung các hoạt chất lovastatine và egosterol. Chúng giúp nâng cao sức khỏe tim mạch, giảm thiểu nguy cơ bị tai biến mạch máu não.

3. Thúc đẩy tiêu hóa

Tác dụng của cơm rượu với hệ tiêu hóa thể hiện khá rõ ràng. Nó được sử dụng làm món khai vị mang lại cảm giác ăn uống ngon miệng. Đồng thời cơm rượu còn bổ sung chất xơ và axit giúp thúc đẩy tiêu hóa, ngăn ngừa hiện tượng khó tiêu, đầy bụng, giúp đường ruột vận động trơn tru.

Nếu bạn có biểu hiện chán ăn hoặc tiêu hóa kém, mỗi ngày ăn một chén nhỏ cơm rượu hoặc uống nước cơm rượu trước khi ăn sẽ thấy tình trạng được cải thiện đáng kể.

4. Ăn cơm rượu giúp bổ sung sắt, ngăn ngừa thiếu máu

Rượu cái chứa hàm lượng sắt phong phú, nhất là cơm rượu được làm từ nếp cẩm. Chất này đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy cơ thể sản xuất tế bào hồng cầu, ngăn ngừa chứng thiếu máu do thiếu sắt.

5. Làm đẹp da

Cơm rượu chứng nhiều vitamin B và các chất dinh dưỡng cần thiết cho da. Chúng giúp chống oxy hóa, dưỡng ẩm và làm trắng da. 

tác dụng của cơm rượu
Đắp mặt nạ cơm rượu giúp nuôi dưỡng và làm trắng da

Bạn có thể dùng cơm rượu nguyên chất hoặc kết hợp với sữa chua không đường, sữa tươi, mật ong hay trứng gà làm mặt nạ chăm sóc da. Đắp 2 – 3 lần mỗi tuần để làn da luôn tươi trẻ, láng mịn và tràn đầy sức sống.

6. Hỗ trợ giảm cân

Cơm rượu giúp đẩy nhanh quá trình trao đổi chất trong cơ thể, tăng cường khả năng chuyển hóa chất đạm và chất béo. Nhờ vậy ăn rượu cái thường xuyên có thể giúp bạn kiểm soát tốt cân nặng, hỗ trợ giảm cân hiệu quả hơn.

7. Cải thiện chất lượng cuộc yêu

Nam giới ăn một lượng cơm rượu vừa đủ mỗi ngày có thể giúp cải thiện chất lượng đời sống tình dục. Nó có tác dụng tương tự như rượu vang, khi dùng sẽ thúc đẩy lưu thông tuần hoàn máu, bơm máu nhiều hơn đến dương vật. Qua đó mang lại cảm giác hưng phấn, giúp cậu nhỏ cương cứng tốt hơn khi quan hệ.

8. Phòng ngừa các bệnh lý về xương khớp

Bản thân gạo nếp lứt chứa rất nhiều canxi và chất dinh dưỡng này vẫn được giữ nguyên vẹn khi lên men thành rượu cái. Chính vì vậy, ăn cơm rượu chính là liệu pháp bổ sung canxi tự nhiên cho cơ thể, củng cố hệ xương, ngăn ngừa các bệnh lý như loãng xương, thoái hóa khớp.

Hướng dẫn cách làm cơm rượu ngon

Mỗi vùng miền có cách làm cơm rượu khác nhau. Các bà nội trợ chế biến rượu cái của miền Bắc và miền Nam theo hướng dẫn dưới đây:

1. Cách làm cơm rượu miền Nam

– Chuẩn bị:

  • Gạo nếp: 1/2 kg
  • Men ngọt : 6 viên
  • Nước muối pha loãng: 1 bát
  • Lá chuối dùng để gói cơm rượu
cách làm cơm rượu nếp miền Nam ngon
Cơm rượu nếp miền Nam thường được ủ bằng gạo nếp trắng

– Các bước thực hiện:

