Mất ngủ ở tuổi dậy thì: Nguyên nhân và cách chữa trị

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần

Phó Giám đốc Chuyên môn

Căng thẳng trong học tập, sử dụng các thiết bị điện tử trước khi đi ngủ, ăn uống vào lúc đêm khuya… là những nguyên nhân phổ biến gây mất ngủ ở tuổi dậy thì. Để khắc phục tình trạng này, trẻ có thể được chữa trị bằng liệu pháp tâm lý kết hợp điều chỉnh lối sống, ngoài ra có thể sử dụng thuốc nếu cần thiết.

Nguyên nhân gây mất ngủ ở tuổi dậy thì

Ở tuổi dậy thì, giấc ngủ đóng vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe cũng như sự phát triển của trẻ. Mỗi ngày, các bạn tuổi teen được khuyến cáo nên ngủ khoảng 8 – 10 tiếng mỗi ngày để đảm bảo chức năng hoạt động của các cơ quan trong cơ thể, nâng cao hiệu suất cho các hoạt động ban ngày.

mất ngủ ở tuổi dậy thì
Hiện tượng mất ngủ trong giai đoạn tuổi kéo dài gây nhiều tác hại cho sức khỏe

Mặc dù đang tuổi ăn tuổi ngủ nhưng không phải tất cả các em đều có được một giấc ngủ trọn vẹn vào ban đêm. Một nghiên cứu mới đây đã ghi nhận, có đến 20% trẻ em ở lứa tuổi dậy thì ngủ không đủ giấc và bị mất ngủ vào ban đêm. Nguyên nhân thường do:

  • Do áp lực trong học tập: Ngoài giờ học chính, hầu hết thanh thiếu niên còn tham gia các khóa học thêm. Áp lực học tập cao, đặc biệt trong kỳ thi, khiến họ căng thẳng và thường xuyên khó ngủ vào ban đêm.
  • Sử dụng các chất kích thích trước khi đi ngủ: Một số bạn có thói quen uống trà sữa, nước ngọt có ga, uống cà phê hay sử dụng các chất kích thích khác vào buổi tối. Chúng gây hưng phấn thần kinh và khiến đầu óc tỉnh táo hơn. Mất ngủ là hậu quả tất yếu.
  • Sử dụng các thiết bị điện tử trên giường ngủ: Ngày nay, trẻ em và thanh thiếu niên thường xuyên sử dụng thiết bị công nghệ như điện thoại, iPad và laptop trước khi ngủ. Ánh sáng từ các thiết bị này không chỉ gây hại cho mắt mà còn ảnh hưởng xấu đến hệ thần kinh, khiến não bộ nhầm lẫn ngày và đêm, dẫn đến mất ngủ.
  • Thức khuya nhiều vào ngày cuối tuần: Vào cuối tuần, nhiều bạn tuổi dậy thì thường ngủ muộn và ngủ bù vào ngày hôm sau, gây rối loạn đồng hồ sinh học và dẫn đến mất ngủ.
  • Không gian phòng ngủ kém: Phòng ngủ ngột ngạt, thiếu oxy, không khí kém lưu thông hoặc nhiều tiếng ồn cũng là một trong những nguyên nhân phổ biến gây khó ngủ ở tuổi dậy thì. 
  • Ngủ quá nhiều vào giấc trưa khiến cơ thể tỉnh táo, khó ngủ vào buổi tối
  • Thói quen ăn khuya: Ăn vặt trước khi đi ngủ sẽ khiến cơ quan tiêu hóa và một số bộ phận khác trong cơ thể phải tăng cường làm việc thay vì được nghỉ ngơi. Điều này về lâu dài sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như chất lượng giấc ngủ của các bạn tuổi teen.
  • Mất ngủ do thường xuyên thức khuya để học bài: Nhiều bạn có thói quen thức khuya để học bài thường xuyên, nhất là trong mùa thi cử. Tình trạng này kéo dài sẽ khiến cho đồng hồ sinh học bị thay đổi gây ra chứng mất ngủ.
  • Chuyển đến ở một không gian mới: Cơ thể chưa kịp thích nghi với không gian mới, lạ giường… có thể khiến tuổi dậy thì bị mất ngủ.
  • Sắp đến một sự kiện quan trọng: Cảm giác hồi hộp chờ đợi một sự kiện quan trọng diễn ra có thể khiến tuổi dậy thì bồn chồn, khó ngủ, mất ngủ tạm thời.
  • Do bệnh lý: Bên cạnh các nguyên nhân thông thường ở trên, tuổi dậy thì còn bị mất ngủ do ảnh hưởng của các bệnh về thần kinh (trầm cảm, suy nhược thần kinh…) hay các bệnh lý mãn tính như đau nhức xương khớp, viêm da cơ địa, nhiễm trùng đường hô hấp…
áp lực học tập gây khó ngủ
Áp lực học tập, thi cử là một trong những nguyên nhân khiến trẻ ở độ tuổi dậy thì bị mất ngủ thường xuyên

Tham khảo thêm: Mất ngủ triền miên là bệnh gì, phải làm sao chữa?

Triệu chứng mất ngủ tuổi dậy thì

Tương tự như ở những đối tượng khác, chứng mất ngủ ở giai đoạn dậy thì cũng có những dấu hiệu sau:

  • Đầu óc luôn trong trạng thái tỉnh táo không ngủ được
  • Trằn trọc, khó ngủ về đêm
  • Giấc ngủ không kéo dài được tới sáng, hay bị thức giấc giữa đêm và khó ngủ trở lại
  • Tỉnh giấc quá sớm trong khi mọi người còn đang trong giấc ngủ say
  • Ngủ gật vào ban ngày
  • Sáng ngủ dậy cơ thể mệt mỏi, uể oải vì không ngủ đủ giấc.
  • Giảm tập trung, giảm khả năng ghi nhớ.

Mất ngủ ở tuổi dậy thì kéo dài bao lâu?

Căn cứ trên độ dài của thời gian, chúng ta có thể đánh giá được mức độ mất ngủ, khó ngủ ở tuổi dậy thì. Dưới đây là một số dạng mất ngủ phân loại theo thời gia như:

  • Mất ngủ cấp tính: Con bạn có thể bị mất ngủ cấp tính nếu tình trạng này khởi phát một cách đột ngột do hoàn cảnh cuộc sống tác động (chẳng hạn như chuẩn bị thi cử, trong nhà có tin buồn). Trường hợp này, mất ngủ thường chỉ diễn ra trong thời gian ngắn và có khuynh hướng tự khỏi mà không cần phải can thiệp bằng các biện pháp điều trị y khoa. Trẻ có thể ngủ dễ dàng hơn ổn định về tâm lý và thiết lập được một lối sống lành mạnh hơn.
  • Bệnh mất ngủ mãn tính: Ở tuổi dậy thì được xác lập khi trẻ có các dấu hiệu bệnh từ 3 đêm mỗi tuần trở lên và hiện tượng này kéo dài liên tục ít nhất 3 tháng. Trong trường hợp này các bậc phụ huynh nên đưa con em mình tới gặp các bác sĩ chuyên khoa thần kinh để điều trị. Tránh để bệnh mất ngủ kéo dài làm ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như sự phát triển thể chất của tuổi dậy thì.
Mất ngủ ở tuổi dậy thì kéo dài bao lâu
Nếu trẻ mất ngủ từ 3 tuần trở lên, có thể tình trạng chuyển biến thành mãn tính, cần can thiệp

Tác hại của mất ngủ ở tuổi dậy thì

Chứng mất ngủ kéo dài có thể gây ra những hệ lụy nghiêm trọng cho lứa tuổi dậy thì như:

  • Về mắt: Suy giảm thị lực, mắt khô, mờ mịt, dễ cận thị và các vấn đề khác.
  • Về tâm lý: Thần kinh bị tổn thương, dễ căng thẳng, cáu gắt…
  • Về học tập: Mất tập trung, phản xạ kém, vấn đề trong việc nhớ và học.
  • Về sức khỏe tổng thể: Tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, thần kinh, trầm cảm, béo phì…
  • Về miễn dịch: Suy giảm sức đề kháng và khả năng miễn dịch.
  • Về cân nặng: Sụt giảm cân nếu mất ngủ gây suy nhược cơ thể và hệ thần kinh.
  • Về phát triển: Kém phát triển về thể chất.
  • Về da: Da khô, sạm, nổi mụn, sưng bọng mắt, quầng thâm dưới mắt có thể xuất hiện.

Tham khảo thêm: Top 5 món canh chữa mất ngủ nên ăn thường xuyên để ngủ ngon hơn

Cách điều trị mất ngủ ở tuổi dậy thì

Để cải thiện tình trạng này, nhiều giải pháp có thể được áp dụng như liệu pháp tâm lý, chế độ ăn uống, điều chỉnh thói quen sinh hoạt, dùng thuốc điều trị… Cụ thể như sau:

1. Dùng thuốc điều trị

Trong điều trị bệnh mất ngủ, một số nhóm thuốc được chống chỉ định vì có thể ảnh hưởng đến hệ thần kinh và gây ra tác dụng phụ như giảm trí nhớ, giảm khả năng tập trung. Do đó, việc sử dụng thuốc cần được thực hiện cẩn thận và tuân thủ chỉ định của bác sĩ.

Bác sĩ có thể kê đơn các thuốc an thần, thuốc chống trầm cảm ba vòng, một số loại vitamin, khoáng chất bổ sung… Ngoài ra, cần tiến hành điều trị các bệnh lý liên quan gây chứng mất ngủ. Việc sử dụng thuốc sẽ được kê đơn theo phác đồ cụ thể để tránh những tác dụng phụ nguy hiểm.

Một số nhóm thuốc ngủ như: Diphenylhydramin, kháng histamin, phenobarbital… được bác sĩ kê đơn. Các nhóm thuốc này có thể gây ngủ tạm thời trong thời gian dùng thuốc. Tuy nhiên không được lạm dụng bởi có thể làm chứng mất ngủ trở nên trầm trọng hơn.

Dùng thuốc điều trị mất ngủ ở tuổi dậy thì
Sử dụng thuốc phải tuân thủ chỉ định của bác sĩ, không được tự ý dùng

2. Sử dụng thảo dược

Một số thảo dược sẵn có trong vườn nhà có tác dụng an thần, giảm căng thẳng, kích thích cơn buồn ngủ kéo đến nhanh hơn nên được dân gian sử dụng để trị mất ngủ. Một số thảo dược được áp dụng phổ biến như:

  • Cây lạc tiên: Lấy 15g cây lạc tiên khô nấu nước cho trẻ uống hàng ngày. Kết hợp hái ngọn và lá non của cây đem luộc hay nấu canh ăn để đạt được hiệu quả tốt hơn.
  • Tim sen: Dược liệu tươi được đem phơi khô, sao vàng để khử bớt độc tố. Mỗi ngày lấy 4 – 10g hãm làm trà cho trẻ uống.
  • Hoa cúc: Với bài thuốc chữa mất ngủ ở tuổi dậy thì này, hoa cúc khô được đem hãm với nước sôi khoảng 15 phút. Sau đó, thêm vào một chút mật ong cho trẻ uống mỗi tối.
  • Hoa tam thất: Bỏ 3 – 5 bông tam thất vào ấm. Chế đầy nước sôi vào và đậy nắp lại ủ trong 20 phút. Gạn uống 1- 2 lần vào ban ngày. Trà tam thất vị hơi đắng nhưng có tác dụng tốt đối với thần kinh, giúp tuổi dậy thì có được giấc ngủ sâu và ngon hơn sau khi sử dụng một thời gian.

Tham khảo thêm: Mất ngủ ban đêm buồn ngủ ban ngày do đâu? Cần làm gì?

3. Chữa mất ngủ bằng thuốc Đông y 

Chữa bệnh theo tự nhiên đã và đang trở thành xu hướng hiệu quả, an toàn được nhiều người lựa chọn. Đông y quan niệm, mất ngủ có căn nguyên từ các vấn đề chức năng tạng phủ, nhất là các tạng tâm, tỳ, can, thận.

Cụ thể can khí uất kết, tâm tỳ hư, huyết hư, huyết yếu dẫn đến tuần hoàn máu kém, thiếu oxy lên não…  Vì vậy, để khắc phục chứng mất ngủ, Đông y chú trọng điều hòa cơ thể, khắc phục căn nguyên gây bệnh để tạo ra trạng thái tinh thần và sức khỏe tốt nhất cho giấc ngủ. 

4. Liệu pháp tâm lý

Như đã đề cập ở trên, căng thẳng lo âu là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến tình trạng mất ngủ, khó ngủ ở tuổi dậy thì. Các bậc phụ huynh nên thường xuyên trò chuyện với con để hiểu rõ tâm sinh lý của trẻ.

Khuyến khích các bạn nên cởi mở, chia sẻ các vướng mắc đang gặp phải trong học tập cũng như trong các mối quan hệ bạn bè. Một số giải pháp đơn giản dưới đây cũng có thể giúp các bạn nhỏ thư giãn thần kinh, giảm stress hiệu quả:

  • Đọc sách
  • Tập thể dục, dạo bộ ngoài công viên, đi bơi…
  • Xem phim hay nghe một bản nhạc yêu thích. Tuy nhiên cần tránh hoạt động này quá gần giờ đi ngủ.
  • Phụ giúp cha mẹ làm những công việc nhẹ nhàng trong nhà hay làm việc mà mình thích.
Liệu pháp tâm lý giúp trị mất ngủ ở trẻ dậy thì
Nghe những bản nhạc yêu thích có thể giúp trẻ giảm căng thẳng, từ đó dễ ngủ hơn

Nếu bạn chỉ gặp vấn đề mất ngủ thỉnh thoảng, đừng quá lo lắng vì lo sợ có thể làm tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn. Nếu sau 10 – 15 phút trên giường mà vẫn không thể ngủ, hãy đứng dậy và làm một việc nhẹ nhàng.

Đừng ép buộc bản thân phải ngủ, vì điều này có thể làm tăng sự tỉnh táo của đầu óc và làm cho việc ngủ trở nên khó khăn hơn. Đôi khi, trẻ cần đến sự trợ giúp của một bác sĩ tâm lý để tìm lại giấc ngủ, nhất là khi con bạn có biểu hiện bị mất ngủ do trầm cảm, rối loạn cảm xúc, rối loạn nhân cách…

Mục đích của tâm lý trị liệu là giải tỏa căng thẳng cho trẻ, giúp con bạn thấu hiểu bản thân hơn và có khả năng giải quyết các xung đột. Để làm được điều này, chuyên gia vật lý trị liệu có thể áp dụng nhiều liệu pháp khác nhau như: Trò chuyện, thôi miên, liệu pháp hành vi, ám thị…

Tham khảo thêm: Mất ngủ 1 đêm có sao không? Làm gì cho khỏe, tỉnh táo?

5. Xây dựng thói quen ngủ khoa học

Điều chỉnh thói quen ngủ có thể hữu ích đối với một số trường hợp bị mất ngủ ở tuổi dậy thì. Về vấn đề này, các bạn cần chú ý:

  • Đi ngủ và thức dậy đúng giờ hàng ngày để ổn định nhịp sinh học.
  • Tránh sử dụng chất kích thích vào buổi tối.
  • Không ngủ quá nhiều vào buổi trưa, chỉ nên ngủ 15-30 phút để giảm mệt mỏi.
  • Tránh nghe nhạc quá to và sử dụng thiết bị điện tử trước khi đi ngủ.
  • Tắm với nước ấm trước khi ngủ để thư giãn và tạo điều kiện cho giấc ngủ sâu hơn.
  • Tránh ăn quá no hoặc thức ăn khó tiêu gần giờ ngủ.
  • Tạo điều kiện tối ưu cho giấc ngủ bằng cách tắt đèn và làm cho phòng ngủ đủ tối.
  • Đảm bảo phòng ngủ thoáng khí, tránh nhiệt độ phòng quá thấp hoặc quá cao, trong khoảng 27 – 28 độ là hợp lý.
  • Hạn chế việc ngủ thêm vào các ngày nghỉ, không ngủ quá 2 tiếng so với ngày thường.
Thay chế độ sinh hoạt nghỉ ngơi
Thay chế độ sinh hoạt, ngủ nghỉ khoa học để cải thiện giấc ngủ

Tham khảo thêm: 5 Cách chữa mất ngủ không dùng thuốc đơn giản nhưng hiệu quả

6. Chế độ ăn uống khoa học

Sử dụng các thực phẩm có lợi trong thực đơn hàng ngày cũng có thể giúp tìm lại giấc ngủ ngon cho các bạn tuổi dậy thì. Khi chế biến món ăn cho con, các bà nội trợ không nên bỏ qua các thực phẩm sau:

  • Lá rong biển: Thực phẩm này giúp bổ sung hàm lượng omega 3 DHA dồi dào. Chất này đã được khoa học chứng minh là có khả năng điều chỉnh rối loạn giấc ngủ cho mọi đối tượng, bao gồm cả lứa tuổi dậy thì.
  • Gừng: Loại gia vị này giúp giảm đau, chống viêm, thư giãn kinh mạch nên có thể giúp cải thiện tình trạng mất ngủ, khó ngủ ở tuổi dậy thì. Mẹ có thể thêm gừng vào trong các món gà, cá, thịt bò, làm nước chấm hay phơi khô hãm trà cho con uống đều tốt.
  • Đậu xanh: Thực phẩm này được biết đến với tác dụng giải nhiệt, kích thích tiêu hóa, bảo vệ các tế bào thần kinh trong não bộ. Đặc biệt thành phần vitamin B6 được tìm thấy trong thực phẩm này còn có khả năng kích thích sản xuất melatonin – một loại hormone đóng vai trò quan trọng đối với giấc ngủ.
  • Bột yến mạch: Giàu carbohydrate và melatonic, bột yến mạch giúp tăng cường sản xuất serotonin có tác dụng cải thiện tâm trạng cho các trường hợp bị mất ngủ có biểu hiện lo âu, căng thẳng quá mức.
  • Các thực phẩm khác nên có trong thực đơn: Kiwi, anh đào, sữa chua, chuối, ngũ cốc nguyên hạt, cá hồi, các sản phẩm từ đậu nành…

Có nhiều cách để cải thiện chứng mất ngủ ở tuổi dậy thì, bao gồm việc thiết lập thói quen ngủ đều đặn, hạn chế sử dụng các thiết bị điện tử trước khi đi ngủ, tạo môi trường phòng ngủ thoải mái, xây dựng chế độ ăn uống khoa học, dùng thuốc… Áp dụng đúng cách có thể giúp trẻ dễ ngủ hơn, có giấc ngủ sâu và ngon hơn, từ đó trở nên tỉnh táo cho các hoạt động vui chơi, học tập…

Có thể bạn quan tâm:

Chia sẻ:
Tác hại của mất ngủ – Sự tàn phá cơ thể đến cùng cực

Ngủ đủ giấc, ngủ sớm sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh và đầu óc tỉnh táo. Tuy nhiên, mất ngủ…

Thực hư trị liệu mất ngủ không dùng thuốc tại Trung tâm Tâm lý trị liệu NHC

Khi nhắc về chứng mất ngủ, sẽ rất nhiều người bị ám ảnh bởi vô vàn các loại thuốc an…

Mất ngủ mãn tính là gì? Cách khắc phục và điều trị

Mất ngủ mãn tính là tình trạng khiến người bệnh khó ngủ, rối loạn giấc ngủ nhiều hơn ba lần…

uống vitamin C gây mất ngủ Uống vitamin c có mất ngủ không? Điều cần biết

Vitamin C là thành phần dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể, trường hợp thiếu hụt bạn cần bổ sung…

thực phẩm giúp dễ ngủ Danh sách thực phẩm giúp dễ ngủ, ngủ ngon mỗi ngày

Mất ngủ, ngủ ít, ngủ không ngon giấc đều là những vấn đề ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe.…

Chia sẻ
Bỏ qua