Chữa Hắc Lào Bằng Gừng Qua Cách Dùng Dễ Thực Hiện
Chữa hắc lào bằng gừng cũng là mẹo dân gian được nhiều người biết đến. Mặc dù gừng là nguyên liệu thiên nhiên lành tính nhưng mức độ hiệu quả khi chữa hắc lào vẫn chưa được xác nhận. Do đó, không được tự ý áp dụng nếu chưa thăm khám bác sĩ chuyên khoa.
Thực hư công dụng chữa hắc lào bằng gừng
Gừng không chỉ là nguyên liệu nấu ăn, làm gia vị cho món ăn thơm ngon mà còn được sử dụng phổ biến trong y học cổ truyền. Theo đó, gừng tươi (sinh khương) có vị cay nóng, tính ấm, mùi thơm nhẹ, tác dụng tân ôn giải biểu, sát trùng, giải độc, trị ho, đờm, phong hàn, cảm mạo…
Theo các nghiên cứu hiện đại, củ gừng tươi có chứa những thành phần sau:
- Khoảng 3% tinh dầu Zingiberene
- Khoảng 1 – 3% chất cay gingerols và chất cay shogaols
- Chất beta-sesquiphellandrene
- Các dưỡng chất khác nhau vitamin B, vitamin C…
Gừng có thể tốt cho làn da nhờ vào các hoạt chất có lợi mà nó chứa. Có khả năng chống viêm, chống oxi hóa và có thể giúp cải thiện sức kháng của da. Tuy nhiên, việc sử dụng gừng như một phương pháp điều trị bệnh hắc lào có thể không đủ hiệu quả và không có bằng chứng khoa học đáng tin cậy để xác nhận rằng gừng có khả năng này.
Để điều trị hắc lào một cách hiệu quả, thường cần sự kết hợp của nhiều phương pháp y tế như dùng thuốc chống nấm, giảm ngứa kết hợp vệ sinh, chăm sóc da kỹ lưỡng hàng ngày.
=> XEM THÊM: Cách Chữa Hắc Lào Bằng Nha Đam Giúp Da Đẹp, Mịn Hơn
Hướng dẫn 5 cách dùng gừng chữa hắc lào tại nhà
Mặc dù gừng không thể chữa khỏi bệnh hắc lào, nhưng nhờ các dưỡng chất có lợi cho làn da, tổn thương hắc lào có thể được xoa dịu, giảm mức độ nhiễm trùng và phục hồi nhanh hơn.
Dưới đây là 5 cách chữa hắc lào bằng gừng hiệu quả:
1. Rượu gừng
Nguyên liệu:
- 2kg gừng
- 2 – 3 lít rượu trắng
- 1 bình thủy tinh có nắp đậy (khoảng 5 lít)
Cách thực hiện:
- Gừng rửa sạch, phơi qua 1 nắng
- Đập dập, cho vào bình thủy tinh, đổ rượu trắng vào sao cho ngập gừng
- Để nơi khô ráo, thoáng mát sau 1 – 3 tháng là có thể sử dụng.
Cách dùng
- Rượu gừng bạn có thể tự ngâm hoặc mua ngoài cửa hàng đều được
- Vệ sinh sạch sẽ vùng da bị hắc lào, lau khô với khăn mềm
- Đổ một ít rượu ra ngoài chén sạch, dùng tăm bông nhúng vào rượu rồi thoa lên da
- Massage nhẹ nhàng trong 3 – 5 phút, sau 15 – 20 phút có thể rửa lại hoặc không đều được
- Kiên trì thực hiện mỗi ngày để thấy hiệu quả.
2. Kết hợp gừng với muối
Nguyên liệu:
- 100g gừng tươi
- 1 ít muối biển
- 1 miếng vải mỏng hoặc băng gạc
Cách thực hiện:
- Vệ sinh sạch sẽ vùng da bị hắc lào, thấm khô bằng khăn bông mềm
- Gừng tươi rửa sạch, ngâm với nước muối để diệt khuẩn rồi cắt thành lát mỏng
- Cho gừng vào cối giã nhuyễn, trộn muối ăn vào, đợi khi muối ngấm hết thì dùng
- Đắp một lớp mỏng gừng tươi lên da, dùng bông gạc hoặc vải mỏng quấn lại
- Sau 20 – 30 phút thì rửa sạch lại với nước ấm, kiên trì thực hiện 1 lần/ngày, đều đặn mỗi ngày để thấy hiệu quả.
3. Gừng và dầu ô-liu
Nguyên liệu:
- 1 thìa cà phê dầu ô liu
- Một thì nước ép gừng hoặc vài giọt tinh dầu gừng
Cách thực hiện:
- Vệ sinh sạch sẽ vùng da bị hắc lào, thấm khô với khăn mềm
- Trộn đều 2 nguyên liệu đã chuẩn bị, thoa đều hỗn hợp lên da
- Massage nhẹ nhàng từ 3 – 5 phút, sau 15 – 20 phút có thể rửa lại bằng nước ấm hoặc không đều được
- Kiên trì thực hiện mỗi ngày 2 – 3 lần để thấy hiệu quả.
4. Thêm gừng vào khẩu phần ăn
Bên cạnh việc sử dụng gừng ngoài da, bạn cũng có thể thêm gừng vào chế độ ăn uống để nâng cao sức khỏe và hỗ trợ quá trình điều trị. Có rất nhiều món ăn có thể thêm gừng như gà vịt kho gừng, măng tươi kho gừng, tôm kho gừng, canh gừng chay, canh gà gừng nấu nghệ… Ngoài ra, bạn có thể pha mật ong nguyên chất với gừng uống mỗi ngày để tăng sức đề kháng, hỗ trợ phục hồi các tổn thương trên da.
5. Tắm nước gừng tươi
Nguyên liệu:
- 2 – 3 củ gừng tươi
- 3 lít nước
Cách thực hiện:
- Gừng tươi rửa sạch, giã nát (có thể cạo vỏ hoặc không đều được)
- Cho gừng vào nồi, đun sôi với 3 lít nước, đến khi sôi thì tắt bếp
- Để nguội hoặc pha thêm nước để tắm, kiên trì thực hiện đều đặn mỗi ngày để thấy hiệu quả.
Một số lưu ý khi chữa hắc lào bằng gừng
- Không đắp gừng và các nguyên liệu khác lên vùng da có vết thương hở, có nguy cơ hoặc dấu hiệu bội nhiễm.
- Chỉ dùng gừng với liều lượng vừa phải, không lạm dụng trong thời gian dài.
- Không ăn quá nhiều gừng để tránh gây ra các tác dụng phụ ngoài ý muốn như đường tiêu hóa.
- Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, hợp lý, ăn nhiều rau xanh, trái cây, uống nhiều nước và hạn chế các thực phẩm cay nóng, nhiều dầu mỡ…
Trên đây là một số thông tin về công dụng và cách chữa hắc lào bằng gừng mà bạn có thể tham khảo. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi cung cấp sẽ giúp bạn hiểu hơn về cách sử dụng gừng và những vấn đề cần quan tâm khi áp dụng phương pháp này.
Có thể bạn quan tâm
- Cách trị lác (hắc lào) bằng muối có thực sự hiệu quả?
- Cách chữa hắc lào bằng tỏi – Mẹo đơn giản mà hiệu quả
- Cách Chữa Hắc Lào Bằng Kem Đánh Răng – Mẹo Dùng Hay
- Cách chữa hắc lào bằng nghệ có khỏi không?
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!