  • Lá chuối rửa sạch, để ráo nước và dùng khăn sạch lau cho khô cả 2 mặt
  • Nếp ngâm vài tiếng rồi vo sạch, đem hấp chín hoặc nấu bằng nồi cơm điện.
  • Dàn mỏng cơm nếp ra một cái mâm 
  • Chờ cho cơm nếp nguội hoàn toàn, giã nhuyễn men rồi rải đều lên trên mặt cơm nếp
  • Nhúng tay vào chén nước muối cho khỏi dính rồi nắm cơm thành những vắt tròn nhỏ. Xé một miếng lá chuối cuốn lại sao cho thật chặt tay.
  • Lần lượt xếp những viên cơm nếp vào nồi, thố hay hũ sành. Lưu ý rải một lớp lá chuối bên trên và dưới đáy hũ.
  • Đậy nắp thố lại, cuốn thêm một lớp nilong ở bên ngoài
  • Sau 3 – 5 ngày ủ, cơm rượu sẽ lên men. Bạn thấy rượu cái mềm, tiết ra một ít nước dưới đáy thô, mùi thơm nồng, vị chua ngọt là có thể dùng được. Nếu thấy cơm rượu còn cứng, chưa chín thì tiếp tục ủ thêm 1 – 2 ngày nữa.
  • Cuối cùng, bạn tách riêng phần cơm rượu và nước. Bảo quản cơm rượu trong tủ lạnh để ức chế quá trình lên men, giúp cơm rượu có vị ngọt vừa và không bị cay quá mức.

*Lưu ý: Cơm nếp nấu quá khô hay quá nhão đều không cho thành phần chất lượng. Bạn nên dựa vào loại nếp, độ mới cũ của nếp để điều chỉnh lượng nước nấu cho phù hợp.

2. Cách làm cơm rượu nếp cẩm kiểu miền Bắc

– Chuẩn bị:

  • 1 kg gạo nếp cẩm, nên chọn loại hạt mẩy, to đều, hạt còn nguyên vẹn và có vỏ trấu bên ngoài
  • 2 viên men rượu ngọt
  • Một ít đường
  • Lá sen nếu có
cách làm cơm rượu nếp cẩm
Cơm rượu nếp cẩm có màu sắc bắt mắt, hương vị thơm ngon và chứa nhiều chất dinh dưỡng

– Các bước thực hiện:

  • Vo sạch nếp rồi ngâm qua đêm. Khi nấu nếp sẽ nhanh chín hơn
  • Sau khi nấu nếp chín, dàn mỏng cơm ra một cái mâm sạch, để cho nguội hẳn
  • Giã men cho nhuyễn mịn 
  • Lót một lớp lá sen dưới đáy nồi ủ, sau đó rải một lớp cơm lên trên rồi rắc men vào. Tiếp tục cho một lớp lá, một lớp cơm và men xen kẽ nhau cho đến khi hết.
  • Sau cùng cho một lớp lá sen lên trên mặt thố, đập nắp kín lại, ủ nơi kín gió. 
  • Mùa hè thời tiết nóng nực cơm rượu nếp cẩm sẽ nhanh lên men hơn, chỉ khoảng 2 – 3 ngày có thể dùng được. Mùa đông hoặc những ngày mưa lạnh, thời gian ủ có thể kéo dài nhưng cũng không quá 5 ngày.
  • Gạn phần nước để riêng, cái cho vào tủ lạnh dùng dần.

Cách ăn cơm rượu ngon nhất

Rượu cái được thưởng thức theo nhiều cách tùy theo sở thích cũng như khẩu vị của người dùng. Dưới đây là những cách ăn cơm rượu đang được ưa chuộng:

– Ăn cơm rượu nguyên chất:

Cơm rượu sau khi ủ thành công bạn có thể ăn trực tiếp hoặc làm mát bằng cách cho vào tủ lạnh vài tiếng để tăng thêm cảm giác sảng khoái khi ăn. Với cách này, bạn sẽ thưởng thức được hương vị nguyên thủy của rượu cái. Nếu có sở thích ăn ngọt hoặc cơm rượu quá cay, bạn chỉ cần trộn thêm chút đường vào để làm dịu vị của nó.

Một số người còn cho đá vào cơm rượu nhưng có ý kiến cho rằng làm như vậy sẽ khiến món ăn bị loãng, vữa và nhạt hơn.

Ủ cơm rượu với trứng gà:

Trứng gà được giữ nguyên vỏ, dùng kim châm ở hai đầu. Sau đó cho vào hũ cùng với cơm rượu và hạ thổ trong khoảng 3 tháng. Theo kinh nghiệm dân gian, phụ nữ sau sinh dùng món này có tác dụng bồi bổ khí huyết, phục hồi sức khỏe, chống suy nhược cơ thể và giúp da dẻ hồng hào hơn.

– Kết hợp với sữa chua:

Đây là một trong các món ngon từ cơm rượu đang được ưa chuộng nhất hiện nay. Cơm rượu nếp cẩm được trộn trung với sữa chua sẽ tạo ra món ăn vặt có vị béo béo, chua ngọt và thơm ngon khó cưỡng.

cách ăn cơm rượu ngon nhất
Món sữa chua nếp cẩm có hương vị lạ miệng, hấp dẫn

Khi dùng, bạn nên chọn sữa chua không đường vì trong nếp cẩm đã có sẵn vị ngọt tự nhiên. Khi ăn sẽ không phải lo ngại dư thừa năng lượng.

Ngoài ra, rượu cái còn là nguyên liệu không thể thiếu trong các món ăn như vịt tiềm cơm rượu, cá trứng hấp cơm rượu, tôm rim cơm rượu, lẩu gà cơm rượu…

Một số thắc mắc thường gặp khi ăn cơm rượu

– Những ai không nên ăn cơm rượu?

Theo Đông y, cơm rượu tính nóng nên không thích hợp cho những người có thể trạng nóng. Dấu hiệu nhận biết tình trạng này là nóng trong người, bốc hỏa, sắc lưỡi đỏ, nước tiểu vàng, da nổi nhiều mụn trứng cá, trong người bứt rứt khó ngủ. Những đối tượng này nếu ăn vào sẽ khiến âm – dương bị mất cân đối trầm trọng và khiến cho các triệu chứng trên càng thêm tồi tệ.

Ngoài ra, tránh ăn rượu cái trong các trường hợp sau:

  • Trẻ nhỏ
  • Người đang gặp các vấn đề về dạ dày
  • Bệnh nhân bị dị ứng
  • Người mắc bệnh chàm
  • Da nổi nhiều mụn trứng cá hoặc mụn nhọt

– Ăn cơm rượu vào lúc nào là tốt nhất?

Bạn có thể ăn rượu cái vào bất cứ thời điểm nào trong ngày nhưng tốt nhất vẫn là buổi sáng. Tuy nhiên cần lưu ý tránh ăn lúc bụng đang trống rỗng vì vị chua trong cơm rượu có thể làm tăng tiết axit khiến cho niêm mạch dạ dày bị kích ứng, khó chịu. Để đảm bảo an toàn, bạn nên ăn lót dạ rồi hãy dùng cơm rượu.

– Ăn cơm rượu có say không?

Trong quá trình lên men, đường trong cơm nếp sẽ được chuyển hóa thành cồn. Cơm rượu càng ủ lâu thì có nồng độ cồn càng cao. Tuy nhiên nếu ăn với mức độ vừa phải thì khả năng say rất thấp.

– Ăn cơm rượu có gây hại cho gan?

Chúng ta thường được nghe khuyến cáo uống nhiều rượu sẽ gây hại cho gan bởi đây là cơ quan chuyển hóa phần lớn chất cồn ở rượu. Trong khi đó rượu lại là sản phẩm sau cùng của quá trình chưng cất rượu cái. Chính vì vậy mà nhiều người e ngại ăn cơm rượu thường xuyên sẽ gây hại cho gan. 

Tuy nhiên bạn không nên quá lo lắng bởi cơm rượu không gây hại như rượu mà ngược lại nó còn có tác dụng kiện tỳ, lợi khí, bảo vệ gan thận. Điều quan trọng là bạn phải sử dụng với mức độ hợp lý chứ đừng ăn quá đà.

Trên đây là những tác dụng của cơm rượu đã được công nhận qua nghiên cứu khoa học. Sử dụng món ăn này đúng cách và điều độ sẽ giúp bạn đạt được những lợi ích tốt nhất cho sức khỏe.

Có thể bạn chưa biết

Chia sẻ:
Ho và buồn nôn là dấu hiệu của các bệnh lý về hô hấp hoặc tiêu hóa Ho và buồn nôn là dấu hiệu của bệnh gì, làm sao khắc phục?

Ho hay buồn nôn đều là cơ chế giúp loại bỏ các dị vật, sinh vật có khả năng xâm…

Đậu Cove (Cô Ve) và 10 Lợi Ích Tuyệt Vời Cho Sức Khỏe

Đậu cove là một loại cây thuộc họ nhà đậu có tên khoa học là Phaseolus vulgaris. Loại cây này…

Mầm đậu nành 12 Tác dụng của mầm đậu nành cho sức khỏe, làm đẹp

Sử dụng mầm đậu nành thường xuyên không chỉ làm đẹp da mà còn cải thiện sức khỏe và sinh…

sâm ngâm mật ong Sâm ngâm mật ong – Công dụng, cách làm và sử dụng

Nhân sâm vốn đã được coi là thần dược bởi nhiều tác dụng quý, khi được ngâm với mật ong…

Trái nhàu – 5 công dụng trong trị bệnh, bồi bổ sức khỏe

Tăng cường miễn dịch, giảm ảnh hưởng của khói thuốc lá, bảo vệ sức khỏe tim mạch, hạ huyết áp…

Bình luận (1)

  1. Hữu lợi
    Hữu lợi says: Trả lời

    Bị trào ngược bao tử. Có ăn cơm rượu đc ko

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua