Trẻ bị nổi mụn ngứa ở chân và tay nên xử lý như thế nào an toàn?
Da trẻ em rất nhạy cảm nên dễ gặp phải các vấn đề về da. Trẻ bị nổi mụn ngứa ở chân và tay là một trong những vấn đề thường gặp khiến nhiều bậc phụ huynh lo lắng. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn chỉ ra nguyên nhân cũng như biện pháp xử lý đúng cách khi con trẻ không may mắc phải tình trạng này.
Trẻ bị nổi mụn ngứa ở chân và tay là dấu hiệu bệnh gì?
Tình trạng nổi mụn ngứa ở chân và tay của trẻ có thể do nhiều nguyên nhân gây ra. Đây đôi khi chỉ là triệu chứng của một kích ứng thông thường hay do trẻ bị côn trùng cắn. Tuy nhiên, tình trạng nổi mụn ngứa ở chân và tay cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo trẻ đang sống chung với các bệnh da liễu.
Sau đây là một số bệnh lý thường gặp liên quan đến tình trạng nổi mụn ngứa ở chân và tay của trẻ:
1. Dị ứng da gây ngứa ở chân và tay hoặc toàn thân
Đây là tình trạng rối loạn da do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra, thường là do cơ thể phản ứng với một số tác nhân khi tiếp xúc. Các tác nhân gây dị ứng có thể bao gồm:
- Hóa chất
- Nhiệt độ thất thường
- Phấn hoa
- Mạt bụi
- Nguồn nước
- Thực phẩm
- Ánh sáng mặt trời
Dị ứng da có thể xuất hiện ở cả người lớn và trẻ em, tuy nhiên trẻ em là đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Bởi trẻ có làn da nhạy cảm và hệ miễn dịch còn yếu. Thông thường, dị ứng da sẽ gây ra các triệu chứng phát ban, sưng, nứt nẻ ở bất cứ vùng da nào. Tuy nhiên, đôi khi hiện trạng này cũng có thể khiến chân và tay của trẻ bị nổi mụn ngứa.
2. Trẻ bị nổi mụn ngứa ở chân và tay do bệnh tay chân miệng
Tình trạng trẻ bị nổi mụn ngứa ở chân và tay cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh tay chân miệng. Đây là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus gây ra rất dễ gặp ở trẻ nhỏ, đặc biệt là những trẻ dưới 10 tuổi.
Bên cạnh các triệu chứng phát ban, nổi mụn ngứa trên da, trẻ còn gặp phải các dấu hiệu toàn thân như:
- Đau họng nhẹ
- Sốt
- Tăng tiết nước bọt
- Chán ăn
- Quấy khóc
- Nôn trớ
Bệnh tay chân miệng có nguy cơ lây lan rất nhanh chóng qua tiếp xúc, cả trực tiếp lẫn gián tiếp. Ngoài ra, nếu không sớm phát hiện và điều trị, các biến chứng như viêm não, liệt dây thần kinh sọ não, co giật, hôn mê… có thể sẽ phát sinh.
3. Bệnh thủy đậu gây nổi mụn ngứa ở trẻ em
Đây cũng là một bệnh truyền nhiễm do virus Varicella Zoster gây ra thường khởi phát vào mùa đông xuân. Đối với trẻ em, bệnh thường xuất hiện nhiều hơn ở những trẻ dưới 10 tuổi.
Thời gian ủ bệnh khoảng từ 14 – 18 ngày và thường chưa xuất hiện những triệu chứng lâm sàng. Khi chân, tay hay những vùng da khác của trẻ xuất hiện mụn ngứa thì bệnh đã bước sang giai đoạn toàn phát. Những triệu chứng trên da luôn đi kèm với tình trạng sốt. Trẻ có thể bị sốt cao từ 39 – 40°C kèm theo mê sảng, co giật hay viêm họng hoặc viêm xuất tiết đường hô hấp trên.
Bệnh thủy đậu cũng có nguy cơ lây lan nhanh qua đường không khí hay qua tiếp xúc với mụn nước trên da người bệnh khi vỡ ra. Nếu không điều trị kịp thời, bệnh thủy đậu có thể phát sinh nhiều biến chứng nguy hiểm. Điển hình như viêm phổi, nhiễm trùng da, nhiễm trùng máu, nhiễm trùng xương khớp…
4. Viêm da cơ địa bệnh lý gây nổi mụn ngứa ở trẻ phổ biến nhất
Viêm da cơ địa cũng có thể là nguyên nhân khiến trẻ bị nổi mụn ngứa ở chân và tay. Đây là một trong những bệnh lý về da rất dễ khởi phát khi trẻ tiếp xúc với các tác nhân gây kích ứng.
Ngoài tình trạng nổi mụn nước li ti gây ngứa ở bất cứ vùng da nào trên cơ thể thì làn da của trẻ thường có dấu hiệu khô, bong tróc vảy và đôi khi là nứt nẻ. Bệnh lý này mặc dù không nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống của trẻ. Đặc biệt, bệnh có thể chuyển sang giai đoạn mãn tính, dễ tái phát nhiều lần nếu không sớm điều trị.
5. Nổi mụn ngứa ở chân và tay do bệnh chốc lở
Đây cũng là một trong những bệnh lý ngoài da thường gặp ở trẻ nhỏ, chủ yếu do vi khuẩn tụ cầu và liên cầu gây ra. Khi trẻ bị nổi mụn ngứa ở chân và tay thì có nguy cơ rất cao là trẻ đang sống chung với bệnh chốc lở.
Bạn có thể dễ dàng phát hiện bệnh chốc lở ở trẻ dựa vào sự xuất hiện của các mụn nước nhỏ li ti ở tay chân, bụng, lưng. Các mụn nước này không chỉ gây ngứa mà còn nhanh chóng phát triển thành mụn mủ, vỡ ra khiến tổn thương da lan rộng.
Ngoài việc khiến da tổn thương, ảnh hưởng đến thẩm mỹ, bệnh chốc lở còn tiềm ẩn nguy cơ phát sinh các bệnh lý khác. Có thể kể đến như nhiễm trùng huyết, viêm mô bào sâu, viêm cầu thận cấp…
Trẻ bị nổi mụn nước ngứa ở chân và tay khi nào nên thăm khám bác sĩ?
Nếu tình trạng nổi mụn ngứa ở chân và tay của trẻ chỉ là do bị côn trùng cắn hoặc do nổi rôm sảy thì không cần phải thăm khám. Các vấn đề này thường nhanh chóng biến mất khi có sự chăm sóc hợp lý ngay tại nhà.
Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, tình trạng mụn ngứa có thể cảnh báo các vấn đề nghiêm trọng hơn. Bạn nên sớm đưa trẻ thăm khám trong các trường hợp sau:
- Tình trạng mụn ngứa không tự biến mất sau vài ngày
- Xuất hiện dịch mủ hay tình trạng viêm nhiễm
- Da trẻ bị khô ráp, bong tróc thậm chí là nứt nẻ
- Các vết mụn có xu hướng lan nhanh sang vùng da khỏe mạnh
- Kèm theo các biểu hiện toàn thân như sốt, chán ăn, quấy khóc…
Lúc này, khi thăm khám bác sĩ sẽ dựa vào triệu chứng và yêu cầu các xét nghiệm cần thiết để chẩn đoán bệnh và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. Trẻ bị nổi mụn ngứa ở chân và tay là vấn đề bạn không nên chủ quan. Bởi có thể đây là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý về da cần được quan tâm sớm. Tốt nhất, bạn cần nắm được những cách xử lý để giúp trẻ ngăn ngừa những tổn thương lan rộng trên da.
Cách chữa hiệu quả khi trẻ bị nổi mụn ngứa ở chân và tay
Đối với các vấn đề ngoài da, mục tiêu trước hết là khắc phục các triệu chứng để làm giảm tổn thương trên da. Bác sĩ sẽ dựa vào các yếu tố sau để đưa ra phương án điều trị thích hợp:
- Nguyên nhân kích hoạt
- Mức độ tổn thương da
- Độ tuổi và thể trạng của trẻ
- Các vấn đề bệnh lý liên quan
Điều trị dị ứng:
Nguyên tắc đầu tiên trong điều trị là cần tránh xa các tác nhân gây kích ứng. Sau đó bác sĩ sẽ kê toa một số loại thuốc kháng Histamin và thuốc ức chế miễn dịch để đẩy lùi triệu chứng. Ngoài ra, một số loại thuốc mỡ hay kem bôi ngoài da cũng có thể được dùng để giảm ngứa và hạn chế tổn thương trên da.
Điều trị bệnh tay chân miệng:
Hiện nay vẫn chưa có thuốc đặc hiệu để điều trị bệnh lý này. Những vết mụn nước thường sẽ tự biến mất trong khoảng 1 – 2 tuần. Tuy nhiên cần thực hiện điều trị để ngăn ngừa nguy cơ phát sinh biến chứng. Bác sĩ sẽ chỉ định thuốc hạ sốt hay chống viêm. Trong trường hợp có bội nhiễm, một số loại kháng sinh chống bội nhiễm sẽ được chỉ định.
Điều trị thủy đậu:
Đối với bệnh lý này, bác sĩ sẽ kê toa một số loại thuốc kháng virus sẽ được chỉ định để ức chế bệnh và ngăn ngừa nguy cơ biến chứng. Có thể dùng thuốc tím bôi lên vết mụn với mục đích kháng viêm và ngừa sẹo. Khi các mụn nước vỡ ra có thể bôi dung dịch xanh Methylen. Với những trẻ dưới 6 tháng tuổi tuyệt đối không dùng kem trị ngứa có chứa Phenol.
Điều trị chốc lở:
Bác sĩ có thể yêu cầu làm sạch vùng da tổn thương cho trẻ bằng thuốc tím hay dung dịch NaCl 0,9%. Một số loại thuốc bôi ngoài da như fucidin, foban, bactroban… thường sẽ được chỉ định. Khi thương da lan rộng kèm theo nguy cơ biến chứng, kháng sinh toàn thân sẽ được bác sĩ cân nhắc.
Điều trị viêm da cơ địa:
Một số loại kem dưỡng ẩm như Vaseline, Aquaphor, Cerave, Cetaphil… có thể được dùng để khắc phục triệu chứng. Để giúp giảm ngứa cho trẻ, bác sĩ có thể chỉ định kết hợp các loại thuốc bôi ngoài da hay thuốc kháng Histamin đường uống.
Tuy nhiên, đối với trẻ em các loại thuốc Tây thường hạn chế sử dụng vì gây ra nhiều tác dụng phụ nguy hại đến trẻ. Những tác dụng phụ ngoài da như: rạn da, teo da, mòn da… Tác dụng phụ của thuốc kháng sinh khiến trẻ còi cọc, chậm lớn…
Vì vậy, các chuyên gia y tế đều khuyến cáo các bậc cha mẹ nên lựa chọn cách chữa bằng thảo dược lành tính trong trường hợp trẻ bị nổi mụn ngứa ở chân và tay. Cách chữa an toàn nhất hiện nay là sử dụng thuốc Đông y nguồn gốc thảo dược được nghiên cứu bài bản.
Biện pháp chăm sóc khi trẻ bị nổi mụn ngứa ở chân và tay
Khi trẻ bị nổi mụn ngứa ở chân và tay, bạn nên chú ý đến các vấn đề sau để hỗ trợ làm giảm các tổn thương trên da:
- Vệ sinh tay chân cho trẻ đúng cách: Chú ý dùng nước ấm để lau rửa, tránh sử dụng các sản phẩm vệ sinh tẩy rửa mạnh.
- Cắt gọn móng tay để tránh trẻ gãi hay chà xát trên da khiến tổn thương lan rộng và nặng nề thêm.
- Cách ly trẻ khỏi các tác nhân gây kích ứng: ánh nắng mặt trời, khói bụi, lông thú…
- Vệ sinh không gian sống cũng như đồ chơi cho trẻ sạch sẽ để loại bỏ các tác nhân gây bệnh.
- Nhanh chóng đưa trẻ thăm khám khi tình trạng mụn ngứa xuất hiện dài ngày.
- Tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ, tuyệt đối không tự ý mua thuốc điều trị cho trẻ hay thay đổi kế hoạch dùng thuốc mà bác sĩ chỉ định.
- Nếu trong quá trình điều trị, cơ thể trẻ phát sinh những vấn đề bất thường cần báo ngay cho bác sĩ để được xử lý.
- Bổ sung đầy đủ dưỡng chất, cho trẻ uống đủ nước để tăng đề kháng. Khi da của trẻ đang tổn thương cần hạn chế thực phẩm quá giàu đạm để tránh phát sinh viêm nhiễm.
Trẻ bị nổi mụn ngứa ở chân và tay là vấn đề phổ biến cần nhận được sự chăm sóc kịp thời và đúng cách. Các bậc cha mẹ hãy liên hệ với Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc khi bé có các biểu hiện ngoài da bất thường để nhận được tư vấn chuyên sâu và hướng dẫn điều trị từ phía bác sĩ YHCT đầu ngành.
Có thể bạn quan tâm:
- Trẻ sơ sinh bị nổi mụn nước khắp người là bệnh gì? Nguy hiểm không?
- Trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở đầu: Nguyên nhân và cách điều trị
Bình luận (1)
Chao bác sĩ con em 6tuoi bị nổi nốt ngứa ở bắp chân và chảy nước vàng uống thuốc ko thấy đỡ .mong bs tư van cho em với