10 Cách Chế Biến Tổ Yến Thơm Ngon, Nhiều Dinh Dưỡng
Có nhiều cách chế biến tổ yến khác nhau để vừa tăng hương vị thơm ngon cho món ăn vừa giữ được các dưỡng chất có lợi cho sức khỏe. Dưới đây là 10 gợi ý về cách chế biến tổ yến đơn giản bạn có thể tham khảo áp dụng.
Tổ yến (yến sào) là loại thực phẩm tự nhiên có giá trị dinh dưỡng cao, cực kỳ tốt cho sức khỏe con người. Đây là một trong những loại “cao lương mỹ vị” của vua chúa ngày xưa và hiện nay đang được nhiều người săn đón. Trong tổ yến sào chứa rất nhiều dưỡng chất, vitamin, khoáng vi lượng quý hiếm mà cơ thể con người không tự tổng hợp được. Nhờ đó đem lại nhiều lợi ích tích cực như:
- Dưỡng da khỏe đẹp, trắng sáng, giảm nguy cơ hình thành sớm các nếp nhăn, tàn nhang.
- Cải thiện hệ tiêu hóa, cung cấp dưỡng chất, bồi bổ phục hồi sức khỏe.
- Tăng cường hệ miễn dịch nhờ chứa một số loại đạm nhất định giúp đẩy nhanh quá trình tái tạo tế bào B, giảm tần suất đau ốm, mắc các bệnh vặt, ăn ngon ngủ khỏe, sắc mặt tươi tắn, hồng hào…
- Đối với phụ nữ mang thai ăn tổ yến thường xuyên giúp mẹ và thai nhi có đủ chất, khỏe mạnh. Sau sinh giúp giảm rụng tóc, ngủ ngon, phục hồi sức khỏe nhanh chóng…
- Hỗ trợ điều trị một số bệnh lý mãn tính theo quan điểm của y học cổ truyền Trung Hoa.
- …
Tuy nhiên, để đạt được những lợi ích này bạn cần nắm rõ cách chế biến tổ yến sao cho đúng cách, không làm hao hụt các dưỡng chất có trong yến là điều không hề đơn giản.
Cách chế biến tổ yến trong khâu sơ chế
Trước khi bước vào công đoạn chế biến tổ yến thành món ăn, bạn cần nắm được cách sơ chế tổ yến thô đúng. Bước này rất quan trọng vì nó được xem như bước quyết định về giá trị, chất lượng và thời gian bảo quản yến. Chỉ cần thực hiện tốt bước này, tổ yến sau khi làm sạch vẫn giữ nguyên hàm lượng dinh dưỡng, thời hạn sử dụng lâu và thơm ngon hơn sau khi chế biến.
Cách sơ chế tổ yến không quá khó, tuy nhiên khá mất thời gian. Cụ thể cách làm như sau:
- Chuẩn bị các dụng cụ gồm 1 thau nhỏ, 1 nhíp hoặc kẹp gắp, 1 ray lỗ nhỏ, 1 đĩa đựng yến.
- Bước 1: Ngâm yến trong thau nước sạch từ 1 – 2 tiếng tùy theo loại tổ yến mà bạn sử dụng. Chú ý đổ nước ngâm yến ngập hết bề mặt yến để yến tơi đều.
- Bước 2: Đổ tổ yến ra rổ cho ráo nước, sau đó dùng nhíp nhặt bỏ lông yến cùng các tạp chất.
- Bước 3: Cho yến vào ray nhỏ, dùng muỗng khuấy nhẹ và nhấc lên nhấc xuống cho lông yến rơi ra ngoài. Liên tục thay nước để làm sạch yến cho đến khi tổ yến có màu trắng hoàn toàn.
Một vài lưu ý về thời gian ngâm tổ yến như sau:
- Tổ yến trắng đã qua tinh chế ngâm từ 15 – 20 phút.
- Tổ yến trắng thô ngâm từ 3 – 4 tiếng.
- Tổ yến huyết tinh chế ngâm từ 25 – 30 phút.
- Tổ yến vàng thô ngâm từ 6 – 8 tiếng.
- Tổ yến huyết đã sơ chế ngâm từ 2.5 – 3 tiếng.
Hướng dẫn 10 cách chế biến tổ yến thành món ăn bổ dưỡng
Tổ yến sau khi đã sơ chế sạch sẽ được mang đi chế biến thành các món ăn thơm ngon, bổ dưỡng. Dưới đây là hướng dẫn 10 cách chế biến tổ yến đơn giản bạn nên thử:
1. Yến sào chưng đường phèn, hạt sen, lá dứa
Một cách chế biến đơn giản kết hợp với những nguyên liệu quen thuộc giúp giữ trọn vẹn các dưỡng chất trong tổ yến. Đồng thời, bồi bổ sức khỏe, ăn ngon ngủ ngon, tinh thần minh mẫn và tăng sức đề kháng.
Chuẩn bị
- 3 – 5g tổ yến tinh chế, ngâm nước 30 phút cho mềm rồi vớt ra để ráo.
- 10gr lá dứa, rửa sạch, cắt khúc, xay nhuyễn lấy nước cốt.
- 100gr hạt sen, bỏ tâm sen, rửa sạch rồi hấp chín mềm.
- 20gr đường phèn.
Cách chế biến
- Bước 1: Cho tổ yến đã làm sạch chưng cách thủy 20 phút. Lưu ý đặt chén vào nồi chưng sao cho nước ngập đến 1/4 thân chén.
- Bước 2: Khi còn khoảng 5 phút hoàn thành, mở nắp cho đường phèn và hạt sen đã chín vào, khuấy nhẹ rồi đậy nắp lại cho đến khi chín hoàn toàn thì tắt bếp.
2. Yến sào chưng hạt chia Úc, táo Hàn
Món yến chưng hạt chia Úc và táo Hàn là sự kết hợp hoàn hảo cực kỳ tốt cho sức khỏe, bổ thận, làm đẹp da, dưỡng tóc, tốt cho hệ tiêu hóa, điều hòa huyết áp, cải thiện trí nhớ, tăng cường trí não…
Chuẩn bị
- Dùng 2 – 5gr yến đã làm sạch, ngâm nước 25 – 30 phút.
- Hạt chia rửa sạch, ngâm nước 5 phút.
- Táo rửa sạch, cắt đôi.
- 2gr đường phèn
Cách chế biến
- Bước 1: Cho các nguyên liệu gồm yến sào, táo đỏ, hạt chia vào thố chưng yến.
- Bước 2: Đổ vào một lượng nước vừa đủ, đậy nắp lại rồi tiến hành chưng trên lửa lớn rồi hạ nhỏ lửa chưng thêm 15 – 20 phút.
- Bước 3: Cho đường phèn vào bước cuối cùng khi các nguyên liệu đã chín, nấu thêm 5 phút là hoàn thành.
3. Yến sào chưng đông trùng hạ thảo
Cách chế biến tổ yến chưng đông trùng hạ thảo đặc biệt bổ dưỡng thích hợp cho mọi đối tượng, nhất là với những người vừa mới ốm dậy, suy nhược cơ thể…
Chuẩn bị:
- 5gr tổ yến đã qua tinh chế, ngâm 30 phút cho mềm rồi vớt ra để ráo.
- 1 – 2 con đông trùng hạ thảo, ngâm nước 5 phút để làm sạch bụi bẩn và mềm hơn.
- 12gr hạt sen, bỏ tâm sen rồi luộc chín.
- 2gr đường phèn
- Một số nguyên liệu tùy thích như kỷ tử, nhụy hoa nghệ tây, hồng hoa Tây Tạng, vài lát gừng…
Cách chế biến
- Bước 1: Cho các nguyên liệu đã chuẩn bị (trừ đường phèn) vào nồi chưng. Đổ vào lượng nước vừa đủ.
- Bước 2: Đậy kín nắp, đun trên lửa lớn cho sôi rồi chỉnh nhỏ lửa chưng khoảng 25 – 30 phút.
- Bước 3: Khi gần hoàn thành, cho thêm gừng vào chưng thêm 5 phút rồi tắt bếp.
4. Yến sào chưng saffron, mật ong
Sự kết hợp của yến sào, saffron và mật ong giúp tăng cường sức đề kháng, ức chế sự phát triển của các tế bào ung thư, điển hình là ung thư gan hay ung thư tuyến tiền liệt.
Chuẩn bị:
- 5g yến tinh chế
- 8 – 10 sợi saffron
- Mật ong
Cách thực hiện
- Bước 1: Yến sào ngâm nước 25 – 30 phút cho nở đều, sau đó cho vào thố mang đi chưng cách thủy 20 phút.
- Bước 2: Cho mật ong và saffron vào khuấy nhẹ rồi chưng thêm 5 phút nữa là hoàn thành. Nên sử dụng khi còn ấm nóng để đạt hiệu quả tốt nhất.
5. Yến sào chưng sữa tươi
Món yến sào chưng sữa tươi giàu dinh dưỡng phù hợp với người vừa ốm dậy, người lớn tuổi, phụ nữ mang thai, trẻ em suy dinh dưỡng, người mắc các bệnh về đường tiêu hóa…
Chuẩn bị
- 10 – 20gr tổ yến
- 30 – 50ml sữa tươi
- 2 – 3 quả trứng gà
- Gia vị.
Cách chế biến
- Bước 1: Cho trứng ra tô, đánh đều rồi cho sữa tươi vào khuấy tan, đổ hỗn hợp qua rây để loại bỏ bọt khí, cặn thừa.
- Bước 2: Cho yến đã làm sạch vào hỗn hợp này, nêm nếm gia vị vừa ăn rồi đổ vào thố chưng.
- Bước 3: Chưng cách thủy trong vòng 10 phút thì tắt bếp. Ăn nóng hoặc lạnh đều rất ngon.
6. Sữa chua yến sào
Cách chế biến yến sào như một món ăn vặt giúp kích thích vị giác rất tốt, hỗ trợ tiêu hóa và bổ sung đầy đủ các dưỡng chất cần thiết, đặc biệt tốt cho sức khỏe và sắc đẹp của chị em phụ nữ.
Chuẩn bị
- Tổ yến tinh chế hoặc tổ yến thô đã làm sạch.
- Sữa đặc, sữa chua, đường phèn, các loại trái cây theo sở thích…
Cách chế biến
- Bước 1: Chưng yến 30 phút cho chín mềm. Trái cây sơ chế, rửa sạch, cắt hạt lựu.
- Bước 2: Trộn trái cây với sữa đặc và sữa chua, trộn đều lên rồi thưởng thức. Có thể cho vào tủ lạnh để tăng thêm hương vị.
7. Yến sào tần tim gà
Món yến sào tần tim gà rất bổ dưỡng, cung cấp các dưỡng chất cần thiết giúp duy trì sự khỏe mạnh, đặc biệt phù hợp với những người đang bệnh, vừa ốm dậy, người mắc bệnh huyết áp, tiểu đường, phụ nữ mang thai…
Chuẩn bị
- 20gr yến tươi hoặc 5gr yến tinh chế
- 3 – 5 quả tim gà
- Hạt sen, táo đỏ, nấm đông cô mỗi loại một ít.
- Rau thơm và các loại gia vị nêm nếm thông thường.
Cách chế biến
- Bước 1: Sơ chế các nguyên liệu, tổ yến, nấm đông cô, táo đỏ, hạt sen mang đi ngâm nước. Tim gà rửa sạch, cắt thành từng miếng vừa ăn.
- Bước 2: Cho tất cả các nguyên liệu vào thố sứ hoặc bát chưng chuyên dụng có nắp đậy.
- Bước 3: Chưng cách thủy từ 25 – 30 phút thì tắt bếp. Cho thêmmột ít muối và rau thơm vào tô, thưởng thức khi còn nóng.
8. Yến sào tiềm gà ác thuốc Bắc
Chuẩn bị
- 20gr yến tươi hoặc 5gr yến tinh chế
- 1 con gà ác
- 1 gói thuốc Bắc đủ loại chuyên để nấu ăn.
- 3 vỏ quýt khô và 5 miếng thịt xá xíu.
Cách chế biến
- Bước 1: Ngâm nở yến và để cho ráo nước, vỏ quýt cũng ngâm cho nở ra. Gà làm sạch, sơ chế khử mùi tanh.
- Bước 2: Đun sôi vỏ quýt, cho gà nào trần sơ khoảng 1 phút rồi vớt ra để ráo.
- Bước 3: Cho vào nồi 2 chén nước lọc, túi thuốc Bắc và gà vào hầm trong vòng 1 tiếng. Trong lúc nấu phải trở gà liên tục để gà chín đều từ trong ra ngoài.
- Bước 3: Cho phần gà đã hầm chín vào thố chưng, cho hết phần xá xíu và yến đã sơ chế vào cùng. Chưng cách thủy trong vòng 20 phút thì tắt bếp. Nêm nếm cho vừa ăn và dùng khi còn nóng.
9. Tổ yến nấu cháo thịt bằm
Đây là một món cháo thơm ngon, dễ ăn và tốt cho sức khỏe, đặc biệt phù hợp đối với trẻ nhỏ bị biếng ăn, người lớn tuổi…
Chuẩn bị
- Gạo
- Thịt heo hoặc bò xay nhuyễn
- Yến sào
- Các loại gia vị thông thường
Cách chế biến
- Bước 1: Vo gạo nấu cháo chín nhừ.
- Bước 2: Thịt bằm xào chín với một ít gia vị đến khi săn lại là được.
- Bước 3: Chưng cách thủy yến sào 20 phút cho chín mềm.
- Bước 4: Cháo chín cho yến sào và thịt bằm vào nấu khoảng 5 phút. Nêm nếm gia vị lại cho vừa ăn rồi tắt bếp, múc ra chén và ăn khi còn nóng để đạt hiệu quả tốt nhất.
10. Cơm gà tổ yến
Món cơm gà tổ yến là một món ăn ngon từ tổ yến nhưng ít người biết, có thể được xem như món chính trong ngày. Không chỉ cung cấp nguồn năng lượng cho bạn mà vẫn đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng, đủ no và không bị ngán.
Chuẩn bị:
- Tổ yến sạch đã qua sơ chế
- Ức gà hoặc đùi gà tùy thích
- Gạo
- Các loại gia vị thông dụng
Cách chế biến
- Bước 1: Gà sau khi đã sơ chế sạch sẽ cho vào nồi luộc 30 phút cho chín mềm.
- Bước 2: Vớt gà ra, dùng nước luộc gà để nấu cơm.
- Bước 3: Tổ yến đem chưng cách thủy khoảng 30 phút.
- Bước 4: Cho cơm ra đĩa, gà chặt miếng vừa ăn và cho yến lên trên. Ăn cùng với nước tương hoặc nước mắm đều được.
Một số lưu ý quan trọng về cách chế biến và dùng yến sào
Để chế biến và sử dụng tổ yến sào hiệu quả, người dùng cần lưu ý một số vấn đề sau đây:
- Khi chưng yến nếu có sử dụng đường phèn, không nên cho đường phèn vào chưng cùng lúc vì sẽ làm ảnh hưởng đến hương vị, hàm lượng dưỡng chất và độ nở của yến.
- Nếu dùng yến để chế biến thành những món ăn có nêm nếm gia vị, chẳng hạn như cháo, cơm nên nấu chín trước rồi cho yến vào sau để giữ được trọn vẹn các dưỡng chất có trong yến.
- Thời gian chưng yến tốt nhất là 20 – 25 phút, khoảng thời gian này đủ để yến chín mềm, sợi yến dai dẻo, không bị nát và vẫn giữ được mùi tanh tự nhiên.
- Có thể sử dụng yến nóng hoặc lạnh tùy thích. Chú ý liều lượng phù hợp với từng đối tượng, khuyến khích sử dụng hàng ngày một ít để đem lại những lợi ích tốt nhất cho sức khỏe.
- Thời điểm ăn yến sào tốt nhất là lúc đang đói bụng để tăng cường khả năng hấp thụ dưỡng chất. Tốt nhất là trước khi đi ngủ 1 tiếng hoặc sáng sớm trước khi ăn sáng 1 tiếng.
- Những người có huyết áp thấp hoặc tiền sử mắc một số bệnh tiêu hóa nên cho thêm vài lát gừng khi chế biến yến sào để làm giảm mùi tanh, tăng hương vị và tránh bị lạnh bụng do yến có tính hàn cao.
Trên đây là gợi y 10 cách chế biến tổ yến thơm ngon, tốt cho sức khỏe. Hãy thử tham khảo và áp dụng ngay để đem lại những món ăn ngon, bồi bổ sức khỏe của bản thân và gia đình nhé. Chúc bạn thành công!
Có thể bạn quan tâm
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!