Dậy thì kéo dài bao lâu? Dấu hiệu kết thúc tuổi dậy thì

Tuổi dậy thì là một giai đoạn tăng trưởng và phát triển tương đối dài, do đó nhiều người không biết thời điểm tuổi dậy thì kết thúc. Tuy nhiên, về cơ bản tất cả mọi người để trải qua các dấu hiệu kết thúc tuổi dậy thì gần như tương tự như nhau.

Tuổi dậy thì kéo dài bao lâu?

Tuổi dậy thì là một thời gian phát triển và tăng trưởng tương đối dài. Đây là thời gian phát triển cả về thể chất, tâm lý và đóng một vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của thanh thiếu niên.

dấu hiệu kết thúc tuổi dậy thì
Thanh thiếu niên cần nắm rõ dấu hiệu tuổi dậy thì kết thúc để có biện pháp xử lý khi cần thiết

Tuổi dậy thì thường kéo dài khoảng 2 – 5 năm. Cụ thể ở các bé trai, tuổi dậy thì thường bắt đầu trong độ tuổi từ 9 – 13 tuổi. Bé gái có xu hướng dậy thì sớm hơn các bé trai, khoảng 8 – 13 tuổi.

Không có độ tuổi kết thúc tuổi dậy thì cụ thể. Tuy nhiên, nữ giới có xu hướng kết thúc dậy thì ở tuổi 15 – 17 trong khi ở nam giới khoảng 16 – 18 tuổi.

Các yếu tố ảnh hưởng đến thời gian dậy thì

Các yếu tố ảnh hưởng đến thời gian dậy thì bao gồm nhiều khía cạnh như di truyền, dinh dưỡng, môi trường sống… Dưới đây là những yếu tố chính:

1. Di truyền

Di truyền là một trong những yếu tố quan trọng nhất quyết định thời gian bắt đầu và kéo dài của dậy thì. Con cái thường có xu hướng bước vào giai đoạn dậy thì ở độ tuổi tương tự với cha mẹ của họ.

Nếu cha mẹ có giai đoạn dậy thì sớm hoặc muộn, con cái cũng có khả năng sẽ dậy thì theo xu hướng tương tự.

2. Chế độ dinh dưỡng

Trẻ em được nuôi dưỡng tốt với một chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng, giàu vitamin và khoáng chất sẽ có khả năng dậy thì đúng tuổi hoặc sớm hơn. Ngược lại, trẻ bị thiếu dinh dưỡng hoặc mắc các bệnh suy dinh dưỡng có thể dậy thì muộn hoặc chậm phát triển hơn.

Một số nghiên cứu cho thấy trẻ em bị béo phì có xu hướng dậy thì sớm hơn so với những trẻ có cân nặng bình thường. Nguyên nhân có thể liên quan đến sự sản xuất hormone leptin từ mô mỡ, có thể ảnh hưởng đến quá trình dậy thì.

dấu hiệu kết thúc dậy thì nữ
Trẻ được nuôi dạy với một chế độ dinh dưỡng đầy đủ thường sẽ dậy thì sớm hơn

Tham khảo thêm: Kinh nguyệt không đều ở tuổi dậy thì có ảnh hưởng gì không?

3. Môi trường sống và xã hội

Trẻ em sống trong môi trường nghèo nàn, thiếu thốn có thể dậy thì muộn hơn so với trẻ em sống trong điều kiện sống tốt, thuận lợi.

Sự căng thẳng trong gia đình, bạo lực, các vấn đề tâm lý… cũng có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Những trẻ sống trong môi trường căng thẳng hoặc trải qua các vấn đề tâm lý nặng nề có thể dậy thì sớm hoặc muộn hơn bình thường.

4. Sức khỏe tổng quát

Những trẻ mắc các bệnh mãn tính như tiểu đường, bệnh tim, bệnh gan… có thể bị chậm phát triển về cả thể chất lẫn thời gian dậy thì. Điều này do các bệnh lý ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất và phát triển bình thường của cơ thể.

Sự mất cân bằng hormone hoặc các bệnh liên quan đến tuyến nội tiết như suy giáp, hội chứng buồng trứng đa nang (ở nữ), thiểu năng sinh dục… có thể ảnh hưởng đến thời gian và quá trình dậy thì.

5. Hoạt động thể chất

Các vận động viên, đặc biệt là nữ vận động viên, thường dậy thì muộn hơn do sự căng thẳng về thể chất và tiêu thụ năng lượng lớn. Các môn thể thao đòi hỏi sự gắng sức nhiều như thể dục dụng cụ, điền kinh, bơi lội… cũng có thể làm chậm quá trình dậy thì.

Tuy nhiên, mức độ vận động vừa phải và phù hợp có thể giúp cân bằng quá trình phát triển và không gây ảnh hưởng tiêu cực.

Trẻ chơi thể thao nhiều thường sẽ dậy thì chậm
Trẻ chơi thể thao nhiều thường sẽ dậy thì chậm hơn so với trẻ không tập thể thao

Tham khảo thêm: Rối loạn cương dương ở tuổi dậy thì và những điều cần biết

6. Yếu tố môi trường 

Các chất như phthalates, BPA (bisphenol A), các hóa chất có trong nhựa hoặc mỹ phẩm… có thể làm thay đổi sự cân bằng hormone trong cơ thể, gây ra sự dậy thì sớm hoặc muộn bất thường.

Ô nhiễm môi trường,tiếp xúc với các chất ô nhiễm trong không khí, nước, thực phẩm… cũng có thể ảnh hưởng đến quá trình phát triển dậy thì ở trẻ.

7. Giới tính

Dậy thì ở nữ thường bắt đầu sớm hơn so với nam giới. Độ tuổi trung bình bắt đầu dậy thì ở nữ là từ 8-  13 tuổi, trong khi ở nam giới là từ 9 – 14 tuổi. Các khác biệt về giới tính cũng có thể ảnh hưởng đến tốc độ và các giai đoạn của quá trình dậy thì.

Dấu hiệu kết thúc tuổi dậy thì

Dấu hiệu tuổi dậy thì bắt đầu và kết thúc ở mỗi cá nhân là khác nhau và phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Tuy nhiên, có một số dấu hiệu kết thúc tuổi dậy thì phổ biến như sau:

dấu hiệu kết thúc tuổi dậy thì nữ
Tuổi dậy thì ở nữ giới thường kết thúc ở tuổi 15 – 17

1. Dấu hiệu kết thúc tuổi dậy thì nữ

Ở trẻ em gái, tuổi dậy thì thường kết thúc ở độ tuổi 15 – 17. Những thay đổi cụ thể có thể bao gồm:

  • Ngực phát triển đến kích thước và hình dạng trưởng thành (hoặc gần như người trưởng thành). Tuy nhiên, ngực vẫn có thể phát triển sau 18 tuổi (một số người ngực có thể phát triển đến sau 19 hoặc 20).
  • Ngực sẽ trở nên đầy đặn, săn chắc hơn sau 6 tháng – 2 năm.
  • Đạt đến chiều cao nhất định và ngừng phát triển (hoặc phát triển ít).
  • Lông mu phát triển đầy đủ.
  • Cơ quan sinh dục và bộ phận sinh dục phát triển đầy đủ.
  • Hông, đùi và mông đạt đến hình dạng, kích thước như người trưởng thành.

Tham khảo thêm: Rụng tóc ở tuổi dậy thì do đâu và cách khắc phục?

2. Dấu hiệu kết thúc tuổi dậy thì nam

Ở trẻ em trai, tuổi dậy thì thường kết thúc ở tuổi 16 – 18. Những dấu hiệu kết thúc tuổi dậy thì ở nam giới thường bao gồm:

  • Dương vật, tinh hoàn, bìu phát triển đạt kích thước như người trưởng thành.
  • Lông mu phát triển, lấp đầy dương vật và có thể phát triển đến đùi trong.
  • Râu phát triển đầy đủ và đều đặn ở cằm, quai hàm và mép. Một số nam giới có thể phát triển lông rậm rạp trên khuôn mặt.
  • Lông tay, lông chân rậm rạp, dài. Một số nam giới có thể phát triển lông ở ngực và bụng.
  • Tăng trưởng chiều cao đạt đến mức như người trưởng thành. Chiều cao thường tăng trưởng chậm lại tuy nhiên, cơ bắp vẫn tiếp tục phát triển.
  • Đến năm 18 tuổi, hầu hết nam giới đạt đến chiều cao và sự phát triển toàn diện như một người trưởng thành.
dấu hiệu kết thúc tuổi dậy thì nam
Nam giới thường sẽ kết thúc dậy thì ở độ tuổi từ 16 – 18 tuổi

Tuổi dậy thì thường kéo dài 2 – 5 năm, tùy thuộc vào từng cá nhân. Do đó, thanh thiếu niên chú ý giữ gìn sức khỏe, xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp, giữ tinh thần thoải mái để tạo điều kiện cho cơ thể phát triển toàn diện.

Biện pháp hỗ trợ tăng trưởng ở độ tuổi dậy thì

Mỗi cá nhân đều có tiềm năng phát triển chiều cao và cơ thể khác nhau. Tuy nhiên, thanh thiếu niên có thể lưu ý một số vấn đề để hỗ trợ sự phát toàn diện của cơ thể. Một số biện pháp có thể tăng cường phát triển ở tuổi dậy thì như:

  • Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, bổ sung nhiều protein, vitamin D, canxi và khoáng chất.
  • Cần ngủ 8 – 10 tiếng mỗi đêm để phát triển chiều cao và cơ bắp. Ngoài ra bổ sung kẽm, magie, photpho… để hỗ trợ sự phát triển của xương khớp.
  • Tập thể dục thể thao thường xuyên và đều đặn, các môn thể thao như bơi lội, tennis, bóng rổ, xà đơn… được cho là đóng góp nhiều vào việc tăng trưởng chiều cao ở thanh thiếu niên.
  • Duy trì tư thế đúng bao gồm, đứng – ngồi đứng tư thế. Luôn giữ vai, cổ, cột sống thẳng, giữ cho bàn chân chạm sàn nhà khi ngồi hoặc đứng. Không được cong lưng hoặc gù lưng khi đứng và đi.
  • Phát triển hệ thống miễn dịch để tránh ảnh hưởng đến sự phát triển của xương và gây còi cọc. Thanh thiếu niên cần được tiêm chủng đầy đủ và thường xuyên sử dụng vitamin C (có trong trái cây họ cam, quýt, bưởi, chanh).

Tham khảo thêm: Khí Hư Ở Tuổi Dậy Thì Khi Nào Đáng Lo Và Cách Xử Lý?

Những bất thường trong quá trình dậy thì cần chú ý

Trong quá trình dậy thì, ngoài những dấu hiệu phát triển bình thường, trẻ có thể gặp phải những bất thường đáng lo ngại. Những dấu hiệu này có thể là chỉ báo cho thấy quá trình dậy thì đang diễn ra không đúng cách, ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất và tinh thần.

Trẻ có biểu hiện tiêu cực trong giai đoạn dậy thì
Nếu trẻ thường có những biểu hiện, cảm xúc tiêu cực trong giai đoạn dậy thì, ba mẹ nên quan tâm và chia sẻ

Cụ thể:

  • Dậy thì sớm: Ở nữ bắt đầu trước 8 tuổi, với các dấu hiệu như phát triển ngực hoặc bắt đầu kinh nguyệt sớm. Ở nam bắt đầu trước 9 tuổi, biểu hiện bằng sự phát triển cơ bắp, lông cơ thể, giọng nói trầm hơn.
  • Dậy thì muộn:  Nữ không có dấu hiệu phát triển ngực trước 13 tuổi, không có kinh nguyệt trước 16 tuổi. Nam không có dấu hiệu tăng trưởng tinh hoàn trước 14 tuổi, cơ thể không phát triển rõ rệt về chiều cao và cơ bắp sau tuổi này.
  • Dậy thì không hoàn chỉnh: Chỉ một số dấu hiệu dậy thì xuất hiện mà không phát triển tiếp, ví dụ: ngực bắt đầu phát triển nhưng sau đó ngừng lại, kinh nguyệt không đều và kéo dài bất thường.
  • Các dấu hiệu dậy thì không điển hình: Nữ có giọng nói trầm, mọc nhiều lông hoặc râu bất thường. Nam không phát triển cơ bắp hoặc chiều cao sau tuổi 15 – 16.
    Sự phát triển bất thường về tâm lý và cảm xúc: Trẻ có thể trải qua những cảm xúc cực đoan, lo âu quá mức, thay đổi tâm trạng không kiểm soát… điều này có thể liên quan đến các rối loạn hormone hoặc sự bất thường trong dậy thì.

Tham khảo thêm: Rạn da ở tuổi dậy thì – Xấu xí, làm sao hết & phòng ngừa?

Vai trò của phụ huynh trong quá trình dậy thì của con trẻ

Trong quá trình dậy thì của con, phụ huynh không chỉ là người giám sát mà còn là người bạn đồng hành, giúp con hiểu và thích nghi với những biến đổi tự nhiên. Sự hỗ trợ đúng cách từ phụ huynh sẽ giúp trẻ tự tin hơn, vượt qua giai đoạn này một cách an toàn và lành mạnh.

dấu hiệu kết thúc tuổi dậy thì nữ
Phụ huynh phải là người chia sẻ và đồng hành với con trong suốt giai đoạn dậy thì

Khi con bước vào giai đoạn dậy thì, phụ huynh cần:

  • Theo dõi sự phát triển thể chất và tâm lý: Phụ huynh cần quan sát các dấu hiệu dậy thì của con, đảm bảo rằng quá trình này diễn ra đúng giai đoạn và không có bất thường. Điều này giúp phát hiện sớm các vấn đề như dậy thì sớm, dậy thì muộn, dậy thì không hoàn chỉnh…
  • Trò chuyện và lắng nghe: Dậy thì là giai đoạn trẻ gặp nhiều thay đổi cả về thể chất lẫn cảm xúc. Phụ huynh nên tạo môi trường an toàn, thoải mái để con có thể chia sẻ những lo lắng, thắc mắc của mình. Việc lắng nghe sẽ giúp trẻ cảm thấy được thấu hiểu và hỗ trợ.
  • Giáo dục về sức khỏe sinh sản: Phụ huynh cần giải thích cho con về các thay đổi trong cơ thể, cách chăm sóc sức khỏe cá nhân, các kiến thức cơ bản về sức khỏe sinh sản… 
  • Hỗ trợ tâm lý và cảm xúc: Quá trình dậy thì có thể khiến trẻ trở nên nhạy cảm và dễ bị căng thẳng. Phụ huynh cần quan tâm đến trạng thái tâm lý của con, giúp con xử lý các vấn đề liên quan đến cảm xúc, tránh để con cảm thấy cô đơn hoặc bị hiểu lầm.
  • Hướng dẫn dinh dưỡng và lối sống lành mạnh: Phụ huynh nên cung cấp cho con một chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng và khuyến khích con tham gia các hoạt động thể thao. Điều này giúp con phát triển toàn diện về thể chất, duy trì sức khỏe tốt trong suốt quá trình dậy thì.
  • Tham khảo ý kiến bác sĩ khi cần: Nếu nhận thấy bất kỳ dấu hiệu bất thường nào trong quá trình dậy thì của con, phụ huynh cần nhanh chóng đưa con đi khám để nhận được sự tư vấn từ bác sĩ chuyên khoa, đảm bảo sự phát triển của trẻ diễn ra bình thường.

Mỗi cá nhân phát triển với tốc độ và quá trình khác nhau, cơ thể sẽ trải qua nhiều thay đổi ở độ tuổi dậy thì dẫn đến nhiều điều bối rối và khó xử. Do đó, thanh thiếu niên cần tìm hiểu về tuổi dậy thì và dấu hiệu kết thúc dậy thì để có biện pháp xử lý kịp thời, trải qua một giai đoạn dậy thì khoẻ mạnh và đầy đủ.

Có thể bạn quan tâm:

Chia sẻ:
Lợi ích của tình dục đối với sức khoẻ nam giới và nữ giới Lợi ích của tình dục đối với nam và nữ giới

Lợi ích của tình dục không chỉ giới hạn ở việc thỏa mãn nhu cầu sinh lý hay duy trì…

cách làm tình Cách làm tình bài bản – Cho nàng lên đỉnh cực phê

Là đàn ông hãy biết cách làm tình điêu luyện để khiến nàng mê đắm. Bởi nếu bỏ qua những…

Dậy thì kéo dài bao lâu? Dấu hiệu kết thúc tuổi dậy thì

Tuổi dậy thì là một giai đoạn tăng trưởng và phát triển tương đối dài, do đó nhiều người không…

Dậy thì không chỉ là mối quan tâm chung của các bậc cha mẹ mà còn là thắc mắc của nhiều bạn trẻ Dậy thì là gì? Những thay đổi sẽ gặp ở tuổi dậy thì

Dậy thì là quá trình mà cả nam và nữ giới điều trải qua với những thay đổi về thể…

Đặc điểm bạn gái có nhu cầu sinh lý cao & cách xử lý

Các bạn gái có nhu cầu sinh lý cao thường rất cở mở, phóng khoáng trong chuyện quan hệ tình…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua