Trẻ bị nổi mẩn đỏ ở bụng và lưng là do bệnh gì? Có nguy hiểm không?

Bác sĩ phụ trách

Bác Sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan

Giám đốc Chuyên môn

Trẻ bị nổi mẩn đỏ ở bụng và lưng thường do dị ứng, viêm da, nổi mề đay mẩn ngứa. Một số trẻ bị nổi mẩn đỏ do nhiễm trùng, viêm nhiễm có thể kèm theo sốt và nhiều triệu chứng khác.

nổi mẩn đỏ ở bụng và lưng ở trẻ
Tình trạng bị nổi mẩn đỏ ở bụng và lưng ở trẻ do nhiều nguyên nhân gây ra

Trẻ bị nổi mẩn đỏ ở bụng và lưng là bệnh gì?

Tùy thuộc vào nguyên nhân, trẻ có thể bị nổi mẩn đỏ toàn thân hoặc chỉ nổi mẩn đỏ ở một vài bộ phận như tay, chân, mặt, lưng… Tình trạng này có thể kèm theo các triệu chứng khác như ngứa hoặc sốt. 

Dưới đây là những nguyên nhân khiến trẻ bị nổi mẩn đỏ ở bụng và lưng:

  • Dị ứng

Dị ứng phấn, sữa tắm, lông động vật, phấn hoa có thể là nguyên nhân khiến lưng và bụng của bé bị nổi mẩn đỏ. Điều này gây ra những mẩn đỏ kèm với cảm giác ngứa ngáy, khiến bé thường xuyên cào gãi.

  • Nổi mề đay

Nổi mề đay là nguyên nhân thường gặp nhất khiến trẻ bị nổi mẩn đỏ ở bụng và lưng. Bệnh gây nổi mẩn đỏ với kích thước không đều kèm theo ngứa ngáy khó chịu.

 

  • Sức đề kháng yếu

Sức đề kháng yếu do hệ thống miễn dịch chưa hoàn thiện có thể khiến bé dễ bị nổi mẩn đỏ, nhất là ở lưng, bụng, mông. Trong lúc này, da của bé mỏng manh, nhạy cảm và dễ phản ứng trước những tác nhân.

  • Sự thay đổi của thời tiết
Thời tiết nóng dễ khiến da bé nổi các mẩn đỏ nhất là ở vùng lưng và bụng
Thời tiết nóng dễ khiến da bé nổi các mẩn đỏ nhất là ở vùng lưng và bụng

Cơ thể trẻ rất nhạy cảm với sự thay đổi của thời tiết. Khi trời chuyển lạnh đột ngột, hay nắng nóng quá mức đều có thể dẫn tới tình trạng nổi mẩn đỏ ở lưng, bụng hoặc toàn thân. Đặc biệt khi thời tiết nóng bức, trẻ toát mồ hôi nhiều gây ứ đọng trong các lỗ chân lông và phát triển thành mẩn đỏ.

  • Nhiễm khuẩn

Trẻ nhỏ sức đề kháng còn yếu nên dễ bị tấn công bởi các virus, vi khuẩn. Từ đó dẫn tới tình trạng nhiễm khuẩn gây ra nổi mẩn đỏ kèm theo ngứa và sốt. Đặc biệt là nếu cha mẹ không thường xuyên tắm rửa, vệ sinh cho bé, môi trường sống không đảm bảo thì nguy cơ mắc bệnh càng cao hơn.

  • Viêm da

Da bé có cấu tạo cực kỳ non yếu. Vì thế bé thường xuyên bị vi khuẩn tấn công gây ra tình trạng viêm da. Tình trạng  này thường gặp trong giai đoạn 6 – 9 tháng tuổi.

Viêm da có rất nhiều dạng như viêm da mủ, viêm da dị ứng, viêm da cơ địa, viêm da thể tạng… Dấu hiệu của bệnh viêm da cũng là các nốt mẩn đỏ ở khắp cơ thể đặc biệt là lưng và bụng.

  • Sốt phát ban
Sốt phát ban thường gây ra các mẩn đỏ ở lưng và bụng
Sốt phát ban thường gây ra các mẩn đỏ ở lưng và bụng

Khi trẻ bị sốt phát ban sẽ kèm theo hiện tượng da nổi mẩn đỏ toàn thân. Ban đỏ có thể biến mất sau vài giờ hoặc vài ngày mà không kèm theo dấu hiệu ngứa, sưng hoặc gây khó chịu cho bé.

Trẻ nổi mẩn đỏ có nguy hiểm không?

Trẻ bị nổi mẩn đỏ là tình trạng rất thường gặp. Nếu triệu chứng nổi mẩn đỏ đơn thuần mà không có các triệu chứng khác đi kèm thì có thể tự biến mất sau một vài ngày. Cha mẹ chỉ cần giữ vệ sinh sạch sẽ cho trẻ, tăng cường bổ sung dưỡng chất để cải thiện hệ miễn dịch.

Trường hợp nổi mẩn đỏ kèm theo ngứa ngáy, sưng phồng trên da có thể là triệu chứng của bệnh viêm da hoặc dị ứng. Cha mẹ nên cho con thăm khám với bác sĩ chuyên khoa để xác định bệnh lý và đưa ra phác đồ điều trị thích hợp.

Tránh tình trạng chủ quan, không điều trị sớm khiến bệnh diễn tiến nghiêm trọng, có thể dẫn tới những biến chứng khó lường như nhiễm trùng, sốc phản vệ… ảnh hưởng xấu tới sức khỏe và sự phát triển của trẻ.

Điều trị cho trẻ bị nổi mẩn đỏ ở bụng và lưng

Khi trẻ bị nổi mẩn đỏ, việc đầu tiên cha mẹ cần làm là quan sát kỹ các triệu chứng của con. Sau đó xử lý và điều trị thích hợp:

1. Tự xử lý tại nhà

Thông thường nếu trẻ bị mẩn đỏ do sốt phát ban, cha mẹ có thể tự xử lý tại nhà. Hạ sốt cho con bằng cách chườm khăn ấm, uống nhiều nước, uống thuốc hạ sốt paracetamol với định lượng 10mg/1 kg thể trạng, 4 – 6 giờ/1 lần khi trẻ sốt trên 38,5 độ.

Hạ sốt cho con bằng cách chườm khăn ấm
Hạ sốt cho con bằng cách chườm khăn ấm và mặc quần áo thoáng mát

Tình trạng phát ban có thể tự biến mất trong 1 vài ngày. Tuy nhiên, nếu trẻ sốt cao trên 39 độ, kèm các triệu chứng như li bì, bỏ ăn… nên đưa trẻ tới bệnh viện để được bác sĩ chuyên khoa điều trị.

2. Điều trị bằng thuốc Tây y

Với những trường hợp nổi mẩn đỏ do dị ứng, nổi mề đay thì Tây y chủ yếu điều trị bằng thuốc để kiểm soát triệu chứng nổi mẩn đỏ, ngứa ngáy giúp trẻ dễ chịu hơn. Một số loại thuốc thường được sử dụng như:

  • Thuốc kháng histamin H1 (alimemazin, promethazin, clorphenamin)
  • Thuốc chống viêm corticoid dạng uống hoặc tiêm
  • Kem dưỡng ẩm
  • Thuốc bôi giảm ngứa…

Việc sử dụng thuốc Tây y trị nổi mề đay, dị ứng cần thận trọng, tuyệt đối tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ. Không nên tự ý mua và dùng thuốc để tránh gây ra các tác dụng phụ nguy hiểm. Đặc biệt với đối tượng là trẻ nhỏ có cơ địa nhạy cảm.

3. Áp dụng mẹo dân gian

Trường hợp trẻ bị nổi mẩn đỏ nhẹ do dị ứng hoặc mề đay, mẹ có thể chữa cho con tại nhà bằng một số phương pháp dân gian đơn giản như: 

  • Đun nước tắm từ các loại lá: khế chua, sài đất, kinh giới…
  • Chườm nóng cho trẻ để giảm ngứa ngáy và mẩn.
  • Giã nhuyễn lá khế chua hoặc lá kinh giới rồi chà lên vùng da bị mẩn ngứa. Cách trị nổi mề đay bằng lá khế và kinh giới có thể giảm nhanh cơn ngứa và nổi mẩn đỏ.

