Thuốc Ngủ: Các Tác Hại Và Rủi Ro Cần Biết Trước Khi Uống

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần

Phó Giám đốc Chuyên môn

Thuốc an thần, thuốc bình thần, thuốc chống trầm cảm, kháng histamine H1… là các loại thuốc ngủ được sử dụng để điều trị các triệu chứng rối loạn giấc ngủ. Tuy nhiên cần phải sử dụng cẩn thận theo chỉ định của bác sĩ bởi chứng có thể gây ra tác dụng an thần quá mức, tăng đường huyết, hạ huyết áp thế đứng, rối loạn tiêu hóa…

Thuốc ngủ là gì?

Thuốc ngủ là nhóm thuốc có tác dụng điều trị bệnh mất ngủ, ngủ trằn trọc và không sâu giấc. Nhóm thuốc này được sử dụng cho các trường hợp mất ngủ do nhiều nguyên nhân khác như căng thẳng, lo âu, bồn chồn, trầm cảm…

thuốc ngủ
Thuốc ngủ thường được dùng để điều trị chứng mất ngủ mãn tính và các triệu chứng rối loạn giấc ngủ khác

Phần lớn các loại thuốc giúp dễ ngủ đều tác động đến hệ thần kinh trung ương nhằm giúp cơ quan này thư giãn và dễ đi vào giấc ngủ. Tuy nhiên có một số ít gây ngủ bằng cách bổ sung hormone melatonin – hormone gây ngủ do tuyến yên sản xuất.

Vì tác động trực tiếp lên hệ thần kinh nên loại thuốc này có thể gây ra nhiều rủi ro và tác dụng phụ khi sử dụng. Do đó chỉ được chỉ định trong trường hợp mất ngủ kéo dài và không có cải thiện khi thay đổi lối sống.

Tham khảo: Top 5 Loại Thuốc Ăn Được Ngủ Được Cho Người Lớn Tốt Nhất

Danh sách 5 loại thuốc ngủ thường được bác sĩ kê đơn

Có nhiều loại thuốc giúp dễ ngủ, tùy theo tình trạng và nhu cầu mà bác sĩ sẽ chỉ định những sản phẩm phù hợp.

1. Thuốc bình thần

Thuốc bình thần, hay còn gọi là thuốc an thần thứ yếu hoặc thuốc giải lo âu, được sử dụng chủ yếu để điều trị rối loạn lo âu, giảm căng thẳng, kích động, tạo cảm giác an thần, gây ngủ… Ngoài ra, chúng cũng có thể có tác dụng chống co giật, co cơ và giãn cơ.

Nhóm thuốc này hoạt động bằng cách kết nối với các thụ thể benzodiazepine ở cả cơ quan ngoại vi và hệ thần kinh trung ương. Các thụ thể này liên quan chặt chẽ đến hệ thống truyền dẫn axit Gamma Amino Butyric (GABA).

thuốc bình thần
Thuốc bình thần chống chỉ định với người ngược cơ, suy hô hấp nặng và loạn thần mãn tính

Khi kết nối với thụ thể benzodiazepine, thuốc bình thần tăng khả năng ức chế truyền dẫn của GABA. Nhóm thuốc này chống chỉ định với các trường hợp sau:

  • Suy hô hấp nặng
  • Nhược cơ
  • Không sử dụng đơn độc trong điều trị trầm cảm/ trầm cảm kết với lo âu
  • Loạn thần mãn tính

Các loại thuốc bình thần thường gặp: Clonazepam, Diazepam, Clozepat…

Tham khảo thêm: 20 cách ngủ ngon – chìm sâu vào giấc ngủ mỗi đêm

2. Thuốc kháng histamine H1

Thông thường, thuốc kháng histamine H1 được sử dụng để điều trị các tình trạng dị ứng, say tàu xe, buồn nôn, nôn mửa,… Trong đó, nhóm thuốc chống say tàu xe còn được sử dụng để điều trị mất ngủ do có tác dụng ức chế thần kinh trung ương và an thần nhẹ.

Dẫn xuất enthanolamin của nhóm thuốc kháng histamine H1 thường được dùng để gây ngủ và an thần. Tuy nhiên khi sử dụng, cần tuân thủ theo liều lượng được chỉ định để tránh các rủi ro và tác dụng không mong muốn.

Thuốc kháng histamine H1
Dẫn xuất enthanolamin của thuốc kháng H1 có tác dụng ức chế thần kinh, an thần nhẹ và gây ngủ

Các loại thuốc kháng histamine H1 được dùng trong điều trị mất ngủ, bao gồm Diphenhydramine, Clemastin, Carbinoxamine, Dimenhydrinat,… Nhóm thuốc này có độc tính thấp, tuy nhiên cần thận trọng khi dùng cho người đang sử dụng thuốc hạ huyết áp và trẻ nhỏ.

3. Thuốc an thần

Thuốc an thần là nhóm thuốc có tác dụng điều hòa các hóa chất bên trong não bộ nhằm cải thiện các vấn đề về giấc ngủ như mất ngủ, ngủ không sâu giấc, trằn trọc và hay thường xuyên thức giấc.

Nhóm thuốc này thường được chỉ định trong các trường hợp mất ngủ ngắn hạn và không quá nghiêm trọng. Thông thường, thuốc chỉ được sử dụng dưới 3 ngày. Cần thận trọng khi dùng thuốc cho những trường hợp sau:

  • Mắc các bệnh về phổi như tắc nghẽn phổi mãn tính (COPD), khí phế thũng, viêm phế quản, hen suyễn
  • Nhược cơ
  • Suy gan, thận
  • Ngưng thở khi ngủ
  • Tiền sử mắc các bệnh về tâm thần như trầm cảm, rối loạn lo âu,…
  • Người dưới 18 tuổi

Các loại thuốc ngủ an thần được dùng trong điều trị mất ngủ bao gồm: Zolpidem, Ramelteon, Eszopiclone,…

Tham khảo thêm: Top 5 món canh chữa mất ngủ nên ăn thường xuyên để ngủ ngon hơn

4. Thuốc chống trầm cảm 3 vòng, đa vòng

Thuốc chống trầm cảm 3 vòng, đa vòng là các nhóm thuốc thường được sử dụng trong điều trị trầm cảm. Tuy nhiên nhóm thuốc này có tác dụng an thần, gây ngủ nên còn được sử dụng để điều trị các triệu chứng rối loạn giấc ngủ.

Nhóm thuốc này hoạt động bằng cách ức chế tái hấp thu norepinephrine và serotonin. Các loại thuốc chống trầm cảm thường gặp bao gồm: Amitriptyline, Doxepin, Butriptyline, Clomipramine, Metapramine, Demexiptiline,…

thuốc chống trầm cảm
Thuốc chống trầm cảm hoạt động bằng cách ức chế tái hấp thu norepinephrine và serotonin

Cần tránh dùng thuốc chống trầm cảm cho các trường hợp sau:

  • Giai đoạn hồi phục sau nhồi máu cơ tim
  • Người đang dùng chất ức chế monoamine oxidase (MAO)

5. Thuốc bổ sung Melatonin

Melatonin là hormone được tuyến yên sản sinh nhằm điều hòa chu kỳ ngày đêm, giúp não bộ thư giãn và tạo cảm giác buồn ngủ. Thiếu hụt hormone này là nguyên nhân gây ra chứng khó ngủ ở một số trường hợp – đặc biệt là người bị suy tuyến giáp, thường xuyên thức khuya, rối loạn nội tiết

Tuy nhiên nhóm thuốc ngủ này không được sử dụng trong những trường hợp sau:

  • Người dưới 18 tuổi
  • Phụ nữ mang thai và có mong muốn có thai
  • Người mắc bệnh về gan hoặc thận
  • Người bị trầm cảm – trừ trường hợp có sự cho phép của bác sĩ
thuốc ngủ
Thuốc bổ sung Melatonin giúp tạo cảm giác buồn ngủ và thư giãn hệ thần kinh trung ương

Tham khảo thêm: 10+ thực phẩm chữa mất ngủ cực hay – Ăn là ngủ ngon

Các tác hại thường gặp của thuốc ngủ

Sử dụng thuốc giúp dễ ngủ có thể cải thiện thời gian và chất lượng giấc ngủ. Tuy nhiên việc sử dụng nhóm thuốc này có thể gây ra một số tác hại như:

Thuốc bình thần:

Thuốc kháng histamine H1:

  • Loạn thị giác
  • Ngủ gật
  • Khô miệng

Thuốc an thần:

Thuốc chống trầm cảm:

  • Buồn ngủ
  • Rối loạn chức năng tình dục
  • Thay đổi lượng đường trong máu
  • Tiết dịch sữa
  • Co giật
  • Rối loạn hành vi
các loại thuốc ngủ
Sử dụng thuốc ngủ có thể gây ra một số tác dụng phụ như chóng mặt, đau đầu, tăng đường huyết,…

Thuốc bổ sung Melatonin:

  • Tăng đường huyết
  • Hoa mắt chóng mặt
  • Giảm số lượng và chất lượng tinh trùng
  • Rối loạn tiêu hóa
  • Vú to ở nam giới
  • Tâm trạng chán nản

Ngoài ra khi sử dụng thuốc ngủ, bạn cần thận trọng khi điều khiển máy móc, sử dụng phương tiện giao thông và đưa ra quyết định quan trọng.

Tham khảo thêm: Những cách giảm căng thẳng khi ngủ giúp bạn ngủ ngon hơn

Cách sử dụng thuốc ngủ an toàn

Để giảm rủi ro và tác dụng phụ khi dùng thuốc giúp dễ ngủ, bạn nên lưu ý một số thông tin sau:

  • Chỉ sử dụng thuốc khi được chỉ định bởi bác sĩ chuyên khoa và khi thật sự cần thiết.
  • Tránh sử dụng thuốc cùng với các loại thuốc điều trị huyết áp, tiểu đường, thuốc ức chế hệ thần kinh trung ương… để tránh tương tác. Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa trước khi kết hợp sử dụng.
  • Tránh sử dụng thuốc giúp dễ ngủ cùng với thuốc lá, rượu, bia, cà phê, trà đặc…
  • Nếu cảm thấy tác dụng an thần quá mức, hãy thông báo cho bác sĩ để điều chỉnh liều lượng.
  • Phụ nữ mang thai, đang cho con bú và những người có vấn đề sức khỏe đặc biệt nên cân nhắc lợi ích và rủi ro trước khi sử dụng thuốc.
  • Nếu có phản ứng dị ứng, hãy ngừng sử dụng thuốc và thảo luận với bác sĩ để được thay thế bằng loại thuốc khác.
  • Người cao tuổi có nguy cơ cao gặp tác dụng phụ khi sử dụng thuốc. Họ cần được theo dõi chặt chẽ về nồng độ đường huyết và huyết áp để điều chỉnh liều lượng một cách thích hợp.
Lưu ý khi sử dụng thuốc ngủ
Tránh sử dụng rượu, bia, chất kích thích… trong giai đoạn sử dụng thuốc dễ ngủ

Để tránh tác dụng phụ của thuốc ngủ và tăng nguy cơ tiềm ẩn, người bệnh có thể sử dụng các bài thuốc y học cổ truyền chứa thảo dược. Thuốc y học cổ truyền có khả năng điều trị mất ngủ từ căn nguyên, kết hợp cả điều trị và bồi bổ, mang lại hiệu quả cao.

Chúng giúp ngủ ngon và sâu tự nhiên, không gây mệt mỏi, thành phần hoàn toàn từ thảo dược và được phối chế theo nguyên tắc “quân, thần, tá, sứ”, vô cùng an toàn, không tác dụng phụ, không gây nghiện.

Thuốc ngủ có thể giúp cải thiện các triệu chứng của rối loạn giấc ngủ như mất ngủ, ngủ chập chờn, khó ngủ, ngủ không sâu giấc,… Tuy nhiên, chúng cũng có thể gây ra một số rủi ro và tác hại nghiêm trọng, vì vậy chỉ nên sử dụng trong những trường hợp cần thiết.

Có thể bạn quan tâm:

Chia sẻ:
mất ngủ 1 đêm Mất ngủ 1 đêm có sao không? Làm gì cho khỏe, tỉnh táo?

Nhiều người không gặp phải tình trạng mất ngủ thường xuyên mà thỉnh thoảng họ mới bị mất ngủ 1…

3 Kinh Nghiệm Chữa Mất Ngủ Hiệu Quả Lại Cực Đơn Giản

Mất ngủ, ngủ không sâu giấc khiến người bệnh vô cùng mệt mỏi, không thể tập trung trong công việc.…

Chữa mất ngủ bằng lạc tiên là một trong những phương pháp được sử dụng phổ biến hiện nay Cách chữa mất ngủ bằng cây lạc tiên được nhiều người áp dụng

Chữa mất ngủ bằng cây lạc tiên là một trong những phương pháp được cho là an toàn, lành tính…

Mất ngủ có phải sắp sinh không? Mất ngủ có phải sắp sinh không? Dấu hiệu mẹ cần biết

Mất ngủ có phải sắp sinh không là thắc mắc chung của nhiều người khi bước vào giai đoạn cuối…

Cách để ngủ sớm với 7 mẹo đơn giản, đã thử và thành công

Ngủ sớm không chỉ mang lại nhiều lợi ích tích cực đối với sức khỏe tổng thể, mà còn giúp…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua