10 Loại Thức Uống Giúp Trị Đau Họng Cực Nhanh
Có nhiều loại thức uống trị đau họng hiệu quả như nước ấm, mật ong, trà hoa cúc La Mã, trà xanh, nước ép cà rốt… Những loại thức uống này không chỉ giúp làm dịu cơn đau mà còn hỗ trợ giảm viêm và ho, mang lại cảm giác dễ chịu hơn cho cổ họng.
10 loại thức uống trị đau họng hiệu quả, dễ làm
Bên cạnh việc sử dụng thuốc điều trị theo chỉ định, người bị viêm họng cũng cần xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý, lựa chọn các thức uống trị đau họng để hỗ trợ điều trị. Sau đây là danh sách 10 loại thức uống mà người bị đau họng không nên bỏ qua:
Nước ấm
Nước ấm hoặc nước tinh khiết là những thức uống rất tốt cho người bị viêm họng. Nước ấm có tác dụng làm loãng, long đờm, hỗ trợ đào thải chất nhầy và làm ấm cổ họng. Vì vậy, khi bị viêm họng, tốt nhất người bệnh nên sử dụng nước ấm mỗi ngày để hỗ trợ điều trị.
Theo khuyến cáo của các chuyên gia, người bệnh nên uống từ 2 – 2,5 lít nước/ ngày. Tùy vào thể trạng từng người mà sử dụng lượng nước sao cho phù hợp. Uống quá ít hoặc quá nhiều cũng không tốt cho tình trạng bệnh và dễ ảnh hưởng đến sức khỏe.
Tham khảo thêm: Đau họng không nói được phải làm sao? Chữa thế nào?
Nước gừng
Gừng với vị cay và tính ấm là một loại thảo dược tự nhiên có khả năng kháng viêm, tiêu viêm, rất phù hợp cho những người bị viêm họng, đặc biệt là viêm họng mãn tính hoặc viêm họng lâu ngày không khỏi.
Bên cạnh đó, gừng còn giúp làm loãng đờm, giảm ho, mang lại hiệu quả tích cực trong việc điều trị các triệu chứng viêm họng kéo dài.
Cách 1:
- Pha một cốc trà nóng, lấy vài lát gừng tươi băm nhuyễn hoặc đập dập thêm vào cốc trà.
- Có thể thêm ít sữa hoặc đường, khuấy đều, uống từ từ từng ngụm.
- Mỗi ngày dùng 2 – 3 ly sẽ thấy các triệu chứng viêm họng cải thiện đáng kể.
Cách 2:
- Lấy vài lát gừng tươi hãm với nước sôi trong 5 phút, thêm chút mật ong để uống.
- Sử dụng trà gừng mật ong giúp giảm ho, ngứa, đau rát và làm ấm cổ họng.
- Có thể cho thêm vài lát chanh tươi để tăng hiệu quả điều trị.
Lưu ý: Không uống quá nhiều trà gừng mật ong vì có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe và hệ tiêu hóa.
Trà hoa cúc La Mã
Một trong những thức uống trị đau họng mà người bệnh không thể bỏ qua là trà hoa cúc La Mã. Cúc La Mã chứa chất chống oxy hóa, có khả năng tiêu viêm, hỗ trợ làm lành vết thương và kích thích lành da.
Ngoài ra, loại cúc này còn có tác dụng an thần, giảm các triệu chứng ợ hơi, ợ nóng, nôn và buồn nôn của các bệnh lý về dạ dày. Để giảm đau họng bằng cúc La Mã, người bệnh có thể dùng 1 ly trà hoa cúc La Mã mỗi ngày đều đặn vào buổi sáng.
Cách thực hiện:
- Cho nước sôi vào cốc, thêm một ít hoa cúc hoặc túi trà hoa cúc khô
- Hãm trong 5 – 10 phút thì lấy túi trà hoặc hoa cúc ra
- Thêm một ít mật ong để dễ uống và tăng hiệu quả điều trị.
Lưu ý: Để khử caffein trong trà, nên tráng sơ trà với nước sôi trong nửa phút rồi bỏ nước này. Mỗi ngày chỉ nên dùng 1 – 2 ly trà nhỏ, dùng quá nhiều dễ gây các tác dụng phụ như buồn ngủ, buồn nôn, sảy thai và sinh non đối với phụ nữ mang thai.
BẬT MÍ: 10 cách chữa đau họng cho bà bầu an toàn, hiệu quả nhanh
Mật ong
Cách dùng mật ong chữa viêm họng có tác dụng giảm đau rát cổ họng, ho có đờm, khàn tiếng và ngứa họng hiệu quả. Đặc biệt mật ong có khả năng tăng cường sức đề kháng, kháng khuẩn mạnh, giúp cơ thể tiêu diệt vi khuẩn gây nhiễm trùng.
Để trị đau họng, bạn có thể pha một ít giấm táo với mật ong vào 1 cốc nước ấm. Uống đều đặn mỗi ngày 1 lần vào buổi sáng sẽ thấy triệu chứng này cải thiện đáng kể.
Lưu ý: Phương pháp này chỉ phù hợp với trẻ vị thành niên và người lớn. Do mật ong có chứa bào tử vi khuẩn gây nhiễm độc nên có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ nhất là trẻ dưới 1 tuổi.
Trà xanh
Nếu bạn đang thắc mắc uống gì khi đau họng thì trà xanh chính là loại thức uống mà bạn không thể bỏ qua. Trà xanh có đặc tính chống viêm, kháng khuẩn, có chứa chất chống oxy hóa mạnh, có thể loại bỏ các chất độc và các gốc tự do gây hại cơ thể.
Không chỉ vậy, loại thức uống này còn có khả năng thúc đẩy quá trình trao đổi chất, giảm đau rát, khó chịu ở cổ họng một cách hiệu quả.
Để cải thiện chứng đau họng, bạn nên dùng mỗi ngày 1 cốc trà xanh khi còn nóng. Nếu nghẹt mũi thì trước khi uống, hãy hít hơi nước bốc lên từ cốc trà rồi nhâm nhi từ từ. Để tăng thêm hiệu quả, có thể ngậm trà xanh với một ít muối.
Lá tía tô
Tía tô vị cay, tính ấm, có tác dụng hỗ trợ điều trị các bệnh về đường hô hấp như ho, đau họng, viêm họng hiệu quả. Dùng nước lá tía tô có thể làm ấm họng, ấm cơ thể, xoa dịu chứng đau họng. Chỉ cần lấy vài lá tía tô, rửa sạch vắt lấy nước, uống vài ngày sẽ thấy các triệu chứng của bệnh viêm họng.
XEM THÊM: 5 cách chữa viêm họng bằng lá tía tô hiệu quả cho mọi đối tượng
Nước ép cà rốt
Đau họng uống gì? Nước ép cà rốt giàu dưỡng chất, có tác dụng ngăn ngừa lão hóa, giúp sáng mắt, cải thiện triệu chứng đau rát, khó chịu ở cổ họng do bệnh viêm họng gây ra. Cách thực hiện:
- Lấy 2 củ cà rốt, rửa sạch, gọt vỏ, xay nhuyễn
- Vắt lấy nước cốt pha với một ít mật ong, thêm nước theo tỷ lệ 1 : 1
- Uống mỗi ngày cho đến khi các triệu chứng giảm hẳn
Lưu ý: Chỉ nên uống 1 ly nước ép cà rốt mỗi ngày trước khi đi ngủ, sử dụng quá nhiều trong thời gian dài dễ gây bệnh vàng da.
Trà quế
Theo Đông y, quế tính ấm, vị đắng ngọt, mùi thơm. Có tác dụng kháng viêm, sát trùng, diệt khuẩn, làm ấm cổ họng, hỗ trợ chữa lành vết thương, tăng cường hệ miễn dịch.
Sử dụng trà quế làm thức uống trị đau họng cũng là một trong những phương pháp giúp cải thiện chứng đau họng đơn giản, dễ áp dụng.
Cách thực hiện:
- Nguyên liệu: 15g bột quế, 30 ml mật ong, 1 củ gừng tươi, 2 quả táo đỏ khô (có thể có hoặc không)
- Gừng tươi tách lấy 1 nhánh, cạo vỏ, đun sôi với nước trong 10 phút thì cho táo đỏ vào đun cùng
- Tiếp tục thêm ít bột quế, thấy sôi lại thì tắt bếp, để nguội, thêm mật ong cho dễ uống
- Dùng khi còn ấm, đều đặn mỗi ngày, khi chứng đau họng giảm dần thì ngưng sử dụng.
Lưu ý: Quế tính nóng, không thích hợp cho người nóng trong, trẻ em, phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú.
Nước chanh
Nước chanh tươi có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, giàu vitamin C và chất chống oxy hóa. Có tác dụng tiêu đờm, giảm ho, làm dịu cổ họng, chống viêm, hỗ trợ điều trị chứng viêm họng.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị 1 cốc nước ấm, lấy 1 quả chanh tươi, vắt vào cốc, thêm ít mật ong, khuấy đều cho tan
- Uống mỗi ngày 1 cốc, có thể thêm vài lát gừng để tăng hiệu quả điều trị.
MÁCH BẠN: 5 cách chữa viêm, đau họng bằng chanh giảm nhanh triệu chứng
Sữa chua dứa
Nếu bạn đang băn khoăn không biết khi bị đau họng uống gì thì sữa chua dứa chính là thức uống mà người viêm họng không thể bỏ qua. Dứa giàu vitamin và chất xơ, thường được sử dụng để chữa các bệnh về đường hô hấp.
Uống sữa chua dứa giúp bạn tăng cường sức đề kháng, cải thiện chứng đau họng hiệu quả.
Cách thực hiện:
- Lấy ½ quả dưới, ép lấy nước, bỏ bã
- Đem phần nước cốt thu được xay với sữa chua
- Dùng mỗi ngày 1 lần với lượng cho phép cho đến khi chứng đau họng giảm dần.
Những lưu ý khi dùng thức uống trị đau họng để đạt hiệu quả tốt nhất
Dùng thức uống để cải thiện đau họng là phương pháp chữa đau họng an toàn, dễ thực hiện. Tuy nhiên, khi áp dụng sử dụng các loại thức uống trên cần lưu ý những vấn đề sau:
- Uống ấm: Đồ uống ấm có tác dụng làm dịu cổ họng, giảm sưng viêm và kích ứng.
- Uống nhiều lần: Uống nhiều nước ấm trong ngày giúp giữ ẩm cho cổ họng, làm loãng đờm và hỗ trợ quá trình hồi phục.
- Kết hợp với các biện pháp khác: Sử dụng thức uống chỉ là một phần trong quá trình điều trị. Kết hợp với nghỉ ngơi, ăn uống lành mạnh và các biện pháp vệ sinh khác sẽ giúp cải thiện tình trạng nhanh chóng hơn.
- Chọn loại thức uống phù hợp: Mỗi loại thức uống có những ưu điểm riêng, nên lựa chọn loại phù hợp với cơ địa và sở thích của bản thân.
- Không lạm dụng: Dùng quá nhiều một loại thức uống có thể gây ra tác dụng phụ không mong muốn.
- Trẻ em dưới 1 tuổi: Không nên cho trẻ dưới 1 tuổi dùng mật ong do nguy cơ ngộ độc botulinum.
- Tìm kiếm tư vấn y tế: Nếu tình trạng đau họng kéo dài hoặc trở nên nghiêm trọng hơn, hãy đến gặp bác sĩ để được khám và điều trị kịp thời.
Tham khảo thêm: Đau họng khó thở – Biểu hiện nguy hiểm chớ nên xem thường
Đau họng khi nào nên tìm đến bác sĩ?
Đau họng thường là một triệu chứng phổ biến và có thể tự khỏi sau vài ngày, đặc biệt khi nó do cảm lạnh hoặc viêm họng do virus gây ra. Tuy nhiên, có một số trường hợp cần tìm đến bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Cụ thể:
- Đau họng kéo dài hơn 1 tuần.
- Sốt cao trên 38.5°C hoặc kéo dài.
- Khó thở, khó nuốt.
- Hạch cổ sưng đau.
- Kèm phát ban hoặc nổi mẩn đỏ.
- Giọng khàn kéo dài hơn 2 tuần.
- Đau tai hoặc chảy máu.
- Đau họng tái phát nhiều lần.
Những biện pháp đơn giản để phòng ngừa đau họng tại nhà
Đau họng là triệu chứng phổ biến, thường do nhiễm trùng hoặc kích ứng. Bên cạnh việc sử dụng các loại thức uống trị đau họng, để phòng ngừa hiệu quả và bảo vệ sức khỏe của mình, bạn có thể áp dụng một số biện pháp đơn giản tại nhà như sau:
- Giữ vệ sinh cá nhân tốt: Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng, đặc biệt sau khi tiếp xúc với bề mặt công cộng hoặc trước khi chạm vào mặt. Tránh tiếp xúc gần với người đang bị cảm cúm hoặc nhiễm trùng hô hấp.
- Giữ ẩm cho cổ họng: Uống đủ nước hàng ngày để giữ cổ họng luôn ẩm. Sử dụng máy tạo ẩm không khí, đặc biệt trong mùa đông hoặc khi không khí khô.
- Hạn chế hít phải chất kích ứng: Tránh hút thuốc lá hoặc hít phải khói thuốc lá. Tránh môi trường ô nhiễm, nhiều bụi hoặc chất hóa học kích ứng.
- Sử dụng khẩu trang: Đeo khẩu trang khi ra ngoài, đặc biệt trong môi trường nhiều bụi hoặc khi tiếp xúc với người có triệu chứng nhiễm bệnh.
- Chăm sóc cổ họng đúng cách: Súc miệng với nước muối ấm để khử khuẩn và làm dịu cổ họng. Hạn chế thực phẩm cay nóng hoặc kích ứng cổ họng.
- Bổ sung dinh dưỡng hợp lý: Tăng cường ăn các loại thực phẩm giàu vitamin C như cam, quýt, kiwi… giúp tăng cường hệ miễn dịch. Ăn mật ong kết hợp với chanh hoặc gừng, giúp làm dịu cổ họng.
- Giữ giọng nói hợp lý: Hạn chế nói to, la hét hoặc sử dụng giọng nói quá mức trong thời gian dài.
- Thể dục và vận động đều đặn: Thể dục giúp tăng cường hệ miễn dịch, giúp cơ thể chống lại bệnh tật tốt hơn.
Có nhiều loại thức uống trị đau họng như nước gừng, trà hoa cúc, mật ong, trà thảo mộc, nước ấm… Những loại thức uống này không chỉ ngon mà còn giúp giảm đau, hỗ trợ làm dịu cổ họng hiệu quả. Tuy nhiên, nếu tình trạng kéo dài, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để được điều trị kịp thời để tìm kiếm nguyên nhân và có biện pháp điều trị phù hợp.
Có thể bạn quan tâm
- 7 cây thuốc nam chữa viêm họng hiệu quả, dễ kiếm
- 5 thuốc ngậm viêm họng giảm đau tốt nhất
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!