Tuy nhiên những phương pháp này chỉ giúp làm giảm bớt triệu chứng khó chịu cho bé chứ không điều trị triệt để bệnh. Bên cạnh đó khi da trẻ xuất hiện các tổn thương do gãi nhiều, nếu bôi đắp các loại lá không đảm bảo yếu tố vệ sinh dễ gây ra nhiễm trùng, mưng mủ, lở loét…

Những lưu ý khi chăm sóc sức khỏe cho trẻ bị nổi mẩn đỏ

Để giúp cải thiện tình trạng nổi mẩn đỏ và các triệu chứng ngứa ngáy khó chịu ở trẻ, mẹ cần thực hiện những vấn đề sau:

  • Giữ cho cơ thể trẻ luôn không thoáng mát mẻ bằng cách sử dụng quần áo rộng rãi, thoáng khí. Nên ưu tiên lựa chọn những chất liệu thấm hút mồ hôi như tơ tằm, cotton…
  • Thay quần áo sạch thường xuyên cho bé để tránh sự sinh sôi phát triển của các vi khuẩn gây bệnh.
  • Nên sử dụng các loại sữa tắm, nước xả vải… phù hợp với làn da trẻ để tránh gây kích ứng.
  • Nên bổ sung sữa, các thực phẩm tươi mát như nước cam chanh, nước đỗ đen, cho bé uống nhiều nước để tăng cường sức đề kháng.

Trẻ bị nổi mẩn đỏ kiêng gì?

Khi trẻ bị nổi mẩn đỏ, cha mẹ cần lưu ý hạn chế những việc sau đây để tránh làm da bị tổn thương nặng hơn:

  • Khi tắm không nên cọ và lau người quá kỹ cho trẻ vì làn da em bé rất mỏng manh và dễ bị kích ứng.
  • Không thoa các loại kem, thuốc bôi không rõ nguồn gốc, xuất xứ.
  • Không dùng sữa tắm có chất tạo bọt, tẩy rửa vì dễ gây kích ứng và khiến tình trạng mẩn đỏ, ngứa thêm nghiêm trọng hơn.
  • Không để trẻ gãi, cọ xát vào vùng da bị mẩn đỏ vì có thể khiến da bị trầy xước dễ viêm da, nhiễm trùng.

Hi vọng những thông tin hữu ích trên đây có thể giúp cha mẹ nhận biết nguyên nhân khiến trẻ bị nổi mẩn đỏ ở bụng và lưng. Đồng thời có phương án điều trị hiệu quả nhất.

 

Bài đọc thêm:

Ngày đăng 14:36 - 19/12/2023 - Cập nhật lúc: 13:17 - 22/05/2024
Chia sẻ:

Bình luận (41)

  1. Thi Thi
    Thi Thi says: Trả lời

    Lá tắm đấy là dùng từng loại được hay là cả 3-4 loại lá nấu chung vậy ạ?

    1. BÙI HẰNG
      BÙI HẰNG says:

      Có loại nào tắm loại đấy chế nhé! đun nước đặc một chút, có thể bỏ một xíu muối vào khi tắm rửa nhé! sẽ có hiệu quả cao hơn.

    2. Thu Thủy
      Thu Thủy says:

      Khế, sài đất, kinh giới mấy loài xếp vào kháng sinh đông y, có thể dùng làm lá tắm rửa khi mụn nhọt, rôm sảy trẻ nhỏ cực kỳ hiệu quả, ngày bé mẹ tôi hay làm cho tôi và lớn lên tôi cũng áp dụng cho Cu tí nhà tôi, bài thuốc kinh nghiệm dân gian tuyệt vời đó ạ!

  2. Hằng Trần
    Hằng Trần says: Trả lời

    Trẻ bị mẩn như vậy có nguy hiểm không? Bé nhà em bị lên như vậy 3 hôm mà lo lắng quá

    1. Hồng Nụ
      Hồng Nụ says:

      Chị ơi nên đi khám đi, làm xét nghiệm cho cháu cụ thể. con nhà em lên mẩn mà có 1 hôm đến chiều là sốt cao vào viện cấp cứu đó ạ.. Trẻ con là không thể chủ quan được

    2. Thuốc dân tộc says:

      Chào bạn Hằng Trần! Với trẻ nhỏ, khi nổi mẩn đỏ do bất kì nguyên nhân gì thì bố mẹ không nên chủ quan vì sức đề kháng của trẻ còn yếu. Những bệnh thông thương có thể ảnh hưởng tới bé nhiều hơn so với người lớn. Vì vậy, mình nên đưa bé đến cơ sở y tế gần nhất để bé được khám và chẩn đoán xác định có hướng điều trị đúng bạn nhé. Ngoài ra, nếu bạn có thắc mắc hay vấn đề gì chưa rõ, bạn có thể liên hệ Trung tâm qua số tổng đài 0983845445 hoặc nhắn tin tới fanpage của Trung tâm

  3. Lan Linh
    Lan Linh says: Trả lời

    Bài thuốc trên kia chữa mề đay thui đúng không nhà thuốc? Con tôi 2 tuổi đi viện bác sĩ chẩn đoán là viêm da cơ địa thì có dùng được thuốc này không? Dùng trong bao lâu là khỏi ạ?

    1. Thuốc dân tộc says:

      Chào bạn Lan Linh! Bài thuốc Thanh bì dưỡng can thang của Trung tâm có tác dụng điều trị các bệnh lý về viêm da bao gồm mề đay, viêm da cơ địa, á sừng,… Với từng thể bệnh cụ thể, bác sĩ sẽ có sự điều chỉnh về phối hợp thuốc để có hiệu quả cao nhất. Với trường hợp của bé nhà mình, bạn có thể cung cấp thêm thông tin về tình trạng hiện tại của bé để Trung tâm có thể nắm được và tư vấn hướng điều trị phù hợp nhất bạn nhé.
      Hoặc nếu được, bạn có thể đưa bé tới Trung tâm để bác sĩ thăm khám trực tiếp cháu, nhận định tình trạng và đưa ra phác đồ điều trị thích hợp. Mình lưu ý tuyệt đối không dùng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ để tránh tình trạng bệnh nặng hơn hoặc nhờn thuốc, kháng thuốc, biến chứng… bạn nhé.
      Thân ái!

    2. Lan Linh
      Lan Linh says:

      Mình muốn hỏi thêm là trẻ con thường điều trị trong bao lâu và thuốc này dùng lâu có ảnh hưởng đến trẻ nhỏ không?

    3. Thuốc dân tộc says:

      Trung bình thời gian điều trị với bệnh nhi khoảng 2-3 tháng, thời gian thực tế sẽ còn phụ thuộc vào khả năng hấp thụ thuốc của bé. Thuốc hoàn toàn từ thảo dược đông y an toàn, lành tính để có thể dùng lâu dài, không ảnh hưởng đến trẻ nhỏ nên bạn Linh có thể yên tâm nhé.
      Thân ái!

  4. Đào
    Đào says: Trả lời

    Dùng thuốc lâu như vậy có độc cho trẻ không ạ? Con em mới cai sữa xong mà 5 hôm nay bị nổi mẩn lên khắp người, bác sĩ bảo đây là sốt phát ban thôi sắp khỏi rồi nhưng đến nay triệu chứng con em chưa hề thuyên giảm, bé quấy khóc rất nhiều… Các mom ai đã từng đưa con tới đây khám rồi thấy thuốc có hiệu quả không ạ?

    1. Vui Nhung
      Vui Nhung says:

      Con tớ năm nay tròn 1 tuổi rồi, trước đây từng điều trị mề đay tại trung tâm, thấy hiệu quả rất nhanh cũng 1 tháng thôi mà hết triệu chứng mẩn ngứa. Do chồng mình trước điều trị dạ dày ở đây nên cũng khá an tâm khi để con điều trị dùng thuốc tại đây, chất lượng dịch vụ tốt, thuốc tốt và bác sĩ giỏi.

    2. Khu phố nhỏ
      Khu phố nhỏ says:

      Em đưa bé nhà vào khám bác sĩ Lệ Quyên mom ạ. Cún nhà em điều trị 2 tháng và giờ được hơn 2 năm rồi chưa tái phát lại. Bác sĩ bảo là thuốc tăng cường sức đề kháng để phòng bệnh này tái phát nữa chị ạ.

  5. Tịnh Gia
    Tịnh Gia says: Trả lời

    Em ở xa mãi Nghệ An mà không có thời gian, điều kiện để đưa bé đi khám. Hiện tại cả mẹ và con đều được chẩn đoán là bị mề đay, trên người luôn xuất hiện những mảng ngứa rộng. Ban ngày có lúc lặn hết nhưng cứ về đêm là ngứa tăng và khó chịu đến mức gãi cào chảy cả máu ra cả 2 mẹ con vậy luôn. Đã dùng 1 đợt thuốc tây cho mẹ uống và con bú luôn rồi nhưng mà chỉ đỡ thôi chứ không hết hẳn, ngưng thuốc 3-4 hôm thì mẩn đỏ lại xuất hiện dần và có xu hướng lan rộng ra. Em lên mạng tìm kiếm thông tin để chữa bệnh cũng đã qua nhiều cơ sở làm, nghe thầy lang uống thuốc nhưng cải thiện rồi lại bị lại, trường hợp dài nhất ổn nhất là 4 tháng sau đó em lại tái phát. Con em mới bị cách đây 6 tháng, lúc bị thì bé bú mẹ hoàn toàn giờ bắt đầu ăn dặm rồi. Khi đã rất nẳn điều trị các nơi đều thất bại thì được bà chị gái mách qua thuốc dân tộc chữa, em cũng bán tín bán nghi nhưng chị em đã từng điều trị cho chồng bị viêm da cơ địa ở đây mà khỏi nên em thử đặt lịch khám. Hôm khám em gặp bác sĩ Lan khám cho. Bác nói tình trạng của em và bé hoàn toàn có thể điều trị được, bảo em đừng lo lắng quá để ảnh hưởng đến bản thân và bé. Sau khi kê đơn xong, bác cũng hướng dẫn em về chế độ ăn uống, sinh hoạt và dặn dò rất tỉ mỉ khi dùng thuốc. Em lấy thuốc theo từng tháng 1 để bác sĩ điều chỉnh thuốc khi cần thì điều trị 3 tháng là cắt thuốc còn cháu nhỏ nhà em thì hơn tháng đã hết hẳn rồi. Thật sự rất cảm ơn thuốc dân tộc rất nhiều!

    1. tiêu naik
      tiêu naik says:

      Chị ơi chị có lưu số bác sĩ Lan không ak? Em muốn nghe bác tư vấn, nhà em xa quá, em đã xem trên VTV2 rồi, rất muốn trao đổi trực tiếp với bác Lan vì căn bản em còn mắc mấy thứ bệnh nữa sợ dùng thuốc không được.

    2. Tịnh Gia
      Tịnh Gia says:

      Số bác sĩ đây em: 0988294232. Nếu gọi thì em nên gọi trong giờ hành chính nhé. Như đợt chị dùng thuốc, thỉnh thoảng bác cũng hay hỏi thăm bệnh tình nên thấy yên tâm hơn hẳn mấy chỗ trước đây đã chữa, thấy chất lượng dịch vụ đây rất tốt, rất yên tâm điều trị.

    3. tiêu naik
      tiêu naik says:

      Em cảm ơn chị ạ! Em đang rất khó chịu cũng đến 3 tháng nay rồi, nhà xa và công việc bận nên em muốn nghe tư vấn trước rồi có thể ra khám sau ạ

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Người bệnh chia sẻ kinh nghiệm khỏi hẳn mề đay sai 1 liệu trình tại Thuốc dân tộc Bệnh nhân khỏi mề đay sau 1 liệu trình chia sẻ hiệu quả thuốc Tiêu ban Giải độc thang

Bị nổi mề đay mẩn ngứa ngay từ khi còn nhỏ, bạn Nghiêm Huyền Linh (25 tuổi - Nhân viên…

Nổi mề đay ở tay – Nguyên nhân và cách trị nhanh nhất

Nổi mề đay ở tay thường khởi phát do dị ứng thực phẩm, tiếp xúc với côn trùng, căng thẳng…

Cắt hẳn cơn ngứa mề đay, không lo tái phát chỉ sau một liệu trình Tiêu Ban Hoàn Bì Thang

Tiêu Ban Hoàn Bì Thang là phương thuốc chữa trị mề đay hiệu quả của Nhất Nam Y Viện. Bài…

mề đay cấp tính Bệnh mề đay cấp tính: Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị dứt điểm

Mề đay cấp tính khởi phát đột ngột, triệu chứng kéo dài từ vài giờ đến vài ngày, tái phát…

Công tác khám chữa bệnh mề đay tại Trung tâm Thuốc dân tộc Trung tâm Thuốc dân tộc đồng hành cũng VTV2 trong điều trị mề đay, mẩn ngứa

Ngày 20/10/2020 vừa qua, kênh truyền hình về khoa học và sức khỏe VTV2 Đài Truyền hình Việt Nam đã…

Chia sẻ
Bỏ qua